Chuyển đổi số

Cần Thơ lan tỏa hoạt động triển khai chính phủ số tới người dân

Minh Thiện 04:57 01/12/2023

TP. Cần Thơ đang đẩy mạnh triển khai chuyển đổi số (CĐS) trong hầu hết các lĩnh vực. Thành phố cũng tích cực đưa chính phủ số tiếp cận tới từng người dân.

Đẩy mạnh tuyên truyền để dân biết, dân sử dụng

Các quận, huyện trên địa bàn TP. Cần Thơ đang tập trung đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số (CÐS), triển khai trên 3 trụ cột: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số. Từ đó, mang lại nhiều tiện ích cho cả chính quyền và người dân

Trong năm 2023, CĐS tại TP. Cần Thơ có sự lan tỏa mạnh ở các cấp, các ngành, các địa phương và tới từng người dân. Các ứng dụng nền tảng số phục vụ đời sống xã hội, qua đó góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng.

Các hoạt động hội nghị, cuộc họp trực tuyến được triển khai ổn định từ quận đến các phường. Việc sử dụng phần mềm quản lý văn bản, chữ ký số, phần mềm chuyên ngành… của cán bộ, công chức, viên chức trong các phòng, ban, ngành, đơn vị sự nghiệp và UBND các phường được thực hiện tốt.

Công chức tại Bộ phận Một cửa từ quận đến phường được bố trí máy tính, máy in phục vụ việc tiếp nhận, xử lý hồ sơ thủ tục hành chính (TTHC). Khu vực tiếp nhận và trả kết quả được chia thành từng quầy tương ứng với từng lĩnh vực khác nhau, bố trí đủ ghế ngồi chờ, bàn để viết; khu vực làm việc của Bộ phận Một cửa được lắp đặt camera theo dõi, có kết nối với cơ quan cấp trên và trong toàn hệ thống; có hệ thống xếp hàng, lấy số tự động.

tntn.jpg
Các thanh niên tình nguyện hướng dẫn người dân giải quyết TTHC tại bộ phận một cửa UBND quận Bình Thủy (Cần Thơ)

Năm 2023 là năm thứ 3 Bộ TT&TT đánh giá chỉ số (DTI) của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. DTI 2022 của TP. Cần Thơ có giá trị 0,6924, tăng trưởng giá trị 20,8% so với DTI 2021 (0,794), xếp hạng 5/63 tỉnh, thành phố cả nước, tăng 10 bậc so với năm 2021 (xếp hạng 15).

Trong đó, 3 trụ cột là chính quyền số xếp hạng 5 (tăng 16 bậc so với xếp hạng 21 của năm 2021), kinh tế số xếp hạng 2 (tăng 9 bậc so với xếp hạng 11 của năm 2021), xã hội số xếp hạng 5 (tăng 8 bậc so với xếp hạng 13 của năm 2021).

TP. Cần Thơ đã có chuyên trang về CĐS, với tần suất ít nhất 1 tin, bài/tuần nhằm tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân và doanh nghiệp về hoạt động CĐS ở thành phố.

Chuyên mục “Chuyển đổi số” trên Cổng thông tin điện tử thành phố được cập nhật tin, bài thường xuyên. Đồng thời, thành phố có kênh CĐS Cần Thơ trên YouTube, thường xuyên đăng tải các video clip hướng dẫn người dân thực hiện nộp hồ sơ dịch vụ công trực tuyến, thanh toán trực tuyến...

Cần Thơ đã huy động treo băng rôn tuyên truyền tại trụ sở cơ quan nhà nước, trên các tuyến đường chính; website của địa phương, Zalo, Facebook cá nhân, thành viên Tổ công nghệ số cộng đồng; tuyên truyền trên đài truyền thanh và tuyên truyền lưu động về CĐS của thành phố.

Đồng thời, thành phố đã tổ chức cuộc thi “Đánh giá năng lực ứng dụng công nghệ thông tin, CĐS năm 2023” với hơn 550 lãnh đạo các đơn vị thuộc các cơ quan chuyên môn của UBND cấp thành phố, quận, huyện, xã, phường, thị trấn tham gia.

Thành phố cũng phát động phong trào “Tuổi trẻ Cần Thơ tiên phong CĐS”. Từ cuối tháng 2/2023, các cấp bộ Đoàn trên toàn thành phố sôi nổi triển khai 125 hoạt động CĐS, hỗ trợ 50.996 người dân tiếp cận, thụ hưởng, tiêu biểu như: 83/83 đội thanh niên tình nguyện CĐS cộng đồng tiếp tục hỗ trợ người dân trong chương trình CĐS quốc gia; ra mắt website và khánh thành Công trình thanh niên “Giới thiệu di tích lịch sử - văn hóa TP. Cần Thơ trên nền tảng số”; ra quân Tổ CĐS cộng đồng tuyên truyền thực hiện Chợ giao dịch không dùng tiền mặt…

huong-dan-thanh-toan.jpg
Đoàn viên, thanh niên Bệnh viện Đa khoa quận Ô Môn hướng dẫn người dân thanh toán viện phí qua thẻ ngân hàng

Thành phố cũng tổ chức nhiều hội thảo, hội nghị, tọa đàm về CĐS như: Phụ nữ CĐS, thanh niên CĐS, thanh toán không dùng tiền mặt, tiền năng nhân lực CĐS, CĐS trong du lịch.... Một số quận, huyện cũng tổ chức các hội nghị, tập huấn nâng cao nhận thức CĐS cho ngành, địa phương mình.

Thử nghiệm nền tảng Công dân số

Cuối tháng 11/2023, Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính và CĐS TP. Cần Thơ chính thức công bố thử nghiệm nền tảng Công dân số.

Ông Huỳnh Hoàng Mến, Giám đốc Sở TT&TT Cần Thơ - cho biết: Trong thời gian qua, thành phố đã tập trung mọi nguồn lực cho CĐS. Hiện Thành phố đang tích cực triển khai thực hiện Nghị định số 47/2020/NĐ-CP về quản lý và kết nối, chia sẻ dữ liệu số trong cơ quan nhà nước. Cần Thơ cũng đang xây dựng kế hoạch nhằm hoạch định chiến lược phát triển dữ liệu; thực hiện, kết nối, chia sẻ; cung cấp dữ liệu mở cho người dân và doanh nghiệp (DN) khai thác sử dụng; liên thông các hệ thống thông tin,

can-tho5-01.jpg
Giao diện nền tàng Công dân số

Người dân Cần Thơ sử dụng nền tảng truy cập tại địa chỉ: congdanso.cantho.gov.vn và app Công dân số Cần Thơ trên kho dữ liệu CH Play và App Store…

Sở TT&TT Cần Thơ đề xuất tích hợp đầy đủ CSDL công dân quốc gia; sở, ban, ngành trên địa bàn TP phối hợp chia sẻ dữ liệu nguồn chuyên ngành để phục vụ phát triển các dịch vụ và tiện ích số cho người dân thuận tiện khai thác; Ban hành Quy chế quản lý, vận hành, khai thác hệ thống nền tảng Công dân số Cần Thơ; phối hợp các tổ công nghệ số cộng đồng đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn, khuyến khích người dân ứng dụng…

Đối với nền tảng này, cho phép người dân có quyền và trách nhiệm trong môi trường số của mình và hình thành kho dữ liệu để người dân có thể quản lý toàn bộ hồ sơ, giấy tờ cũng như các tài liệu liên quan tới công dân. Qua đó, thúc đẩy người dân sử dụng dịch vụ công thường xuyên, hàng ngày với nhiều giao dịch tiện ích.

Hoàn thiện hành lang pháp lý

Khung pháp lý đầy đủ, an toàn thông tin mạng cùng với nền tảng số quản trị tổng thể, thống nhất toàn thành phố... là những điểm mạnh giúp Cần Thơ bứt phá về CĐS.

Cần Thơ về cơ bản đã hoàn thiện đầy đủ khung pháp lý về CĐS như: Nghị quyết của Thành ủy về CĐS thành phố đến năm 2025; Kế hoạch 5 năm của UBND thành phố về CĐS đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Thành phố đã thành lập Ban chỉ đạo Cải cách hành chính và CĐS; thành lập Tổ công tác giúp việc Ban Chỉ đạo; Tổ Công nghệ số cộng đồng tại tất cả các ấp, khu vực để triển khai thực hiện.

Cần Thơ về cơ bản đã hoàn thiện đầy đủ khung pháp lý về CĐS như: Nghị quyết của Thành ủy về CĐS thành phố đến năm 2025; Kế hoạch 5 năm của UBND thành phố về CĐS đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Thành phố đã thành lập Ban chỉ đạo Cải cách hành chính và CĐS; thành lập Tổ công tác giúp việc Ban Chỉ đạo; Tổ Công nghệ số cộng đồng tại tất cả các ấp, khu vực để triển khai thực hiện.

Đồng thời, Cần Thơ ban hành Bộ chỉ số CĐS của thành phố cho 3 cấp (cấp sở, cấp huyện, cấp xã); ban hành quyết định về giao chỉ tiêu tỷ lệ hồ sơ trực tuyến với từng ngành và địa phương.

nguyen-huu-thanh-binh.jpg
Ông Nguyễn Hữu Thanh Bình, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông TP Cần Thơ

Ông Nguyễn Hữu Thanh Bình, Phó Giám đốc Sở TT&TT TP. Cần Thơ khẳng định: Lĩnh vực đảm bảo An toàn thông tin (ATTT) mạng được quan tâm và chú trọng. Thành phố đã phê duyệt 54/57 hồ sơ đề xuất an toàn hệ thống thông tin; triển khai thí điểm Trung tâm điều hành, giám sát an toàn, an ninh mạng (SOC); nâng cấp các thiết bị ATTT tại Trung tâm dữ liệu, triển khai thuê dịch vụ phòng, chống mã độc tập trung cho máy chủ, máy trạm của tất cả các cơ quan nhà nước./.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Cần Thơ lan tỏa hoạt động triển khai chính phủ số tới người dân
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO