LuậtViễn thông thúc đẩy cạnh tranh, phát triển cơ sở hạ tầng mạng viễn thông hiện đại
Luật Viễn thông, được Quốc hội khóa XII thông qua tại kỳ họp thứ 6 ngày 23/11/2009 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2010, có ý nghĩa rất quan trọng đối với tiến trình phát triển, hội nhập của nền kinh tế nói chung và ngành viễn thông nói riêng. Đây là sự kiện đánh dấu bước phát triển mới của pháp luật về viễn thông ở nước ta, đặc biệt là trước xu thế toàn cầu hóa.
Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm nhấn mạnh: Sau hơn 10 năm áp dụng, Luật Viễn thông và các văn bản hướng dẫn thi hành đã giúp thúc đẩy cạnh tranh, phát triển cơ sở hạ tầng mạng viễn thông hiện đại, phát triển thị trường viễn thông với đa dạng các dịch vụ, đáp ứng nhu cầu của người sử dụng và nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong hội nhập kinh tế quốc tế, góp phần đảm bảo an ninh và toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam.
Việt Nam là một trong những nước có thị trường viễn thông, CNTT phát triển nhanh trên thế giới. Sau khi thị trường viễn thông toàn cầu bắt đầu mở cửa và chuyển sang giai đoạn mới từ độc quyền sang cạnh tranh thì viễn thông đã có bước phát triển vượt bậc về công nghệ, mạng lưới, dịch vụ, từ đơn mạng, đơn dịch vụ chuyển sang mạng băng rộng có khả năng truyền đồng thời một lúc thoại, dữ liệu, hình ảnh di động, cố định, hướng viễn thông phát triển theo xu thế hội tụ về công nghệ, mạng lưới và cung cấp đa dịch vụ cho người sử dụng.
Đến thời điểm hiện tại, thị trường viễn thông Việt Nam có 07 doanh nghiệp (DN) cung cấp dịch vụ viễn thông di động, trong đó có 05 DN đang cung cấp dịch vụ 4G, có 63 DN đang cung cấp dịch vụ Internet.
Tính đến tháng 5/2021, tổng số thuê bao điện thoại di động phát sinh lưu lượng là 123,32 triệu thuê bao và tổng số thuê bao băng rộng di động phát sinh lưu lượng là 68,2 triệu thuê bao. Tổng số thuê bao Internet băng rộng cố định là 17,95 triệu thuê bao và tổng băng thông kết nối Internet quốc tế là 11,6 Tbps, tổng băng thông kết nối Internet trong nước là 4,1 Tbps. Hạ tầng viễn thông được mở rộng, hiện đại và phát triển mạnh mẽ, mạng 4G được nâng cấp, 5G được cấp phép thử nghiệm, mạng cáp quang được phủ rộng khắp đến từng hộ gia đình.
Cho biết thêm về kết quả thi hành Luật, ông Nguyễn Phong Nhã, Phó Cục trưởng Cục Viễn thông cho biết để tổ chức thi hành Luật, 06 Nghị định, 09 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, 05 Thông tư liên tịch, 84 Thông tư của Bộ TT&TT, 148 quy chuẩn kỹ thuật quốc gia… đã được xây dựng.
Luật đã giúp đa dạng hóa thành phần kinh tế tham gia phát triển lĩnh vực, quản lý tài nguyên viễn thông - tần số, Internet, đáp ứng quy hoạch viễn thông đến năm 2020, thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh, quản lý giá cước khuyến mại được quản lý, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng…
Nêu một khía cạnh khác của kết quả thi hành Luật Viễn thông, ông Trịnh Anh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng, Bộ Công thương cho biết Luật Viễn thông tại Điều 10 đã tạo tiền đề và cơ sở pháp lý cho sự ra đời của cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông, đó là Cục Viễn thông thuộc Bộ TT&TT. Việc thành lập Cục Viễn thông đảm bảo thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực viễn thông một cách thống nhất và hiệu quả, thúc đẩy sự phát triển bền vững của thị trường viễn thông. Công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực viễn thông đã được tăng cường và đẩy mạnh.
Lĩnhvực Viễn thông phát triển nhanh chóng nhưng vẫn đảm bảo sự lành mạnh, bền vững và đa dạng của thị trường viễn thông. Điều này được thể hiện qua sự phát triển không ngừng về vốn đầu tư và sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế trong kinh doanh viễn thông, đặc biệt là đối với lĩnh vực thiết lập hạ tầng mạng.
"Chúng ta có thể thấy người dân hiện đang được thụ hưởng dịch vụ viễn thông cố định, di động và cả truy cập Internet khá tốt từ các nhà mạng như Vinaphone, MobiFone, Viettel, Vietnammobile và chất lượng không ngừng được cải thiện nâng lên, từ 2G, 3G đến 4G và hiện nay là 5G. Đặc biệt, các dịch vụ viễn thông cũng được phát triển hài hòa và cung ứng đến mọi vùng miền của tổ quốc, được phổ cập tới cả các vùng nông thôn và vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội cho các vùng miền cũng như đảm bảo an ninh, quốc phòng", ông Tuấn cho hay.
Sửa đổi Luật Viễn thông đáp ứng phát triển hạ tầng số
Trong những năm gần đây, thế giới đang chứng kiến sự thay đổi đột phá của công nghệ. Xu thế hội tụ công nghệ và dịch vụ; xu thế chuyểnđổi số quốc gia trở thành yêu cầu tất yếu đối với tất cả các ngành, lĩnh vực. Đối với lĩnh vực viễn thông, hạ tầng viễn thông đang chuyển thành hạ tầng số, đóng vai trò là hạ tầng của nền kinh tế số, xã hội số. Lĩnh vực viễn thông có những thay đổi lớn, đòi hỏi chính sách và cách thức quản lý cũng cần được thay đổi, điều chỉnh để phù hợp với sự phát triển nhanh chóng của thị trường.
Để hoàn thiện khung pháp lý trong lĩnh vực viễn thông đáp ứng những yêu cầu mới, đồng thời, giải quyết những vấn đề khó khăn, vướng mắc trong công tác quản lý viễn thông thời gian vừa qua, Bộ TT&TT đã đưa nhiệm vụ xây dựng Luật Viễn thông sửa đổi vào kế hoạch công tác năm 2021.
BộTT&TT đã xây dựng dự thảo Báo cáo tổng kết thi hành Luật Viễn thông và gửi lấy ý kiến các cơ quan bộ ngành, các đơn vị thuộc Bộ, các Sở TT&TT và các DN viễn thông. Bộ đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp cụ thể, phản ánh đúng những vấn đề bất cập trong thực thi Luật Viễn thông cũng như một số vấn đề mới trùng với định hướng nghiên cứu sửa đổi Luật của Bộ TT&TT và Cục Viễn thông.
Theo đó, ông Nguyễn Phong Nhã cho biết Luật được định hướng sửa đổi để thể chế hoá các nghị quyết của đại hội Đảng lần thứ XIII; Triển khai thực hiện nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp (CMCN) lần thứ tư; Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 20/5/2021 của Chính phủ: Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc CMCN lần thứ tư…
Hạtầng viễn thông sẽ chuyển thành hạ tầng số với không gian mớiđám mây (Cloud),trí tuệ nhân tạo (AI),IoT, phân tích dữ liệu, blockchain; Các nền tảng chuyểnđổi số: Nền tảng định danh số, nền tảng thanh thanh toán số dựa trên Mobile;và thị trường mới: Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số
Đóng góp đề xuất phát triển hạ tầng số và dịch vụ đám mây, ông Lê Quang Hiếu, Tổng công ty ViettelNet cho biết cơ quan nhà nước (CQNN) cần xem xét ban hành các cơ chế, chính sách để đưa hạ tầng số trở thành, đáp ứng yêu cầu phát triển của kỷ nguyên mới về kinh tế tri thức. Bên cạnh đó, cần chiến lược quy hoạch cấp quốc gia đối với nền tảng lõi của hạ tầng số, đảm bảo đồng bộ, thống nhất giúp các doanh nghiệp có định hướng, cùng hợp tác phát triển.
CQNN cũng cần ban hành các cơ chế và chính sách để quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên dữ liệu, cũng như chính sách đồng bộ cho phép các cơ quan, DN nhà nước đi đầu trong việc áp dụng và triển khai các ứng dụng trên nền tảng hạ tầng số.
Đạidiện nhà mạng MobiFone, ông Vũ Tuấn Trung đã đề xuất giải pháp sử dụng chung hạ tầng mạng 5G. Trên cơ sở kết quả thử nghiệm dùng chung cơ sở hạ tầng, đề xuất CQNN điều hành cấp phép phân chia khu vực để các nhà mạng triển khai cơ sở hạ tầng 5G để đảm bảo tiết kiệm chi phí đầu tư cũng như đẩy nhanh mở rộng vùng phủ sóng tại Việt Nam. Chỉ chia sẻ cơ sở hạ tầng (Roaming/MORAN) trong thời gian đầu triển khai cho đến khi quy mô thị trường có tăng trưởng thì cho phép các DN tự đầu tư tại các vùng có nhu cầu… CQNN phối hợp tuyên truyền để cộng đồng xã hội đồng thuận, ủng hộ về phát triển hạ tầng viễn thông theo quy định…
Về phía VNPT, đại diện Ban Công nghệ mạng cho biết cần xem xét mối tương quan giữa Luật Viễn thông và Luật Tần số VTĐ, dự báo được xu hướng thay đổi nhanh của công nghệ, cần quy định rõ hơn về mối liên hệ giữa các DN hợp tác cung cấp dịch vụ viễn thông, giữa các DN trong nước cũng như hợp tác với các DN nước ngoài trên cơ sở các Hiệp định mà Việt Nam đã ký kết. Đồng thời bảo vệ quyền lợi và khả năng cạnh tranh của DN Việt Nam.
Luậtsửa đổi cũng cần quy định việc chiếm hữu tài nguyên viễn thông tối đa của 01 DN để đảm bảo không làm mất cân bằng thị trường và khả năng cạnh tranh giữa các DN.
Vớicác ý kiến đóng góp, Thứ trưởng Phan Tâm nhấn mạnh cần xây dựng quy định cụ thể trong Luật Viễn thông để phối hợp liên ngành giúp các DN triển khai nhanh chóng, đồng bộ hạ tầng viễn thông (bao gồm cả hạ tầng thụ động) với các hệ thống hạ tầng kỹ thuật khác như cầu, đường, khu công nghiệp, khu dân sinh, an ninh, quốc phòng, trên đất công,...) tại địa phương và tổng thể trên toàn quốc. Bêncạnh đó, cần quy định cụ thể việc chia sẻ dùng chung hạ tầng viễn thông và ngầm hóa (kể cả cáp truyền hình), xử lý triệt để rác viễn thông…
Về thị trường viễn thông, các quy định đượcxây dựng để thúc đẩy phát triển các thị trường mới, các thị trường bán buôn, quan hệ giữa các DN nội dung và DN viễn thông phù hợp xu thế và nhu cầu phát triển. Thúc đẩy phát triển hạ tầng viễn thông mới, hạ tầng viễn thông đi trước một bước là nền tảng cho nền kinh tế số, bổ sung các chính sách quản lý kết nối, quản lý việc thiết lập hạ tầng cloud, kinh doanh dịch vụ liên quan đến hạ tầng và nền tảng cloud…
Nghiên cứu bổ sung và phân loại dịch vụ viễn thông phù hợp, thúc đẩy sáng tạo phát triển các dịch vụ mới trên nền tảng 4G/5G tắt sóng công nghệ cũ. Quản lý chất lượng, giá cước dịch vụ viễn thông, công trình viễn thông theo nguyên tắc đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng. Bảo vệ dữ liệu cá nhân. Đồng thời quy định rõ quyền và nghĩa vụ của người sử dụng dịch vụ viễn thông.
Thứtrưởng cũng yêu cầuđiều chỉnh một số nội dung trong Luật Viễn thông để đồng bộ với các luật mới ban hành sau năm 2010 như Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Quy hoạch, Bộ luật Quốc phòng, Luật bảo vệ bí mật Nhà nước, Luật An ninh mạng trong lưu trữ,.. các định hướng phát triển KHCN của Chính phủ./.