Cách thức để đẩy nhanh hơn nữa thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam

Lan Phương (Thực hiện)| 07/10/2021 08:53
Theo dõi ICTVietnam trên

Theo các chuyên gia, đại dịch COVID-19 đã đẩy nhanh thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) tại Việt Nam. Để tiếp tục thúc đẩy TTKDTM tại Việt Nam, bà Winnie Wong, Giám đốc quốc gia của Mastercard tại Việt Nam, Campuchia và Lào đã có những trao đổi với PV Tạp chí TT&TT xung quanh vấn đề này.

Người Việt hào hứng với công nghệ thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt - Ảnh 1.

Bà Winnie Wong: Với 70% dân số sử dụng điện thoại thông minh, phương thức thanh toán QR có nhiều tiềm năng phát triển tại Việt Nam.

PV: Bà cóthể đánh giá về sự phát triển củaTTKDTM tại Việt Nam từ khi đạidịch COVID-19 bùng phát?

Bà Winnie Wong: Thói quen số và sở thích không dùng tiền mặt tại Việt Nam đã gia tăng từ trước đại dịch. Đại dịch đã thúc đẩy hơn nữa điều này, từ đó thay đổi hoàn toàn lối sống và thói quen của tất cả chúng ta. Người dân hiện đang sử dụng TTKDTM nhiều hơn bao giờ hết, đặc biệt là các phương thức thanh toán số, trong các hoạt động thường ngày một cách an toàn hơn mà không cần tiếp xúc. Sự chuyển đổi số (CĐS) này sẽ còn tiếp diễn lâu dài.

Trong năm 2020, với việc người tiêu dùng chuyển sang sử dụng các nền tảng số do các quy định giãn cách xã hội, Việt Nam đã ghi nhận tổng số lượng giao dịch qua hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng đạt hơn 119 triệu món, với tổng giá trị gần 84,3 triệu tỷ đồng, tăng 7,3% so với cùng kỳ năm 2019.

Chi tiêu cho thương mại điện tử (TMĐT) từ đó đã đạt được đà tăng trưởng. Đại dịch đã chứng kiến sự gia tăng theo cấp số nhân trong TTKDTM. Thay vì chỉ đơn giản áp dụng các công nghệ thanh toán mới, người tiêu dùng giờ đây chủ động có những thay đổi dựa trên sự cần thiết, sự an toàn cá nhân, tính bảo mật và sự tiện lợi trong giai đoạn đầy biến động này.

Đại dịch cũng đã thay đổi thói quen chi tiêu của người tiêu dùng. Theo Chỉ số thanh toán mới của Mastercard, 94% người tiêu dùng châu Á - Thái Bình Dương sẽ cân nhắc sử dụng ít nhất một phương thức thanh toán mới nổi, chẳng hạn như mã QR, ví điện tử hoặc di động, gói trả góp, tiền điện tử, sinh trắc học và các phương thức khác trong năm tới.

Trong đó, mã QR tuy không phải là công nghệ mới, nhưng là phương thức đang dần thống lĩnh thị trường. Đại dịch đã thúc đẩy chúng ta sử dụng mã QR theo những cách mới mẻ và đa dạng hơn như truy vết tiếp xúc, khai báo y tế hay thực hiện thanh toán.

Đây chính là cơ hội cho hệ thống thanh toán quốc tế tạo ra cơ sở hạ tầng TTKDTM một cách nhanh chóng và không tốn kém. Xu hướng này sẽ còn tiếp tục tồn tại, ngay cả khi đại dịch qua đi.

Tại Việt Nam, chính phủ đang tiến tới một nền kinh tế số, nơi mọi người dân sẽ có nhận dạng kỹ thuật số với mã QR vào năm 2025. Với 70% dân số sử dụng điện thoại thông minh, phương thức thanh toán QR có nhiều tiềm năng phát triển tại Việt Nam.

Người Việt hào hứng với công nghệ thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt - Ảnh 2.

PV: Theo bà, đâu là những khó khănvà cơ hội khi phát triển TTKDTM tại Việt Nam?

Bà Winnie Wong: Tuy người tiêu dùng Việt Nam rất hào hứng với các phương thức TTKDTM, người dân vẫn có xu hướng phụ thuộc vào tiền mặt, đặc biệt là cho các giao dịch hàng ngày có giá trị thấp, ở các vùng nông thôn và vùng sâu vùng xa. Ưu tiên thanh toán bằng tiền mặt ở Việt Nam cao nhất trong khu vực ASEAN. Năm 2019, hơn 90% các giao dịch mua hàng trực tuyến vẫn được thanh toán khi nhận hàng (COD).

Tương lai của tiền tệ chính là kỹ thuật số. Và đại dịch đã đẩy nhanh bước tiến vào thế giới số, với lối sống và tư duy "ưu tiên kỹ thuật số" của người tiêu dùng. Tuy vậy, sẽ vẫn cần thêm thời gian để nắm bắt những cơ hội nhằm chiếm trọn được cảm tình của người tiêu dùng với TTKDTM.

Cơ hội đến từ việc nâng cao nhận thức cho người tiêu dùng và nỗ lực hơn nữa để giải thích cách thức hoạt động, tính an toàn, và sự thiết lập dễ dàng của thanh toán số. Hệ sinh thái thanh toán kỹ thuật số không chỉ dừng lại ở Việt Nam mà thực chất vô cùng rộng lớn. Để mang lại lợi ích cho tất cả mọi người trong môi trường thanh toán không ngừng thay đổi này, cần có sự phối hợp và hợp tác thành công giữa các bên liên quan.

Cơ hội đến từ các giao dịch không dùng tiền mặt cho người bán, bởi đó mới chính là tương lai của mua sắm - một trải nghiệm thanh toán hoàn toàn được số hóa sẽ mang tới một hành trình liền mạch cho người tiêu dùng, với dịch vụ nhanh chóng hơn và giảm bớt khối lượng công việc cho nhân viên.

Ngoài ra, cơ hội cũng đến từ việc cải thiện cơ sở hạ tầng tài chính, cho phép những người không có tài khoản ngân hàng tham gia vào nền kinh tế số. Việc không có hồ sơ số hay tài khoản ngân hàng đã cản trở việc phân phối viện trợ, cũng như gây khó khăn cho những lao động nhận lương bằng tiền mặt khi phải tới văn phòng hoặc gặp chủ lao động để nhận lương.

Dù vậy, với sự nhanh nhạy và điều kiện thuận lợi, các công ty fintech đang đổi mới và giúp thu hẹp khoảng cách bất bình đẳng giữa những người được và không được tiếp cận với nền kinh tế số. Đồng thời, chính phủ Việt Nam cũng đã có những bước đi tích cực để tích cực thúc đẩy các dịch vụ thanh toán mới như ví di động, ứng dụng di động và ngân hàng trực tuyến.

Chúng tôi cũng nhận thấy những thay đổi được thực hiện để tích hợp thanh toán điện tử vào các dịch vụ của chính phủ, như thanh toán tiện ích, giải ngân quỹ an sinh xã hội và lương hưu. Những sáng kiến này, cùng với tỷ lệ sử dụng Internet và điện thoại thông minh cao, sự phát triển trong lĩnh vực TMĐT, sự gia tăng của ví điện tử, thay đổi thói quen và nhu cầu của người tiêu dùng do đại dịch, đã dẫn đến sự ra đời của một thị trường thanh toán số sôi động. Dựa vào các chỉ số hiện tại, chúng ta có thể kỳ vọng Việt Nam sẽ có tốc độ chuyển đổi từ tiền mặt sang không dùng tiền mặt nhanh hơn trong vài năm tới.

PV:Theo bà, Việt Nam cần làm gì đểthúc đẩy hơn nữaTTKDTM?

Bà Winnie Wong:Thứ nhất, cần thực hiện các sáng kiến nhằm thúc đẩy nhận thức tốt hơn về TTKDTM và thanh toán số, thông qua giáo dục cộng đồng nêu bật những lợi ích và chứng minh mức độ an toàn của TTKDTM. Điều này rất cần thiết để xây dựng niềm tin cho người dùng, giúp họ an tâm sử dụng TTKDTM. Hướng tới nền kinh tế toàn diện, cần phải giúp các tổ chức tài chính mở rộng hơn nữa tới với người dân sống ở các vùng nông thôn và vùng sâu, vùng xa, giúp họ tiếp cận với các phương thức thanh toán hiện đại.

Thứ hai, chúng ta cầnxác định và triển khai các cách thức sáng tạo để khuyến khích người dùng sử dụng thanh toán số cho các mặt hàng chi tiêu hàng ngày có giá trị thấp, nhằm thay đổi thói quen thanh toán. Các ưu đãi có thể ở dạng khuyến mãi khi sử dụng thanh toán điện tử để mua vé xem phim, đặt thực phẩm qua các trang web giao hàng trực tuyến, hay đặt xe. Sự quen thuộc và dễ sử dụng của thanh toán số sau đó sẽ được tích hợp như một phần của cuộc sống thường ngày, thúc đẩy nhanh và mạnh mẽ hơn chuyển đổi sang TTKDTM.

Người Việt hào hứng với công nghệ thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt - Ảnh 3.

Ảnh: Minh Thiện

Tỷ lệ sử dụng tiền mặt cao cũng xuất phát từ thực tế: các doanh nghiệp (DN), đặc biệt là các DN nhỏ và vừa, mới chỉ miễn cưỡng thiết lập thanh toán kỹ thuật số hoặc không hiểu lợi ích đến từ các phương thức này. Cần phải tăng cường hợp tác giữa những các bên trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm ngân hàng, fintech, chính phủ để xây dựng một hệ sinh thái, cũng như hỗ trợ giáo dục các doanh nghiệp về lợi ích hiệu suất của thanh toán kỹ thuật số.

Những lợi ích từ số hóa cho DN có thể kể tới như gia tăng hiệu quả và năng suất hay cung cấp dữ liệu để phân tích thu nhập ròng. Một lợi ích khác chính là cải thiện tương tác với khách hàng - khi bạn thu thập dữ liệu về khách hàng của mình, bạn có thể tạo ra các sản phẩm và dịch vụ phù hợp với từng nhóm sở thích và nhu cầu riêng của họ.

TTKDTM cũng mang lại hy vọng cho ngành du lịch ở Việt Nam, ngành đóng góp một phần đáng kể vào GDP của cả nước. Khi các nước đóng của biên giới, nền kinh tế trong nước phụ thuộc vào du lịch nội địa để tạo sức bật, ngay cả với các lệnh giãn cách liên tục. Vì vậy, với sự chuyển đổi sang tư duy số do đại dịch, lĩnh vực du lịch cần tiếp tục thích nghi và tồn tại trong điều kiện "bình thường mới" (khi biên giới mở cửa trở lại).

Việc thanh toán quốc tế trực tiếp từ tài khoản ngân hàng tại nhà sẽ giúp đảm bảo khách du lịch có thể tận hưởng kỳ nghỉ của họ. Điều này cũng nằm trong kế hoạch của chính phủ, cho phép các ngân hàng địa phương và các công ty thanh toán trung gian hợp tác với các công ty thanh toán trung gian nước ngoài để cung cấp các dịch vụ thanh toán quốc tế, như một phần của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

PV: Bà có thể chia sẻ xu hướng phát triển củaTTKDTM tại Việt Nam và trên thế giới trong tương lai gần?

Bà Winnie Wong: Công nghệ không tiếp xúc đem đến trải nghiệm thanh toán không chạm, bảo mật và nhanh chóng, từ đó giúp đảm bảo an toàn hơn cho người dân. Hơn một năm kể từ khi đại dịch xuất hiện, chúng ta đã chứng kiến rõ ràng sự năng động và khả năng tồn tại của các phương thức thanh toán không tiếp xúc trên toàn cầu.

Chỉ trong quý đầu tiên của năm 2021, Mastercard ghi nhận thêm 1 tỷ giao dịch không tiếp xúc so với cùng kỳ năm 2020, với tổng số giao dịch trực tiếp tăng trưởng gấp đôi tại hơn 100 thị trường.

Nhu cầu ngày càng tăng về các tùy chọn thanh toán, cải thiện nhận thức về mã QR cũng như xu hướng mua sắm trực tuyến, cho thấy một động lực lạc quan để thanh toán không tiếp xúc phát triển. Trong tương lai, mã QR, sinh trắc học và ví điện tử sẽ có xu hướng gia tăng khi người dùng ngày càng hiểu rõ và thoải mái khi sử dụng những công nghệ này, từ đó, giảm sử dụng tiền mặt.

Tại Việt Nam, sự hào hứng của người tiêu dùng đối với hàng loạt công nghệ thanh toán trong năm tới đã và sẽ tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các phương thức TTKDTM trong nước như mã QR, ví điện tử hay di động, thanh toán trả góp, sinh trắc học và các hình thức khác./.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Báo chí quốc tế viết gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?
    Sự kiện Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024 thu hút sự chú ý trong - ngoài nước và cả nhiều cơ quan truyền thông quốc tế.
  • “AI như là một chiếc gương đen”
    Bài báo "AI is the Black Mirror" của Philip Ball cung cấp một cái nhìn chi tiết về trí tuệ nhân tạo (AI) và tác động của nó đến nhận thức con người.
  • Chất lượng thông tin báo chí về kinh tế - Vai trò, yêu cầu thước đo và giải pháp cần có
    Báo chí kinh tế cần là diễn đàn thực thụ cho doanh nghiệp, không chỉ cung cấp thông tin. Thông tin cần chính xác và kịp thời để hỗ trợ doanh nghiệp trong điều chỉnh chiến lược kinh doanh.
  • Những “ngọn đuốc” ở bản
    Ở Tuyên Quang, người có uy tín là những người đi đầu thay đổi nếp nghĩ, cách làm của bà con dân tộc thiểu số (DTTS). Họ như những “ngọn đuốc” đi trước, thắp sáng, lan tỏa tinh thần trách nhiệm, nêu gương với cộng đồng. Gương mẫu, uy tín, những người có uy tín đã và đang góp sức xây dựng bản làng, thôn xóm ngày càng ấm no, giàu mạnh.
  • 5 lý do để tăng cường bảo mật mạng
    Các chương trình an ninh mạng đã phát triển đáng kể trong vài thập kỷ qua. Sự ra đời của điện toán đám mây đã phá vỡ ranh giới an ninh mạng thông thường của của các doanh nghiệp, buộc các tổ chức phải liên tục cập nhật những chiến lược phòng thủ của mình.
Đừng bỏ lỡ
Cách thức để đẩy nhanh hơn nữa thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO