CMC đồng hành chuyển đổi số cùng Ủy ban Dân tộc

Tuấn Trần| 12/10/2022 05:55
Theo dõi ICTVietnam trên

Tham gia chương trình “Hưởng ứng ngày Chuyển đổi số (CĐS) quốc gia” do Ủy ban Dân tộc (UBDT) tổ chức, Tập đoàn CMC đã mang tới các sản phẩm, giải pháp công nghệ xây dựng chính phủ số, kinh tế số, xã hội số.

Tại buổi lễ, lãnh đạo UBDT, đại diện Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) cùng Tập đoàn CMC đã khởi động Cổng dịch vụ công trực tuyến giai đoạn I của UBDT. Chương trình còn có sự tham dự của đại diện các doanh nghiệp (DN), tổ chức đang hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT).

CMC đồng hành chuyển đổi số cùng Ủy ban Dân tộc  - Ảnh 1.

Ông Hầu A Lềnh, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm, Trưởng Ban chỉ đạo CĐS UBDT, phát biểu tại chương trình.

Ông Hầu A Lềnh, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm, Trưởng Ban chỉ đạo CĐS UBDT chia sẻ: "Việc tiếp cận, phát triển công nghệ số trên toàn quốc nói chung và tại khu vực vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi nói riêng vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức. Chúng ta cần cần phải có các giải pháp CĐS rõ hơn để mang lại nhiều giá trị gần gũi cho bà con, đưa khát vọng CĐS gần hơn với đồng bào. Bên cạnh đó, để CĐS thành công cũng rất cần sự đồng sức đồng lòng, chúng tôi rất cần sự đồng hành của các DN để lựa chọn được các giải pháp hợp lý, hiệu quả và nhanh nhất".

Cổng dịch vụ công rút ngắn khoảng cách giữa người dân và cơ quan nhà nước

Triển khai Quyết định số 422/QĐ-UBDT ngày 6/4/2021 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT về việc phê duyệt Đề án xây dựng Cổng dịch vụ công của UBDT, một phần mềm Hệ thống đã được xây dựng và đang trong quá trình hoàn thiện.

Cổng dịch vụ công trực tuyến của UBDT là một hệ thống thống nhất gồm hai hợp phần: hợp phần giao tiếp với người dân (Cổng dịch vụ công) và hợp phần xử lý nghiệp vụ của cán bộ, công chức (Hệ thống thông tin một cửa điện tử).

CMC đồng hành chuyển đổi số cùng Ủy ban Dân tộc  - Ảnh 2.

Đại diện lãnh đạo UBDT, Bộ TT&TT và Tập đoàn Công nghệ CMC thực hiện nghi lễ khởi động Cổng dịch vụ công giai đoạn 1.

Sử dụng dịch vụ công trực tuyến giúp giảm thời gian, chi phí đi lại cho việc gửi hồ sơ và nhận kết quả của các tổ chức, cá nhân; công khai, minh bạch thủ tục hành chính và kết quả giải quyết thủ tục hành chính; nâng cao trách nhiệm, trình độ chuyên môn và kiến thức về CNTT của đội ngũ công chức cơ quan hành chính nhà nước được phân công xử lý hồ sơ thủ tục hành chính góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Dự kiến, trong tháng 11/2022, Cổng dịch vụ công trực tuyến sẽ hoàn thành và kết nối toàn diện với Cổng dịch vụ công quốc gia. Các cơ sở dữ liệu quốc gia của về dân cư theo Quyết định 06/QĐ-TTg, hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu chuyên ngành phục vụ giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công theo sự điều phối, tổ chức theo mô hình thống nhất, thông suốt, hiệu quả.

Sản phẩm, giải pháp số nâng cao và thay đổi cuộc sống người dân miền núi

Thông qua sự kiện "Hưởng ứng ngày CĐS quốc gia" do UBDT tổ chức, Tập đoàn CMC mang tới các giải pháp, sản phẩm công nghệ số ứng dụng trong công tác dân tộc, chính phủ số và hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa – đào tạo đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trong thời đại CĐS hiện nay, hướng tới hoàn thành Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030.

Phát biểu tại chương trình, ông Hồ Thanh Tùng, Tổng giám đốc Tập đoàn Công nghệ CMC cho biết: "Hôm nay, chúng tôi giới thiệu các giải pháp CĐS của các công ty thành viên Tập đoàn CMC cũng như Viện Nghiên cứu ứng dụng công nghệ CMC. Nhiều giải pháp, dịch vụ của CMC được xây dựng dựa trên khát vọng và mong muốn của UBDT để nâng cao và thay đổi cuộc sống của người dân miền núi. Tập đoàn CMC sẵn sàng đồng hành cùng UBDT thực hiện các mục tiêu về CĐS, hướng đến các vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi cũng như xây dựng các hệ thống thông tin chỉ đạo điều hành, giám sát thực hiện chương trình".

CMC đồng hành chuyển đổi số cùng Ủy ban Dân tộc  - Ảnh 3.

Ông Hồ Thanh Tùng, Tổng giám đốc Tập đoàn Công nghệ CMC.

Là một trong những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực CNTT - viễn thông, Tập đoàn Công nghệ CMC đã có nhiều đóng góp cũng như nhiều ý tưởng, đề xuất CĐS hướng đến đồng bào dân tộc thiểu số, đóng góp vào sự phát triển Chính phủ điện tử của hệ thống cơ quan làm công tác dân tộc cũng góp phần phát huy, bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc.

CMC đồng hành chuyển đổi số cùng Ủy ban Dân tộc  - Ảnh 4.

Trong khuôn khổ chương trình, CMC đã giới thiệu các sản phẩm, giải pháp số hỗ trợ cho đồng bào dân tộc miền núi.

Tiến sĩ Đặng Minh Tuấn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu ứng dụng công nghệ CMC cũng gợi ý UBDT có thể xây dựng phần mềm gõ một số bộ chữ dân tộc thiểu số để góp phần bảo tồn chữ viết của đồng bào, tạo điều kiện đưa chữ viết và văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số lên mạng Internet. Viện đã có kinh nghiệm về cách thức đánh giá và quy trình xây dựng bộ gõ, giúp thời gian xây dựng được rút ngắn đồng thời đảm bảo được chất lượng. Là cha đẻ phần mềm Vietkey, Tiến sĩ Đặng Minh Tuấn tự tin có thể xây dựng những phần mềm, giải pháp tiên tiến góp phần phát huy, bảo tồn bản sắc dân tộc.

"Tôi hy vọng những sản phẩm giải pháp của CMC mang tới sẽ rút ngắn khoảng cách số giữa đồng bào người kinh và đồng bào dân tộc miền núi và tạo ra những cơ hội, cải thiện văn hóa - kinh tế xã hội cho người dân vùng cao", ông Tuấn nói.

Tại phiên họp đầu tiên của Ủy ban Quốc gia về CĐS, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về CĐS đã nhấn mạnh: CĐS tác động tới mọi người dân, cho nên, phải lấy người dân làm trung tâm, chủ thể, mục tiêu, động lực cho CĐS. Mọi chính sách đều hướng về người dân và người dân cần tham gia vào quá trình CĐS. Có như vậy, CĐS mới mang tính toàn dân và toàn diện, mới mang lại lợi ích thiết thực cho người dân.

Trong khuôn khổ chương trình, CMC đã giới thiệu các sản phẩm, giải pháp số với ba khu triển lãm:

- Khu vực triển lãm và giới thiệu hạ tầng số và bảo mật: Giới thiệu các giải pháp kết nối băng rộng, trung tâm dữ liệu, điện toán đám mây và an toàn, an ninh thông tin phục vụ CĐS quốc gia.

- Khu vực triển lãm và giới thiệu giải pháp số phục vụ Chính phủ số, xã hội số và kinh tế số:

+ Chính phủ số giới thiệu các giải pháp: Cổng Dịch vụ công, phòng họp số, hệ thống quản lý văn bản điều hành, lưu trữ số, thư viện số, ...

+ Xã hội số giới thiệu các giải pháp: Bảo tàng số về dân tộc học, giáo dục số, văn hóa du lịch số, bộ font gõ văn bản tiếng dân tộc, giải pháp dịch hai chiều chữ quốc ngữ và tiếng dân tộc,...

+ Kinh tế số giới thiệu các giải pháp: Sàn giao dịch thương mại điện tử sản phẩm của nông lâm thủy sản, hệ thống hỗ trợ phân phối sản phẩm nông lâm nghiệp (blockchain),...


Bài liên quan
  • Công tác chuyển đổi số tại Ủy ban Dân tộc: Kết quả và những tồn tại, hạn chế
    Việc thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số của Ủy ban Dân tộc đã được triển khai quyết liệt, đạt được nhiều kết quả tích cực, đẩy nhanh quá trình thực thi các quyết sách liên quan tới vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giúp thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các dân tộc, hỗ trợ công tác giáo dục đào tạo, bảo tồn bản sắc văn hoá, thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực vùng đồng bào.
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Báo chí quốc tế viết gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?
    Sự kiện Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024 thu hút sự chú ý trong - ngoài nước và cả nhiều cơ quan truyền thông quốc tế.
  • “AI như là một chiếc gương đen”
    Bài báo "AI is the Black Mirror" của Philip Ball cung cấp một cái nhìn chi tiết về trí tuệ nhân tạo (AI) và tác động của nó đến nhận thức con người.
  • Chất lượng thông tin báo chí về kinh tế - Vai trò, yêu cầu thước đo và giải pháp cần có
    Báo chí kinh tế cần là diễn đàn thực thụ cho doanh nghiệp, không chỉ cung cấp thông tin. Thông tin cần chính xác và kịp thời để hỗ trợ doanh nghiệp trong điều chỉnh chiến lược kinh doanh.
  • Những “ngọn đuốc” ở bản
    Ở Tuyên Quang, người có uy tín là những người đi đầu thay đổi nếp nghĩ, cách làm của bà con dân tộc thiểu số (DTTS). Họ như những “ngọn đuốc” đi trước, thắp sáng, lan tỏa tinh thần trách nhiệm, nêu gương với cộng đồng. Gương mẫu, uy tín, những người có uy tín đã và đang góp sức xây dựng bản làng, thôn xóm ngày càng ấm no, giàu mạnh.
  • 5 lý do để tăng cường bảo mật mạng
    Các chương trình an ninh mạng đã phát triển đáng kể trong vài thập kỷ qua. Sự ra đời của điện toán đám mây đã phá vỡ ranh giới an ninh mạng thông thường của của các doanh nghiệp, buộc các tổ chức phải liên tục cập nhật những chiến lược phòng thủ của mình.
Đừng bỏ lỡ
CMC đồng hành chuyển đổi số cùng Ủy ban Dân tộc
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO