Cải cách hành chính: Cần tăng cường các tiện ích thông minh, nền tảng số

PV| 03/09/2021 18:05
Theo dõi ICTVietnam trên

"Tăng cường ứng dụng CNTT và công nghệ số để chuẩn hóa, đơn giản hóa quy trình nghiệp vụ; cung cấp các tiện ích thông minh hỗ trợ người dân, doanh nghiệp (DN) khi giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính (TTHC)…"

Đó là một trong số các nội dung quan trọng được nêu rõ tại Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 2/9/2021 do Chính phủ mới ban hành về việc đẩy mạnh thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính (CCHC) nhà nước giai đoạn 2021 - 2030.

Chỉ thị nêu rõ, CCHC là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước trong việc đổi mới và phát triển đất nước, đồng thời là giải pháp đột phá góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Thời gian qua, công tác CCHC đã đạt được những kết quả tích cực, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương.

Tuy nhiên, thực tiễn triển khai cũng cho thấy, công tác CCHC ở một số ngành, lĩnh vực, địa phương còn chậm, kết quả chưa cao, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước. Để khắc phục những hạn chế và tích cực, tăng cường việc thực hiện Chương trình đồng bộ, hiệu quả, Chỉ thị yêu cầu:

Sự hài lòng của người dân làm thước đo đánh giá chất lượng hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện Chương trình tổng thể và chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về kết quả, tiến độ thực hiện nhiệm vụ CCHC được giao.

Cùng với đó, các bộ, ngành, địa phương tăng cường quán triệt sâu sắc chủ trương, đường lối của Đảng về đẩy mạnh CCHC, xây dựng nền hành chính phục vụ nhân dân, dân chủ, chuyên nghiệp, hiện đại, trong sạch, vững mạnh, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, có năng lực kiến tạo phát triển.

Cải cách hành chính: Cần tăng cường các tiện ích thông minh, nền tảng số - Ảnh 1.

Hướng dẫn người dân tra cứu thông tin quy hoạch tại bộ phận "một cửa" quận Long Biên. Ảnh Viết Thành

Các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác theo dõi, đánh giá Chỉ số cải CCHC hàng năm; lấy người dân làm trung tâm và sự hài lòng của người dân làm thước đo đánh giá chất lượng hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước.

Đặc biệt, đối với các vấn đề mới, chưa có quy định hoặc quy định đã vượt qua thực tiễn cần mạnh dạn thí điểm, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, mở rộng dần, không cầu toàn, không nóng vội. "CCHC là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, do vậy cần tăng cường vai trò lãnh đạo của các cấp ủy đảng và sự đồng thuận, thống nhất của người dân, tổ chức và xã hội trong thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ CCHC", Chỉ thị nhấn mạnh.

Hoàn thiện thể chế về kinh doanh, cạnh tranh, tạo điều kiện thuận lợi cho DN phát triển

Đối với các vấn đề phát triển kinh tế, Chỉ thị nêu rõ cần tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, khơi thông nguồn lực, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh bình đẳng, thông thoáng, thuận lợi; hoàn thiện thể chế về kinh doanh và cạnh tranh, tạo điều kiện thuận lợi cho DN phát triển lành mạnh, giảm thiểu chi phí giao dịch phi chính thức; khẩn trương hoàn thành rà soát, thống kê, đánh giá và đề xuất phương án cắt giảm, đơn giản hóa các quy định, chi phí tuân thủ liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi quản lý, bảo đảm chất lượng, hiệu quả và đúng tiến độ...

Đối với vấn đề cán bộ, công chức, viên chức, tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá kết quả, trách nhiệm của từng cá nhân, tổ chức trong triển khai từng nhiệm vụ CCHC; siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính trong thực thi công vụ, nhiệm vụ; thường xuyên theo dõi, chấn chỉnh tác phong, lề lối và thái độ làm việc của công chức tại Bộ phận một cửa các cấp; xây dựng hình ảnh đội ngũ công chức chuyên nghiệp, trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương, thân thiện và tận tình phục vụ nhân dân...

Chỉ thị cũng yêu cầu cần tổ chức tốt việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ TTHC thuộc phạm vi quản lý của bộ, ngành, địa phương; giảm tỷ lệ trễ hẹn trong giải quyết hồ sơ; nghiêm túc thực hiện việc xin lỗi người dân, tổ chức khi để xảy ra trễ hẹn.

Đẩy mạnh phân cấp trong giải quyết TTHC

Bên cạnh đó, Chỉ thị yêu cầu cần đảm bảo thường xuyên theo dõi, chấn chỉnh tác phong, lề lối và thái độ làm việc của công chức tại Bộ phận một cửa các cấp; xây dựng hình ảnh đội ngũ công chức chuyên nghiệp, trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương, thân thiện và tận tình phục vụ nhân dân; khẩn trương hoàn thành việc rà soát, sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy và kiện toàn chức năng, nhiệm vụ các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập theo các quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Cải cách hành chính: Cần tăng cường các tiện ích thông minh, nền tảng số - Ảnh 2.

CCHC cần xác định lấy người dân làm trung tâm và sự hài lòng của người dân làm thước đo đánh giá chất lượng hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước (Ảnh minh họa Internet)

Đẩy mạnh phân cấp trong giải quyết TTHC phải theo hướng cấp nào sát cơ sở, sát nhân dân nhất thì giao cho cấp đó giải quyết, đảm bảo nguyên tắc quản lý ngành, lãnh thổ, không để tình trạng nhiều tầng nấc, kéo dài thời gian giải quyết và gây nhũng nhiễu, tiêu cực, phiền hà cho nhân dân.

Tiến độ xây dựng, ban hành các văn bản hướng dẫn về xác định vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức, vị trí việc làm và cơ cấu viên chức theo quy định của Chính phủ cần được đẩy nhanh. Các quy định về quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý cần được thực hiện nghiêm; bảo đảm cơ chế cạnh tranh lành mạnh, dân chủ, công khai, minh bạch trong tuyển dụng, bổ nhiệm, đề bạt công chức, viên chức. Thanh tra, kiểm tra cần được tăng cường để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm những trường hợp sai phạm trong tuyển dụng, bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ, công chức, viên chức.

Hoàn thiện khung pháp lý và các cơ sở dữ liệu quốc gia, các nền tảng ứng dụng số

Chỉ thị cũng yêu cầu tăng cường ứng dụng CNTT và công nghệ số để chuẩn hóa, đơn giản hóa quy trình nghiệp vụ; tích hợp các mẫu đơn, tờ khai và các giấy tờ có nội dung thông tin trùng lặp; cung cấp các tiện ích thông minh, nền tảng số hỗ trợ người dân, DN  khi giải quyết hồ sơ TTHC.

Nguồn lực cần được ưu tiên, tập trung triển khai thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số theo lộ trình, trong đó tập trung hoàn thiện khung pháp lý và các cơ sở dữ liệu quốc gia, các nền tảng ứng dụng số nhằm đổi mới mạnh mẽ phương thức chỉ đạo điều hành, quản lý từ thủ công truyền thống chuyển sang điện tử và dựa trên dữ liệu số, nâng cao chất lượng hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và chất lượng cung ứng dịch vụ công cho người dân, tổ chức trên môi trường số.

Như vậy, với những yêu cầu Chỉ thị thị nêu, thì giờ đây nhiệm vụ của chúng ta là nghiêm túc, nỗ lực, quyết tâm triển khai, thực hiện và chỉ khi làm tốt các yêu cầu, nhiệm vụ này, chúng ta chắc chắn thu được nhiều thành quả hơn nữa trong công tác CCHC; sớm hiện thực hóa mục tiêu xây dựng nền hành chính dân chủ, chuyên nghiệp, hiện đại, phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu của người dân và xã hội. Điều quan trọng hơn, Chỉ  thị  giúp chúng ta đi đúng trên con đường định hướng, hướng đến mục tiêu phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số kiến tạo trong tương lai gần./.

Bài liên quan
  • Vĩnh Long cải cách hành chính hướng tới sự nghiệp đổi mới
    Hiện nay trên toàn tỉnh Vĩnh Long công tác cải cách thủ tục hành chính tiếp tục được lãnh đạo tỉnh Vĩnh Long quan tâm chỉ đạo sâu sát, kịp thời và thường xuyên. Qua đó, tháo gỡ kịp thời những khó khăn vướng mắc của các cơ quan đơn vị đã góp phần thực hiện hoàn thành các nhiệm vụ cải cách hành chính đã đề ra.
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Vượt qua hơn 1.000 doanh nghiệp, Bưu điện Việt Nam đạt giải Thương hiệu Quốc gia 2024
    Đây là lần thứ 2 liên tiếp Bưu điện Việt Nam vinh dự nhận giải thưởng danh giá này bởi những thành tựu lớn trong lĩnh vực logistics, bưu chính chuyển phát tại Việt Nam và Quốc tế.
  • 5G và những thay đổi toàn diện trong xây dựng thành phố thông minh
    Với tốc độ cực cao, độ trễ cực thấp, băng thông rộng và kết nối mật độ cực lớn, 5G là hạ tầng cốt lõi hỗ trợ toàn diện cho sự đổi mới và phát triển của thành phố thông minh trên tất cả các lĩnh vực, tác động tích cực vào công tác xây dựng và quản lý thành phố, tạo ra một môi trường sống tiện nghi, bền vững và an toàn hơn bao giờ hết.
  • Người giữ bình yên nơi vùng cao
    Huyện Sơn Động là huyện vùng cao của tỉnh Bắc Giang, có tỷ lệ người dân tộc thiểu số (DTTS) cao nhất tỉnh, chiếm 56,92%, với địa hình rừng núi, giao thông đi lại khó khăn, phong tục tập quán, bản sắc văn hóa đa dạng chính vì vậy công tác đảm bảo an ninh trật tự ở các bản làng luôn là nhiệm vụ được các cấp ủy Đảng quan tâm. Do đó, đội ngũ già làng, trưởng bản, người uy tín luôn là đội ngũ nòng cốt góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, giữ gìn an ninh trật tự xã hội trong cộng đồng.
  • Tuyên Quang: Kiên trì phương châm “mưa dầm thấm lâu” để nâng cao kiến thức pháp luật cho đồng bào vùng DTTS&MN
    Với phương châm “mưa dầm thấm lâu”, những năm qua, các cấp chính quyền tỉnh Tuyên Quang đã đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền, góp phần giúp các kiến thức pháp luật về mọi mặt của đời sống ngày một đến gần hơn với người dân (đặc biệt là vùng đồng bào DTTS&MN).
  • Malaysia gây “sốc” khi trao giấy phép mạng 5G thứ hai
    Câu chuyện 5G của Malaysia đã có một bước ngoặt bất ngờ khi cơ quan quản lý nước này trao giấy phép triển khai mạng 5G thứ hai cho nhà mạng nhỏ nhất của đất nước là U Mobile.
Đừng bỏ lỡ
Cải cách hành chính: Cần tăng cường các tiện ích thông minh, nền tảng số
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO