Thịtrườngchămsócsứckhoẻở Việt Nam đang tăng trưởngnhanhchóng
Báo cáo Nghiên cứu thị trường Y tế số Việt Nam do Med247 thực hiện khẳng định, tổng chi tiêu cho chăm sóc sức khỏe tăng từ 16.1 tỷ USD vào năm 2017 lên tới 20 tỷ USD vào năm 2020 (tăng trưởng kép hàng năm ở mức 12.5%). Trong đó, chi tiêu cho dược phẩm cũng tăng trưởng với tốc độ tương đương và dự kiến đạt 6.6 tỷ USD vào năm 2020.
Một vấn đề lớn của thị trường Y tế hiện nay là sự quá tải của các bệnh viện công, đặc biệt tại các bệnh viện công cấp Trung ương. Một số bệnh viện công cấp Trung ương lớn ở Việt Nam, hư Từ Dũ, Việt Đức và Bạch Mai, ghi nhận số lượng bệnh hân ở mức từ 120% - 160% so với sức chứa.
Bệnh viện quá tải dẫn đến việc bệnh nhân phải chờ đợi một thời gian dài để được thăm khám. Nghiên cứu cho thấy bệnh nhân ở bệnh viện Việt Đức phải chờ từ 30 - 76 phút để được khám.
Sự quá tải của các bệnh viện công, trong khi tổng chi tiêu cho chăm sóc sức khoẻ gia tăng, đã trở thành động lực cho sự phát triển và khiến cho y tế số ngày càng phổ biến ở Việt Nam.
Ngoài ra, sự nới lỏng của các quy định pháp luật liên quan đến đầu tư vào Y tế đã thu hút một lượng vốn lớn vào thị trường. Một số thương vụ nổi tiếng gần đây bao gồm việc Vinacapital đầu tư 25 triệu USD vào công ty dược Tâm Trí và khoản đầu tư 150 triệu USD của Taiso vào dược Hậu Giang hay tháng 8 vừa qua cũng chứng kiến thương vụ đầu tư trị giá 26,7 triệu USD từ VinaCapital vào bệnh viện quốc tế Thu Cúc để mở rộng quy mô bệnh viện. Xu hướng đầu tư nhiều cho Y tế được dự kiến sẽ tăng trưởng trong tương lai do thị trường còn nhiều cơ hội để phát triển. Một số cơ hội phát triển trong tương lai có thể kể đến như nâng cao cơ sở hạ tầng cho bệnh viện công, dược và COVID-19 là cơ hội vàng cho sự tăng trưởng y tế số
Báo cáo về thị trường y tế số cho thấy, một trong những xu hướng phát triển quan trọng của Y tế số trong những năm gần đây là ứng dụng bệnh án y tế điện tử (EMR). Đến giữa năm 2019, 14 bệnh viện công đã triển khai thành công hệ thống EMR của riêng họ. EMR mang đến rất nhiều lợi ích, như là cải thiện việc quản lý, giảm tỷ lệ lỗi kỹ thuật và tiết kiệm thời gian làm thủ tục hành chính. Tính đến giữa năm 2019, 14 bệnh viện công đã ứng dụng thành công hệ thống Bệnh án điện tử. Việc áp dụng y tế số đã thu được những kết quả nhất định, việc ứng dụng các công nghệ số ở bệnh viện Nhi Đồng 1 TP. Hồ Chí Minh giảm thời gian chờ đợi cho bệnh nhân đến hơn 70% và cắt ngắn thời gian để làm thủ tục xuất viện từ 4 giờ xuống chỉ còn hơn 15 phút. Các biện pháp Y tế dự phòng, như hệ thống lưu trữ thông tin tiêm chủng điện tử (ImmReg), giúp tăng tỷ lệ trẻ được tiêm chủng đúng hẹn đến 25%.
Mặc dù vậy, có quá nhiều rào cản trở sự phát triển của EMR như việc thiếu nguồn lực kỹ thuật và các quan ngại về bảo mật thông tin. Một vấn đề nữa là việc dữ liệu sức khoẻ phân mảnh, không đầy đủ và không đạt chuẩn gây ra bởi các thói quen lưu trữ dữ liệu truyền thống. Điều này dẫn đến những khó khăn không cần thiết khi triển khai EMR.
Dịch vụ khám chữa bệnh từ xa (Telemedicine) cũng là một lĩnh vực đang phát triển nhanh trong những năm gần đây. Hầu hết các bệnh viện công tuyến Trung ương tập trung ở hai thành phố chính là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, nơi mà chỉ tập trung 16% dân số của cả nước. Hệ quả của sự phân bổ không đều nguồn lực dẫn đến việc thiếu nguồn lực Y tế chất lượng ở ngoại thành và các tỉnh thành xa, khu vực nông thôn. Telemedicine có thể trực tiếp giải quyết vấn đề này do nó không bị giới hạn về khoảng cách địa lý và thời gian. Sự phát triển của telemedicine được hậu thuẫn bởi hạ tầng kỹ thuật số mạnh và nhu cầu chăm sóc sức khỏe tăng cao của người dân ở nông thôn.
Mặtkhác, những khókhăn cho sựphát triển củatelemedicine bao gồm chi phí và công sức triển khai còn cao. Một khó khăn lớn nữa là việc các bác sĩ và nhân viên Y tế không sẵn sàng sử dụng công nghệ số trong Y tế. Một số bác sĩ truyền thống tin rằng telemedicine không hiệu quả bằng việc khám trực tiếp cho bệnh nhân, "nhìn sờ gõ nghe".
Nếu như trước đó, y tế số mặc dù đã chứng minh được những hiệu quả tích cực nhưng vẫn còn rất nhiều rào cản phải vượt qua. Tuy nhiên, dịch COVID-19 đã trở thành động lực mạnh mẽ để thúc đẩy sự phát triển của y tế số khi đang có một chiều hướng bệnh nhân chuyển sang chọn những sản phẩm và dịch vụ Y tế thuận tiện, gần nhà hơn và online từ xa qua. Trong khoảng thời gian đại dịch, tới 39% số người được hỏi trả lời rằng họ sẽ chuyển sang sử dụng những cơ sở Y tế hoặc gần nhà hơn, hoặc có dịch vụ khám online. Xu hướng này tạo ra cơ hội tăng trưởng mạnh mẽ cho Y tế số nhờ vào việc thu hút thêm khách hàng mới.
Điều này còn được thể hiện qua việc ứng dụng khai báo Bluezone, một ứng dụng điện thoại dựa vào Bluetooth để truy vết người mắc COVID-19, đã thu hút hơn 21 triệu lượt tải chỉ sau 4 tháng ra mắt.
Hay với dịch vụ Telemedicine, COVID-19 đã khiến việc triển khai dịch vụ này trở nên"thần tốc", nhất là khi được hậu thuẫn bởi hạ tầng kỹ thuật số mạnh và nhu cầu chăm sóc sức khỏe tăng cao của người dân ở nông thôn.
Tình đến tháng 9/2020, trong 2 tháng triển khai, dịch vụ đã kết nối các cơ sở khám chữa bệnh, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, với hơn 1.000 điểm cầu khám, chữa bệnh được kết nối với gần 30 bệnh viện tuyến Trung ương, trong đó có 10 bệnh viện tuyến cuối của Hà Nội và TP.HCM, đặc biệt là có 2 bệnh viện ở Lào và 1 bệnh viện ở Campuchia.
Nhiều ca bệnh phức tạp đã được các bác sĩ hội chẩn và cứu sống kịp thời, không phải chuyển lên tuyến trên, khi những điểm cầu vùng sâu, vùng xa như Trường Sa, Cô Tô, Mường Nhé... cũng được kết nối với các bệnh viện Bạch Mai, Hữu Nghị Việt Đức, Đại học Y Hà Nội...
Tuy nhiên, báo cáo của Med247 cũng cho thấy, việc thiếu niềm tin vào y tế số cũng là một trở ngại lớn cản trở sự phát triển. Bệnh nhân, đặc biệt là bệnh nhân lớn tuổi, vẫn nghi ngờ về tính chính thống của thông tin được cung cấp trên các nền tảng y tế. Một lý do nữa khiến bệnh nhân bận tâm là việc bảo mật thông tin và quyền sở hữu thông tin y tế của họ. Do dữ liệu sức khoẻ thường rất nhạy cảm và cá nhân hóa, bệnh nhân thường quan tâm nhiều đến cách dữ liệu của họ được thu thập, xử lý và phân tích bởi nhà cung cấp dịch vụ hoặc bên thứ ba.
Cải thiện kỹ năng số cho người dùng cuối
Theo báo cáo của Med247, kỹ năng số cũng là một trong những trở ngại lớn nhất cản trở sự phát triển của y tế số, đặc biệt ở khu vực nông thôn và miền núi. Vì vậy, việc cải thiện kỹ năng số cho người dùng cuối giúp mở rộng thị trường tiềm năng cho y tế số ra ngoài khu vực thành thị.
Bên cạnh đó, định kiến với y tế số hạn chế rất nhiều bệnh nhân Việt Nam tiếp cận với sản phẩm/dịch vụ không truyền thống.
Dođó,nếumuốnpháttriển,ngànhytếsốcầnphảitậptrungtruyềnthôngchobệnhnhânvềlợiíchcủaytế số,đặcbiệtnhữnglợiíchliênquanđếnthờigianvàchiphí.MộtsốstartupởViệtNamđãđitiênphongtrongviệcxâydựngmộtcộngđồngngườidùng.Vídụ,Med247đãsửdụngnhiềuphươngphápxâydựng cộng đồng,như tạo mộtnhómFacebookriêngtưnơibácsĩluônsẵnsàngtrựcđểtrảlờimọicâuhỏicủathànhviên,nhờvàonhómđó,nhậnthứccủabệnhnhânđốivớie-Healthđượccảithiệnđángkể.Ngoàira,đểngườidùngyêntâmkhisửdụngdịchvụ,quyđịnhvềbảovệdữliệulàmộttrong những vấn đềchínhcầnlưutâmchonhữngđơnvịđãứngdụngytếsố.Hiệnnay,ViệtNamchưacómộtbộluậtthốngnhấtvềdữliệu,tạoranhiềukhókhănchocácđơnvịytếkhihoạtđộng.Từđó,báocáodoMed247thựchiệnnhấnmạnhviệchợpnhấthoávàminhbạchhóacácđiềuluậtliênquanđếndữliệulàrấtcầnthiếtđểthúcđẩysựpháttriểncủathịtrường.
Tiếp tục đầu tư vào các công nghệ mới như AI và máy học
Báo cáo Nghiên cứu thị trường Y tế số Việt Nam đã đề xuất một số giải pháp cho thị trường y tế số. Đầu tiên là việc cải tiến sản phẩm và gia tăng các dịch vụ mới như AI và học máy, các bệnh viện công/bệnh viên, phòng khám tư có sẵn có sở dữ liệu của bệnh nhân nên có thể cá nhân hoá cho khách hàng, tạo lợi thế cạnh tranh. Ứng dụng Pulse từ Prudential gần đây là một ví dụ điển hình về cách AI cải thiện trải nghiệm của khách hàng.
Bên cạnh đó, các đơn vị cũng cần tập trung truyền thông, tiếp thị để cải thiện hình ảnh, lòng tin với khách hàng. Các startup y tế có thể kết hợp với các bác sĩ nổi tiếng để tăng nhận thức, sự tin tưởng với khách hàng bên cạnh những ưu điểm về công nghệ.
Giatăngthunhập,cùngvớiviệcnângcaonhậnthứcvềsứckhỏe,tạoranhucầuchămsócsứckhoẻchưađượcgiảiquyếtcủatầnglớpcóthunhậptrungbìnhđếncao.Ytếdựphònglàmộtthịtrườngmàumỡchonhóm bệnh việntưhaystartupytếnhưviệcrađờicácứngdụngdiđộngtheodõisứckhoẻ.
Cònđốivớicácbệnhviệncông,việccảithiện,giảmbớtcácthủtụchànhchính,cácquyđịnhvềdữliệukhôngrõràngsẽgiúpviệcứngdụngytếsốđượcthuậntiệnvànhanhchónghơn.
Cuốicùng,báocáonhấnmạnh,mặcdùcòntồntạinhiềutháchthứctrongngànhytếsố,nhưngtrongtươnglaingànhnàycórấtnhiềucơhộiđểpháttriển.Giatăngnhucầuchămsócsứckhoẻ,đượcbiểuhiệndướiconsốgiatăngtổngchitiêuvàsốlượtbệnhnhân,tạoramộtthịtrườngmàumỡchocả"ngườichơi"hiệntạivàtiềmnăng.
Mặcdùnhiềumôhìnhkinhdoanhứngdụngytếsốđãđượckhaiphátrongnhữngnămgầnđây,nhưnghiệntạichưacómộtgiảiphápnàođápứnghoàntoànđượcnhucầucủangườibệnhdomỗimôhìnhđềucóđiểmyếuriêngkhiếnnókhócóthểpháttriển.
Một sự kết hợp giữa các mô hình kinh doanh hiện tại sẽ tạo ra một giải pháp phù hợp để lấp đầy các khoảng trống trong thị trường. Tuy nhiên, mô hình hỗn hợp mới này lại tạo ra những vấn đề mới, như sự cần thiết trong việc phải quản lý và vận hành hiệu quả. Đối với những công ty muốn tham gia vào thị trường, sự hiểu biết sâu về thị trường tại Việt Nam cũng như hành vi của khách hàng tại địa phương là cần thiết để thành công trong một thị trường y tế số đang thay đổi nhanh chóng và đầy biến động.
(Bài đăng ấn phẩm in Tạp chí TT&TT số 17+18 tháng 12/2020)