Chuyển mạng giữ nguyên số thuê bao phải đạt tỷ lệ thành công 90% cuối năm 2019

Lan Phương| 08/07/2019 14:34
Theo dõi ICTVietnam trên

Vẫn còn nhiều khiếu nại về chuyển mạng giữ nguyên số thuê bao và SIM rác mặc dù giảm nhưng vẫn tái diễn.

Doanh nghiệp viễn thông chưa nghiêm túc thực hiện chuyển mạng giữ nguyên số thuê bao

Tại Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2019 của Bộ TTTT vừa được tổ chức mới đây, Bộ trưởng Bộ TTTT Nguyễn Mạnh Hùng đã yêu cầu phải nâng tỷ lệ chuyển mạng giữ nguyên số thuê bao di động đạt 90% vào cuối năm 2019

6 tháng đầu năm, Bộ trưởng cho biết Bộ TTTT đã nhận được hơn 4.000 khiếu nại về chuyển mạng giữ số. Các doanh nghiệp viễn thông đã làm mất đi hình ảnh của ngành, nhất là Vietnamobile. 

Cũng tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ TTTT Nguyễn Thành Hưng cho biết trong 6 tháng đầu năm 2019 đã có trên 550.000 thuê bao di động yêu cầu chuyển mạng giữ nguyên số thuê bao trong tổng số 4 nhà mạng tham gia cung cấp dịch vụ này (Viettel, Vinaphone, MobiFone và Vietnamobile).

Tuy nhiên, theo Thứ trưởng, số kiến nghị của người dân, tổ chức gửi đến Bộ TTTT nhiều nhất trong 6 tháng lại liên quan đến dịch vụ này, cụ thể có hơn 4.109 kiến nghị được tiếp nhận qua đầu số 18006099 và hàng trăm khiếu nại gửi qua email, đơn, thư….

Một số doanh nghiệp còn chưa thực hiện nghiêm túc, minh bạch các quy định, cam kết về điều kiện chuyển mạng giữ nguyên số thuê bao. Ý thức tuân thủ pháp luật của một số doanh nghiệp còn chưa cao, còn thiếu tinh thần hợp tác, phối hợp, chia sẻ thông tin,... gây khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ của Bộ.

Bộ đã chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông di động tháo gỡ các rào cản, minh bạch hóa công đoạn nhằm tăng tỷ lệ chuyển mạng thành công của dịch vụ chuyển mạng giữ nguyên số.

Xử lý các vấn nạn về rác viễn thông như SIM rác, tin nhắn rác

Tại Hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng cũng cho biết tình trạng SIM rác, mua bán SIM kích hoạt sẵn thông tin thuê bao đã giảm đáng kể nhưng vẫn tái diễn. Bộ TTTT đã xử phạt 4 doanh nghiệp (Viettel, VNPT Vinaphone, Mobifone, Vietnamobile) về hành vi vi phạm trong công tác quản lý thông tin thuê bao.

Bộ đã ban hành văn bản theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị Triển khai nhiệm vụ của Bộ năm 2019, trong đó nhấn mạnh các đồng chí Chủ tịch, Tổng giám đốc doanh nghiệp viễn thông phải chịu trách nhiệm cá nhân nếu vẫn còn để xảy ra tình trạng SIM rác.

Theo báo cáo của Bộ TTTT, 06 tháng đầu năm 2019 đã ghi nhận được 21.888 lượt phản ánh tin nhắn rác, giảm 48,7% so với cùng kỳ năm trước (là 42.708 lượt phản ánh). Cụ thể, lượng phản ánh trên nhà mạng Vinaphone là 5.055 lượt phản ánh chiếm khoảng 23,1%; giảm khoảng 60,4% so với lượng phản ánh cùng kỳ năm 2018 (là 12.755 lượt phản ánh). Trên mạng MobiFone là 2.921 lượt phản ánh chiếm tỷ lệ khoảng 13,3%; giảm 52,4% so với cùng kỳ năm 2018 (là 6.132 lượt phản ánh). Trên mạng Viettel là 2.819 lượt phản ánh chiếm tỷ lệ khoảng 12,9%; giảm 67,7% so với cùng kỳ năm 2018 (là 8.742 lượt phản ánh). Trên mạng Vietnamobile là 935 lượt phản ánh chiếm khoảng 4,3%; tăng 2,1 lần so với lượng phản ánh cùng kỳ năm 2018 (là 426 lượt phản ánh). Trên mạng G-Mobile xuất hiện 01 lượt phản ánh giảm 85,7% so với cùng kỳ năm 2018 (là 07 lượt phản ánh).

Quảng cáo cho dịch vụ nội dung là 3.627 lượt phản ánh chiếm 16,6%, giảm 72% so với cùng kỳ năm 2018 (là 12.927 lượt phản ánh); Quảng cáo cho dịch vụ bất động sản là 525 lượt phản ánh chiếm 2,4%, giảm 61,5% so với cùng kỳ năm 2018 (là 1.363 lượt phản ánh); Quảng cáo cho SIM là 472 lượt phản ánh chiếm 2,2%, tăng 03 lần so với cùng kỳ năm 2018 (là 159 lượt phản ánh); Quảng cáo cho các dịch vụ khác chiếm 78,8% bao gồm chăm sóc khách hàng, thông báo về thời tiết, dịch vụ thông tắc cống, làm bằng giả, mocha, dịch vụ ký gửi hành lý, dịch vụ đưa đón xe, thông báo giá xăng…

Theo chương trình công tác 6 tháng cuối năm 2019, Bộ sẽ thực hiện nghiêm công tác thanh tra, kiểm tra, xử phạt các hành vi vi phạm pháp luật theo đúng quy định pháp luật; tăng cường vai trò điều phối, giám sát trong việc xử lý các vấn đề cần sự tham gia, hỗ trợ của các doanh nghiệp viễn thông,…

Bộ cũng sẽ đẩy nhanh tiến độ thuyết minh, giải trình các văn bản quy phạm pháp luật đã trình cấp có thẩm quyền để sớm xem xét ban hành (Nghị định bổ sung, sửa đổi Nghị định số 25/2011/NĐ-CP, Nghị định số 174/2013/NĐ-CP, Quyết định số 38/2014/QĐ-TTg, Thông tư số 21/2013/TT-BTTTT, Thông tư số 16/2011/TT-BTTTT…); nghiên cứu đề xuất với Chính phủ để sửa đổi, bổ sung hệ thống văn bản quy phạm pháp luật (bổ sung, sửa đổi Luật Viễn thông và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan) để tạo hành lang pháp lý, cơ chế chính sách phù hợp với yêu cầu phát triển của lĩnh vực.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cũng yêu cầu các vấn nạn về rác viễn thông như SIM rác, tin nhắn rác, cuộc gọi rác, thư rác phải được xử lý trong 6 tháng cuối năm.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Ngành TT&TT vươn mình trong kỷ nguyên mới
    Theo Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng, các xếp hạng lĩnh vực TT&TT của Việt Nam đang có thứ hạng cao và nhiều thứ hạng trong top đầu thế giới. Do vậy, Ngành TT&TT cần tiếp tục phát huy trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
  • Đạo đức đang trở thành thách thức lớn nhất của AI
    Đạo đức AI rất quan trọng vì công nghệ AI được thiết kế để tăng cường hoặc thay thế trí tuệ con người, điều này có thể gây ra những rủi ro nghiêm trọng nếu không được quản lý đúng cách.
  • Xu thế công nghệ trong An ninh mạng năm 2025
    Giám đốc công nghệ VSEC - Ông Phan Hoàng Giáp nhận định “Trong bức tranh của năm 2025, các xu thế như trí tuệ nhân tạo (AI) và nền tảng bảo mật Cloud Native (Cloud Native Application Protection Platform - CNAPP) được dự báo sẽ chi phối ngành an ninh mạng”.
  • Báo chí - Truyền thông Việt Nam 2024: Nhìn từ hai thái cực
    Năm 2024, báo chí - truyền thông Việt Nam tiếp tục đứng trước những cơ hội và thách thức mang tính bước ngoặt.
  • Đông Nam Á có thể nắm bắt cơ hội từ hàng tỷ USD đầu tư vào đám mây và AI?
    Các hãng công nghệ lớn đã cam kết đầu tư hàng tỷ USD vào Đông Nam Á để phát triển cơ sở hạ tầng đám mây và trí tuệ nhân tạo (AI). Nhưng để khai thác tối đa dòng vốn này, các quốc gia trong khu vực cần giải quyết khoảng cách về kỹ năng số và thách thức về lượng khí thải carbon.
Đừng bỏ lỡ
Chuyển mạng giữ nguyên số thuê bao phải đạt tỷ lệ thành công 90% cuối năm 2019
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO