Doanh nghiệp số

Cơ hội và điểm đến nào dành cho các DN công nghệ số Việt Nam

Hoàng Linh 08:19 24/02/2023

Trong khuôn khổ hội nghị “Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đi ra thế giới” do Bộ TT&TT tổ chức ngày 23/2, các tổ chức quốc tế đã thông tin về cơ hội cho các doanh nghiệp (DN) công nghệ số của Việt Nam.

Ấn Độ - điểm đến của các DN công nghệ thế giới

Ông Ravi Vajpeyi, Phòng thương mại Ấn Độ (Incham), Giám đốc khu vực và người đứng đầu GDC, Công ty HCL Tech cho biết Ấn Độ là nền kinh tế lớn thứ 5 trên thế giới, xếp sau Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản và Đức, GDP được dự báo sẽ tăng lên 8,4 nghìn tỷ USD vào năm 2030. Chính phủ Ấn Độ có các chính sách đầu tư nước ngoài (FDI) và tạo điều kiện kinh doanh để tăng dòng vốn FDI vào nước này. 

dai-dien-an-do-23022023.jpg
Ông Ravi Vajpeyi: Ấn Độ có tỷ lệ chấp nhận fintech cao nhất

Ngành CNTT Ấn Độ bao gồm các dịch vụ CNTT và quản lý quy trình kinh doanh (BPM). Tổng doanh thu IT-BPM ước tính đạt 227 tỷ USD trong năm tài chính 2022. Tính đến tháng 3/2022, tổng thể ngành IT-BPM sử dụng 5 triệu lao động. Nhân viên nữ chiếm 36% (1,8 triệu) tổng số nhân viên của ngành.

Ấn Độ có tỷ lệ chấp nhận công nghệ tài chính (fintech) cao tới 87%, so với tỷ lệ trung bình toàn cầu là 64%. Các công ty khởi nghiệp (startup) được chính phủ công nhận đã tăng từ 730 vào năm 2016 lên gần 21.000 vào năm 2021. Theo khảo sát của Amazon Web Services (AWS) năm 2021, Ấn Độ dự kiến sẽ có số lượng công nhân kỹ thuật số cao gấp 9 lần vào năm 2025.

Ấn Độ đang là điểm đến đáng chú ý của các công ty công nghệ lớn khi vào tháng 11/2022, AWS đã công bố ra mắt khu vực cơ sở hạ tầng AWS thứ hai tại Ấn Độ - Khu vực AWS châu Á - Thái Bình Dương (tại TP. Hyderabad). Đến năm 2030, khu vực này được dự báo sẽ hỗ trợ hơn 48.000 việc làm toàn thời gian hàng năm nhờ các khoản đầu tư với tổng trị giá hơn 4,4 tỷ USD vào Ấn Độ.

Vào tháng 11/2022, Google thiết lập quan hệ đối tác với startup trò chơi địa phương SuperGaming thông qua bộ phận Google Cloud. Là một phần của sự cộng tác, các nhà phát triển trò chơi sử dụng Google Cloud để tạo, lưu trữ và phân phối trò chơi của họ sẽ có quyền truy cập vào công cụ trò chơi SuperPlatform của SuperGaming.

Vào tháng 8/2022, Network People Services Technologies (NPST) đã thông báo phát triển một siêu ứng dụng ngân hàng, có thể được sử dụng bởi các ngân hàng, công ty fintech và những bên tham gia vào lĩnh vực dịch vụ ngân hàng, tài chính, bảo hiểm (BFSI) khác và sẽ mang lại trải nghiệm người dùng liền mạch với tất cả các dịch vụ ngân hàng, tài chính và giao dịch được kết hợp thành một ứng dụng thông minh, mạnh mẽ.

Vào tháng 8/2022, PwC Ấn Độ thông báo rằng đang có kế hoạch thuê 10.000 nhân viên trong lĩnh vực công nghệ số và đám mây trong vòng 5 năm tới. Trong khi đó, lĩnh vực phần cứng và phần mềm máy tính ở Ấn Độ đã thu hút dòng vốn FD lũy kế trị giá 88,94 tỷ USD trong khoảng thời gian từ tháng 4/2000 - 6/2022. Theo dữ liệu do Cục Xúc tiến Công nghiệp và Nội thương công bố (DPIIT), ngành này xếp thứ hai về dòng vốn FDI. Phần mềm và phần cứng máy tính chiếm 14,70% tổng dòng vốn FDI lũy kế.

Trong khi đó, Công ty báo cáo tín dụng tiêu dùng Mỹ-Ireland Experian đang lên kế hoạch mở rộng quy mô lớn trung tâm đổi mới toàn cầu (GIC) tại Hyderabad với khoảng 4.000 nhân viên trong vòng 3 - 5 năm tới. Theo các nguồn tin, GIC sẽ tập trung vào việc sử dụng các công nghệ mới nổi trong lĩnh vực BFSI (ngân hàng, dịch vụ tài chính và bảo hiểm), bao gồm điện toán đám mây, phân tích dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo và học máy.

Cùng với đó, ZStack International, công ty dẫn đầu thị trường toàn cầu về điện toán đám mây, các giải pháp hạ tầng như là một dịch vụ (IaaS) và nền tảng như là một dịch vụ (PaaS), thông báo sẽ thâm nhập vào Ấn Độ và khu vực Nam Á (SAARC).

Đưa ra những đề xuất với Việt Nam, ông Ravi Vajpeyi đề nghị Bộ TT&TT (làm việc với Bộ Điện tử và Công nghệ thông tin (MeYiT)), Ấn Độ để thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực CNTT. Bộ TT&TT có trở thành Bộ đầu mối cho các công ty CNTT Ấn Độ đã đầu tư/dự định đầu tư vào Việt Nam.

Trong khi đó, Hiệp hội phần mềm và dịch vụ CNTT (VINASA) hợp tác với Phòng thương mại Ấn Độ (INCHAM) và Hiệp hội thương mại công nghiệp IT-BPM (NASSCOM) để cung cấp nền tảng cho các thành viên khám phá hoạt động kinh doanh CNTT tại Ấn Độ.

Các lĩnh vực tiềm năng cho các DN CNTT Việt Nam là phát triển sản phẩm, phát triển phần mềm, ứng dụng chơi game, ứng dụng fintech. Phái đoàn các công ty Việt Nam cần gặp gỡ các công ty Ấn Độ để tìm hiểu hợp tác về dịch vụ CNTT/phát triển sản phẩm/cùng tiếp cận thị trường.

Ông Ravi Vajpeyi cũng nêu một số thách thức cần giải quyết như: giấy phép làm việc cho nhân lực lành nghề; thị thực kinh doanh dài hạn để chuyển giao công nghệ; công nghệ cao; giấy chứng nhận đăng ký cho các công ty CNTT-TT; ưu đãi nâng cao tay nghề và tạo việc làm, ưu đãi thuế DN; ưu đãi thuế thu nhập cá nhân cho người nước ngoài, nhập khẩu thiết bị kỹ thuật để thiết lập hoạt động…

Việt Nam - Nhật Bản có nhiều DN CNTT cùng hợp tác

jetro-nhat-ban-23022023.jpg

Chia sẻ thông tin về Nhật Bản và cơ hội cho DN CNTT, ông Takeo Nakajima, Trưởng đại diện Cơ quan xúc tiến thương mại Nhật Bản tại Hà Nội (JETRO) cho biết FDI vào Nhật Bản đã tăng gấp đôi trong 10 năm qua. Vào cuối năm 2021, vốn FDI tại Nhật Bản là 40,5 nghìn tỷ Yên (34 tỷ USD), tăng hơn gấp đôi trong 10 năm qua. Nhật Bản là nước nhận vốn FDI lớn thứ 20 trên thế giới. 

10-quoc-gia.png
10 quốc gia hàng đầu chiếm 85% tổng vốn FDI tại Nhật Bản.

Chính phủ Nhật Bản đã công bố Kế hoạch 5 năm về phát triển khởi nghiệp vào tháng 11/2022. Kế hoạch này nhằm mục đích tạo ra một hệ sinh thái khởi nghiệp đẳng cấp thế giới ở Nhật Bản bằng cách thúc đẩy đổi mới mở với các nhà đầu tư mạo hiểm, công ty khởi nghiệp (startup) và doanh nhân quốc tế.

Đầu tư vào các startup ở Nhật Bản ước tính là 10.000 tỷ yên (75 tỷ USD), gấp hơn 10 lần vào năm 2021 và mục tiêu tạo ra 100 kỳ lân, 100.000 startup vào năm 2028.

cac-fdi-tu-viet-nam-vao-nhat-ban.png
Các trường hợp FDI gần đây của Việt Nam tại Nhật Bản do JETRO điều phối và hỗ trợ, đứng đầu là FPT Software.

Văn phòng Nội các Nhật Bản đã chọn 4 "Thành phố khởi nghiệp toàn cầu" và 4 "Thành phố khởi nghiệp". Tại các thành phố được chọn, chính phủ tăng cường hợp tác giữa các viện nghiên cứu tiên tiến, trường đại học, máy gia tốc, quỹ nghiên cứu, vốn mạo hiểm và nhân tài toàn cầu.

Các chính sách gần đây của chính phủ Nhật Bản để thúc đẩy đổi mới có thể kể đến như: Chương trình thúc đẩy khởi nghiệp cho người nước ngoài, số lượng các chuyên gia có tay nghề cao được công nhận bởi hệ thống tính điểm đã tăng lên đáng kể.

Tại Nhật Bản, ngoài một số các công ty Việt Nam nổi tiếng như FPT, NTQ, Rikkei Soft,... Việt Nam có những công ty nổi bật Bunbu Japan (thành phố Yokohama), Techvify JAPAN (thành phố Fukuoka) và có nhiều “bắt tay” nổi bật hợp tác giữ các công ty Việt Nam và Nhật Bản như Denso với Selex, Nagase với Logivan, Cresco bắt tay với Loop, Capichi…

Những cơ hội từ châu Âu và Hàn Quốc

Theo chia sẻ của đại diện châu Âu và Nhật Bản, cả châu Âu và Hàn Quốc đang thiếu hụt nhân lực cho lĩnh vực CNTT. Ông Lee, Byoung Moog, Phó Giám đốc Trung tâm Hợp tác CNTT Hàn Quốc (KICC) thuộc Cơ quan Xúc tiến Công nghiệp CNTT quốc gia Hàn Quốc tại Hà Nội cho biết nhu cầu nhân lực chuyên nghiệp trong lĩnh vực phát triển phần mềm được ước tính là 353.000 trong 5 năm tới. Nhưng, nguồn cung dự kiến là 324.000, bình quân mỗi năm thiếu 6.000 người.

dai-dien-han-quoc-23022023.jpg
Ông Lee, Byoung Moog: Hàn Quốc đang thiếu hụt nhân lực chuyên nghiệp trong lĩnh vực phát triển phần mềm

Hàn Quốc đã công bố những chiến lược số quốc gia mới như chiến lược số tháng 9/2022 tập trung vào các lĩnh vực AI, dữ liệu, bán dẫn AI, dịch vụ như là một phần mềm (SaaS), 6G, chuyển đổi số tất cả các ngành, nền tảng chính phủ số. Tháng 12/2022, Hàn Quốc công bố chiến lược tăng trưởng mới trong đó tập trung vào các công nghệ di động, lượng tử, nông nghiệp thông minh, lưới điện thông minh, logistics…. Tháng 1/2023, nước này đã công bố kế hoạch thúc đẩy ngành công nghiệp dữ liệu và kế hoạch ứng dụng AI thường ngày và các tiến bộ công nghiệp liên quan.

Các lĩnh vực tiềm năng cho các DN công nghệ số Việt Nam là phát triển phần mềm, AI, bán dẫn, dữ liệu, bảo trì CNTT, khởi nghiệp.

dai-dien-chau-au-23022023.jpg
Ông Pavel Poskakukhin phát biểu tại Hội nghị

Trong khi đó, ông Pavel Poskakukhin, đồng chủ tịch uỷ ban số, Phòng công nghiệp thương mại châu Âu (EuroCham), Phó giám đốc Deloitte Vietnam cho biết các cơ hội cho các DN công nghệ số từ Việt Nam là: thương mại điện tử, tiếp thị kỹ thuật số, phát triển ứng dụng di động, fintech, phát triển phần mềm./.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Bưu điện chi trả tiền cứu trợ nhanh nhất cho người dân sau bão Yagi
    Với số tiền hơn 10 tỷ đồng được hỗ trợ từ Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) và Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM), Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) sẽ chi trả cho hơn 2.600 hộ gia đình bị ảnh hưởng nặng nề bởi cơn bão số 3 (Yagi) tại tỉnh Yên Bái, Lào Cai và TP. Hải Phòng ngay trong tháng 12/2024.
  • Báo chí truyền thông và vấn đề quyền riêng tư
    Vấn đề bảo vệ quyền riêng tư cũng được coi như là một phần của việc bảo vệ quyền con người, và quyền riêng tư cần được tôn trọng, đặc biệt là trong bối cảnh bùng nổ truyền thông số hiện nay - khi mà các phương tiện truyền thông hiện đại có khả năng thu thập và phát tán thông tin, hình ảnh đời tư của con người một cách dễ dàng và vô cùng nhanh chóng.
  • FPT mở văn phòng tại Cần Thơ, bổ sung nguồn nhân lực cho mảng dịch vụ CNTT nước ngoài
    Văn phòng làm việc mới tại Cần Thơ của FPT được kỳ vọng sẽ góp phần đáp ứng không gian làm việc cho 1.000 nhân sự mảng dịch vụ CNTT cho thị trường nước ngoài của Tập đoàn vào năm 2025, hướng tới mục tiêu thu hút 3.000 nhân sự vào năm 2030.
  • Công trình nghiên cứu đồ sộ về tôn giáo và chính trị
    Cuốn sách “Lịch sử Cơ Đốc giáo Việt Nam thế kỷ 16 - 19” của GS. Trịnh Vĩnh Thường, một chuyên gia nghiên cứu lịch sử quan hệ Trung - Việt, vừa được giới thiệu đến độc giả như một tài liệu tham khảo chuyên sâu về mối quan hệ phức tạp giữa Thiên Chúa giáo và các triều đại phong kiến Việt Nam.
  • Lệnh cấm Internet tại một số quốc gia châu Á gây "khó" cho các nhà mạng viễn thông
    Việc hạn chế quyền truy cập Internet của một số quốc gia châu Á vì mục đích chính trị đã khiến các nhà mạng viễn thông chịu nhiều tổn thất về tài chính và danh tiếng.
Đừng bỏ lỡ
Cơ hội và điểm đến nào dành cho các DN công nghệ số Việt Nam
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO