Tại sự kiện Secutech Vietnam 2023 vừa được tổ chức, Quantum cùng với Nessar Việt Nam đã giới thiệu nền tảng giám sát CCTV toàn diện và hợp nhất (Unified Surveillance Platform - HCI).
Là một tỉnh có chi phí đầu tư cho phát triển hạ tầng VT-CNTT còn hạn hẹp nhưng bằng sự nỗ lực, quyết tâm cao, UBND tỉnh Quảng Bình đã đẩy mạnh ứng dụng CNTT, hướng tới xây dựng chính quyền điện tử (CQĐT) nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan nhà nước (CQNN).
Nền tảng "Make in Vietnam" akaMES - giải pháp đang ứng dụng giúp giảm 70% chi phí đầu tư của nhà máy Vinfast, đã được nhận giải Vàng Globee cho lĩnh vực Sản phẩm và Dịch vụ công nghệ dành cho dây chuyền sản xuất tại IT World Awards lần thứ 16.
Tại Hội nghị trực tuyến tổng kết đánh giá thi hành Luật Viễn thông diễn ra ngày 23/6/2021, Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm đã đề nghị nghiên cứu bổ sung và phân loại dịch vụ viễn thông phù hợp, thúc đẩy sáng tạo, phát triển các dịch vụ mới trên nền tảng 4G/5G.
Việc hợp tác này nhằm sớm đưa mạng 5G triển khai thương mại toàn quốc, đồng thời đảm bảo mỹ quan đô thị, xã hội nói chung và tăng cường hiệu quả đầu tư hạ tầng của chính các nhà mạng.
Được ra mắt từ năm 2012 khi thị trường Cloud Việt Nam vẫn còn sơ khai, Phó TGĐ VCCorp Nguyễn Việt Hùng cho rằng, với việc phục vụ “trơn tru” hơn 50 triệu người dùng các của công ty cũng như từng phục vụ hơn 1 tỷ lượt xem cùng lúc cho sự kiện Paris Motor show, các sản phẩm “Make in Vietnam” như BizFly Cloud sở hữu công nghệ không thua kém và hoàn toàn tự tin cạnh tranh với các công ty nước ngoài.
Theo thống kê của Cục An toàn thông tin - Bộ Thông tin và Truyền thông, trong năm 2020 đã ghi nhận 5.168 cuộc tấn công mạng gây ra sự cố vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam (1.778 cuộc Phishing, 1.699 cuộc Deface, 1.691 cuộc Malware), giảm 0,15% so với năm 2019.
Là một trong số 15 sản phẩm, giải pháp của Tập đoàn VNPT được vinh danh tại Giải thưởng Sao Khuê 2021, VNPT Smart IR là phần mềm phát hiện, phòng chống mã độc đầu tiên tại Việt Nam cung cấp tính năng kiểm soát tuân thủ các quy định ATTT trong nội bộ doanh nghiệp…
Ngành dịch vụ Logistics có vai trò thiết yếu, là ngành dịch vụ mũi nhọn, có giá trị gia tăng cao, làm nền tảng cho phát triển thương mại, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
Được thế giới coi là công nghệ tiên phong trong làn sóng cách mạng công nghiệp 4.0, điện toán đám mây (ĐTĐM) bắt đầu được ứng dụng rộng rãi tại Việt Nam. Chuyển đổi số (CĐS), bao gồm CĐS trong khu vực công do đó cần hiểu đúng, nhìn nhận đúng vai trò công nghệ cốt lõi này, cũng như có những chính sách phù hợp mang tính thúc đẩy ở cấp độ quốc gia.
Không ít mô hình dưa lưới áp dụng công nghệ cao đã ra đời, không những mang lại năng suất gấp 4-5 lần so với phương thức truyền thống mà mẫu mã bắt mắt hơn và giá cũng “xắt ra miếng”.
Để thúc đẩy chuyển đổi số (CĐS) cho doanh nghiệp (DN), đặc biệt là DN nhỏ và vừa (SME) và DN siêu nhỏ, mới đây các chuyên gia CNTT đã có những chia sẻ về các băn khoăn CĐS trong Chương trình hỗ trợ DN nhỏ và vừa CĐS vừa được công bố. Chương trình có tên gọi SMEdx được Bộ TT&TT triển khai xuyên suốt cả năm 2021.
Báo cáo Future Series mới đây của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) nhấn mạnh sự gia tăng các mối đe dọa an ninh mạng trong môi trường công nghệ mới. Điều này đòi hỏi sự thay đổi hành động và hợp tác mạnh mẽ của các cộng đồng quốc tế đối với an ninh mạng.
Trong thời đại vạn vật được kết nối Internet, việc đảm bảo an toàn trên không gian mạng trở thành một thách thức không nhỏ. Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp (DN) công nghệ Việt đang tham gia tích cực và bước đầu khẳng định năng lực của mình trong lĩnh vực an toàn thông tin (ATTT).
Theo ông Nguyễn Văn Khoa, CEO FPT, chuyển đổi số là con đường sống còn của các DN để tái cấu trúc và tăng trưởng doanh thu. Ngay cả với FPT, chuyển đổi số đã giúp công ty tăng trưởng doanh thu năm 2020 ở mức 10% và tăng năng suất lao động 10%.