Cần chính sách hiệu quả để tiếp tục đẩy mạnh phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

PV| 27/07/2022 14:34
Theo dõi ICTVietnam trên

Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là vùng có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh. Việc tổng kết thực hiện Nghị quyết 53-NQ/TW và Kết luận 27-KL/TW có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá chặng đường 15 năm vừa qua và xác định con đường phát triển cho vùng trong giai đoạn sắp tới.

Tăng trưởng GRDP chiếm tỷ trọng cao nhất trong GDP cả nước

Vùng Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam bao gồm Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) và các tỉnh: Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang. Đây là vùng có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại; với diện tích trên 30,5 ngàn km2 (9,2% diện tích của cả nước); dân số khoảng 21,9 triệu người (22% dân số cả nước); GRDP chiếm hơn 35% cả nước; đóng góp trên 40% tổng thu ngân sách; thu nhập bình quân đầu người cao gấp 1,58 lần, đô thị hóa gấp 1,8 lần trung bình cả nước.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nói chung và vùng Đông Nam Bộ nói riêng đã đạt được nhiều thành tựu trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị và bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Vùng tiếp tục là cực tăng trưởng với quy mô GRDP chiếm tỷ trọng cao nhất trong GDP cả nước; thu nhập bình quân đầu người cao nhất cả nước. Cơ cấu kinh tế dịch chuyển theo hướng hiện đại, tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo có xu hướng tăng, tỷ trọng khu vực dịch vụ tăng cao; tốc độ tăng trưởng khu vực dịch vụ, năng suất lao động đạt mức cao nhất cả nước. Năng suất lao động đạt mức cao nhất cả nước. Kinh tế tư nhân của vùng phát triển năng động, mạnh mẽ; là địa bàn thu hút FDI, phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất lớn nhất cả nước.

Diện mạo đô thị ngày càng đổi mới, hiện đại; tốc độ đô thị hóa nhanh, làm thay đổi bộ mặt nông thôn trong vùng. Hệ thống đô thị đã được phát triển và phân bố hợp lý tạo sự liên kết mang tính hệ thống giữa các đô thị trong vùng. Vùng đang dần trở thành "bệ đỡ" cho phát triển vùng Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long; là cửa ngõ giao thương của khu vực phía Nam và cả nước.

Bên cạnh đó, lĩnh vực văn hóa, xã hội của vùng có bước phát triển khá và đạt trình độ cao so với mặt bằng chung của cả nước. Tỉ lệ lao động qua đào tạo cao ở mức hàng đầu cả nước. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng lên; thu nhập bình quân đầu người cao nhất cả nước. Lĩnh vực y tế được cải thiện, nhất là y tế chuyên sâu đã có những thành tựu ngang tầm khu vực và thế giới.

Hoạt động khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo đã đạt được một số thành tựu nổi bật. Trong đó, TP.HCM dần trở thành trung tâm khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và công nghệ thông tin của vùng và cả nước.

Công tác cải cách hành chính và cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh có bước chuyển biến tích cực theo hướng phục vụ, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Công tác xây dựng Đảng được quan tâm. Quốc phòng an ninh được giữ vững, trật tự an toàn xã hội có tiến bộ, khối đại đoàn kết toàn dân được củng cố.

Tuy nhiên, Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam còn có những hạn chế nhất định, nhiều chỉ tiêu đặt ra chưa đạt được. Công nghiệp phát triển nhanh nhưng thiếu tính bền vững và đồng bộ; chủ yếu là gia công, lắp ráp, giá trị gia tăng thấp; phân bố các khu công nghiệp, khu chế xuất chưa hợp lý; các ngành dịch vụ cao cấp, chất lượng cao chưa đáp ứng yêu cầu phát triển. Kết cấu hạ tầng vùng, liên vùng còn thiếu và yếu, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển, tính kết nối và đồng bộ còn yếu. Hệ thống giao thông quá tải, tắc nghẽn. Tình trạng ngập úng thường xuyên...

Theo Bộ Giao thông vận tải, trong những năm qua, tốc độ phát triển hạ tầng giao thông của vùng chậm hơn tốc độ phát triển kinh tế và đây là một nguyên nhân dẫn tới tốc độ tăng trưởng của vùng chậm lại. Trong nhiệm kỳ này, Quốc hội, Chính phủ đã quan tâm bố trí khoảng 120.000 tỷ đồng vốn ngân sách để đầu tư cho các dự án hạ tầng giao thông chiến lược trong vùng và liên vùng, cùng với đó là một số dự án hợp tác công tư (PPP).

Từ nay tới năm 2025, sẽ hoàn thành đưa vào khai thác tuyến cao tốc Bến Lức-Long Thành, tuyến TP.HCM-Cần Thơ (đoạn Mỹ Thuận-Cần Thơ và cầu Mỹ Thuận 2), tuyến cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu; thu xếp nguồn vốn để khởi công các tuyến đường vành đai 4, tuyến cao tốc TP.HCM-Mộc Bài, tuyến cao tốc TP.HCM-Thủ Dầu Một-Chơn Thành, tiếp tục đầu tư mở rộng tuyến cao tốc TP.HCM-Long Thành-Dầu Giây.

Ngoài ra, các cơ quan đang triển khai các giải pháp đồng bộ để nâng công suất sân bay Tân Sơn Nhất lên 50 triệu hành khách mỗi năm; đồng thời quyết liệt thúc đẩy dự án sân bay Long Thành để đưa vào khai thác giai đoạn 1 vào năm 2025 với 25 triệu khách...

Cần cơ chế, chính sách hiệu quả để đẩy mạnh phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam - Ảnh 1.

TP.HCM dần trở thành trung tâm khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và công nghệ thông tin của vùng và cả nước.

Đi đầu trong chuyển đổi mô hình tăng trưởng

Các chuyên gia cho rằng, vùng Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có nhiều tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh. Vùng có đầy đủ điều kiện để đi đầu trong chuyển đổi mô hình tăng trưởng, xây dựng kinh tế số, xã hội số; sản xuất các sản phẩm điện, điện tử, công nghiệp chế biến, chế tạo, tài chính ngân hàng, bất động sản, khoa học, công nghệ và hệ sinh thái đổi mới sáng tạo; nâng cao khả năng kết nối hạ tầng vùng, tạo động lực liên kết, lan toả thúc đẩy hợp tác và phát triển với các vùng lân cận. Đồng thời, phải nhìn nhận đúng đắn, đầy đủ các thách thức đang đặt ra đối với nước ta nói chung và với vùng nói riêng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, thực tiễn đã khẳng định Nghị quyết 53 và Kết luận 27 là đúng hướng, đã thực sự đi vào cuộc sống và phát huy tác dụng, hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, củng cố niềm tin với Đảng và Nhà nước. Trong tình hình, bối cảnh mới, căn cứ Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và đòi hỏi của thực tiễn, cần xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành Nghị quyết mới xứng tầm, phù hợp thực tế hơn về phát triển vùng.

"Các chủ trương, đường lối của Đảng đã rất rõ, vấn đề là phải tiếp tục tổ chức thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao; giải quyết các khó khăn, vướng mắc theo hướng rõ trách nhiệm, địa chỉ; những vấn đề chưa có quy định hoặc vượt quy định thì mạnh dạn thí điểm, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, mở rộng dần, không cầu toàn, không nóng vội; phát huy tính chủ động của các địa phương nhưng phát huy sức mạnh tổng hợp của cả vùng…", Thủ tướng khẳng định.

Thủ tướng nhấn mạnh, Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam cần tập trung 3 khâu đột phá chiến lược (xây dựng và hoàn thiện thể chế; đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; xây dựng kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông, hạ tầng số…).

Đồng thời, cách thức tổ chức thực hiện liên kết cần chặt chẽ, hiệu quả hơn, cần một cơ chế điều phối, "nhạc trưởng" cho liên kết vùng phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, nâng cao tính tự lực, tự cường của mỗi địa phương, cơ quan, đơn vị…

Cùng với đó là cần có các cơ chế, chính sách hiệu quả để huy động và sử dụng các nguồn lực, lấy đầu tư công dẫn dắt và kích hoạt mọi nguồn lực trong xã hội. Phát triển hài hòa giữa chính trị, kinh tế, văn hóa, môi trường, an sinh xã hội; giữ vững độc lập, chủ quyền, ổn định chính trị, an ninh quốc phòng, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ ngày càng cao gắn với tích cực, chủ động hội nhập quốc tế thực chất, sâu rộng, hiệu quả...

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Báo chí quốc tế viết gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?
    Sự kiện Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024 thu hút sự chú ý trong - ngoài nước và cả nhiều cơ quan truyền thông quốc tế.
  • “AI như là một chiếc gương đen”
    Bài báo "AI is the Black Mirror" của Philip Ball cung cấp một cái nhìn chi tiết về trí tuệ nhân tạo (AI) và tác động của nó đến nhận thức con người.
  • Chất lượng thông tin báo chí về kinh tế - Vai trò, yêu cầu thước đo và giải pháp cần có
    Báo chí kinh tế cần là diễn đàn thực thụ cho doanh nghiệp, không chỉ cung cấp thông tin. Thông tin cần chính xác và kịp thời để hỗ trợ doanh nghiệp trong điều chỉnh chiến lược kinh doanh.
  • Những “ngọn đuốc” ở bản
    Ở Tuyên Quang, người có uy tín là những người đi đầu thay đổi nếp nghĩ, cách làm của bà con dân tộc thiểu số (DTTS). Họ như những “ngọn đuốc” đi trước, thắp sáng, lan tỏa tinh thần trách nhiệm, nêu gương với cộng đồng. Gương mẫu, uy tín, những người có uy tín đã và đang góp sức xây dựng bản làng, thôn xóm ngày càng ấm no, giàu mạnh.
  • 5 lý do để tăng cường bảo mật mạng
    Các chương trình an ninh mạng đã phát triển đáng kể trong vài thập kỷ qua. Sự ra đời của điện toán đám mây đã phá vỡ ranh giới an ninh mạng thông thường của của các doanh nghiệp, buộc các tổ chức phải liên tục cập nhật những chiến lược phòng thủ của mình.
Đừng bỏ lỡ
Cần chính sách hiệu quả để tiếp tục đẩy mạnh phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO