"Cú huých" thanh toán không tiền mặt ở nông thôn

Hồng Anh| 15/12/2021 11:37
Theo dõi ICTVietnam trên

Hiện nay, chủ trương chung của Chính phủ là phát triển xã hội số, kinh tế số, theo đó cần có sự dịch chuyển chung về thanh toán không dùng tiền mặt trong cộng đồng. Với việc khu vực nông thôn chiếm hơn 60% dân số, việc tìm được giải pháp đúng, phù hợp nhằm mở rộng thị trường nông thôn và tập trung vào các khách hàng nông dân chính là đòn bẩy để hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt nhanh chóng bao phủ cả nước.

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021-2025. Trong đó, đề án đặt mục tiêu tạo sự chuyển biến tích cực và từng bước phát triển về thanh toán không dùng tiền mặt ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa với các chỉ tiêu cụ thể như: Từ 80% số người dân từ 15 tuổi trở lên có tài khoản; số lượng điểm chấp nhận thanh toán không dùng tiền mặt lên hơn 450.000 điểm; tốc độ tăng trưởng bình quân về số lượng và giá trị giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt đạt 20-25%/năm…

Đến thời điểm này, số liệu từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho thấy, trong chín tháng năm 2021, tổng số lượng giao dịch qua hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng tăng 1,88% về số lượng và tăng 42,58% về giá trị. Hệ thống bù trừ điện tử và chuyển mạch giao dịch tài chính tăng 96,63% về số lượng và 133,11% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020. Hoạt động thanh toán qua các kênh điện tử tăng trưởng mạnh qua các năm, thanh toán qua di động tăng từ 50%-80%/năm về số lượng. Thanh toán qua internet tăng từ 35%-40%/năm về số lượng. Tỷ lệ cá nhân, tổ chức sử dụng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt qua các kênh thanh toán điện tử đạt 40%.

Gỡ rào cản tâm lý

Thanh toán không dùng tiền mặt đang được đông đảo người dân Việt Nam lựa chọn, thay thế dần cho phương thức thanh toán tiền mặt truyền thống. Tuy đánh giá cao khu vực nông thôn đã có nhiều chuyển biến trong việc thanh toán không tiền mặt, nhưng Phó Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam Phạm Tiến Nam cũng thừa nhận việc phổ cập phương thức thanh toán không dùng tiền mặt ở khu vực nông thôn còn gặp nhiều khó khăn.

Chỉ rõ hai nguyên nhân cơ bản của tình trạng này, ông Nam cho biết: Hiện nay, điểm chấp nhận phương thức thanh toán không dùng tiền mặt rất hạn chế. "Đặc biệt, thói quen tiêu dùng bằng tiền mặt đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân. Bên cạnh đó, một số người dân còn có tâm lý e ngại tiếp cận công nghệ mới trong thanh toán điện tử, ngân hàng. Tâm lý sợ rủi ro, không an toàn trong sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt cũng tác động tới hành vi thanh toán không dùng tiền mặt của người dân", ông Phạm Tiến Nam lưu ý.

Đồng quan điểm, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Phạm Tiến Dũng cho biết, để người nông dân bỏ thói quen tiêu dùng bằng tiền mặt không phải là chuyện dễ dàng. Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã cho phép triển khai thí điểm các mô hình thanh toán không dùng tiền mặt ở khu vực nông thôn với ba mô hình ngân hàng hợp tác với các tập đoàn viễn thông, cửa hàng xăng dầu để cung ứng dịch vụ chuyển tiền nhanh tới người dân ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, những người chưa có tài khoản ngân hàng. Trước đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng đã nghiên cứu, ban hành nhiều quy định tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích phát triển thanh toán không dùng tiền mặt ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Đáng chú ý, nhiều dịch vụ thanh toán mới, hiện đại như thẻ ngân hàng, QR Code, Ví điện tử, Internet Banking, Mobile Banking,... đã được các ngân hàng, tổ chức trung gian thanh toán triển khai. Nhờ vậy, đã góp phần đẩy mạnh hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt trong cả nước.

"Với các băn khoăn của nông dân về phí, an toàn, cách thức sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt,... chúng tôi sẽ thúc đẩy tuyên truyền, có các game show, các chương trình để truyền thông một cách trực quan, sinh động để nông dân làm theo. Nông dân có giao dịch lần đầu thì sẽ có giao dịch lần sau, nhiều nông dân sử dụng dịch vụ không dùng tiền mặt dần dần sẽ tạo ra một cộng đồng sử dụng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt"-Vụ trưởng Vụ Truyền thông (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) Lê Thị Thúy Sen chia sẻ thêm về giải pháp nhằm gỡ rào cản tâm lý của người dân khu vực nông thôn khi tiếp cận phương thức thanh toán mới.

Người dân xã Bảo Thanh, huyện Phù Ninh (Phú Thọ) thanh toán lệ phí bằng mã QR. Ảnh: Khánh Trang

Đồng bộ các giải pháp từ chính sách tới hạ tầng

Theo Phó Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam Phạm Tiến Nam, muốn phát triển thanh toán không dùng tiền mặt ở khu vực nông thôn, miền núi, vùng xa, trước hết cần phải tuyên truyền để người dân hiểu rõ những tiện ích của phương tiện thanh toán này để họ tự đưa ra quyết định phù hợp. Quan trọng hơn, cần phải đồng bộ từ chính sách tới hạ tầng cơ sở để phương thức thanh toán hiện đại có điều kiện sử dụng một cách rộng rãi hơn ở khu vực nông thôn.

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Phạm Tiến Dũng cũng cho biết, thời gian tới, để mở rộng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt ở nông thôn, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ tiếp tục triển khai thí điểm dùng tài khoản viễn thông để thanh toán cho các dịch vụ có giá trị nhỏ. Bên cạnh đó, cơ quan này cũng sẽ hoàn thiện, nâng cấp hạ tầng thanh toán quốc gia, hạ tầng hệ thống thanh toán bù trừ tự động phục vụ các giao dịch bán lẻ theo hướng cung ứng dịch vụ thanh toán trực tuyến, xử lý tức thời, hoạt động liên tục 24/7 cho mọi đối tượng và người dân.

Hiện nay, Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank) là một ngân hàng thương mại nhà nước có mạng lưới giao dịch rộng khắp từ thành thị đến nông thôn, với 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch, gần 4.000 máy ATM, gần 25.000 máy POS và 68 điểm giao dịch lưu động bằng ô-tô chuyên dùng hoạt động tại các địa bàn nông thôn.

Theo Phó Tổng giám đốc Agribank Nguyễn Hải Long, Agribank đã triển khai đề án đẩy mạnh phát triển dịch vụ thẻ tại thị trường nông nghiệp, nông thôn, theo đó các cá nhân cư trú trên địa bàn nông thôn hoặc có hoạt động sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn được cấp hạn mức thấu chi lên tới 30 triệu đồng để thanh toán các dịch vụ chi trả tiền điện, nước, cước viễn thông, mua sắm hàng hóa tiêu dùng thiết yếu, mua sắm vật tư cho sản xuất. Giải pháp này đã góp phần hạn chế tình trạng "tín dụng đen", tạo thói quen thanh toán không dùng tiền mặt cho các khách hàng ở khu vực nông nghiệp, nông thôn.

Thời gian tới, để thực hiện tốt đề án thanh toán không dùng tiền mặt của Chính phủ giai đoạn 2021-2025, Agribank sẽ tập trung nâng cấp hệ thống công nghệ để phát triển các kênh thanh toán dựa trên nền tảng công nghệ số, tích hợp ứng dụng thanh toán hiện đại, đáp ứng yêu cầu giao dịch 24/7; tiếp tục mở rộng hợp tác với các tập đoàn, tổng công ty và các trung gian thanh toán để xây dựng hệ sinh thái thanh toán khép kín phục vụ nhu cầu thanh toán theo hướng đa dạng hóa và gia tăng tiện ích các dịch vụ thanh toán bảo đảm an toàn, nhanh chóng, bảo mật thông tin khách hàng...

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Bưu điện chuyển phát bưu gửi nhanh nhất đến người nhận trước Tết
    Nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng và giao hàng kịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Bưu điện Việt Nam đã chủ động tối ưu sản xuất, ứng dụng công nghệ tự động hóa, dồn toàn lực cung cấp ổn định các dịch vụ bưu chính chuyển phát trên toàn quốc.
  • ‏OPPO Find X8 và Find X8 Pro thiết lập tiêu chuẩn mới về thời lượng pin‏
    Ngày 21/1, OPPO Find X8‏‏ và ‏‏Find X8 Pro‏‏ vừa được vinh danh với danh hiệu‏‏ DXOMARK Gold Battery Label 2025‏‏, khẳng định vị trí dẫn đầu trong ngành với hiệu suất pin vượt trội về thời lượng sử dụng, tốc độ sạc và hiệu quả năng lượng.‏
  •  Tác động của AI trong trật tự thế giới
    Cuốn sách “Trò chơi quyền lực - Quá khứ, hiện tại và tương lai của trật tự thế giới” có một phần đề cập đến tác động của công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo (AI), trong việc thay đổi cán cân quyền lực.
  • Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh hoãn cấm TikTok 75 ngày
    Ngay trong ngày đầu tiên nhậm chức ngày 20/01, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký một sắc lệnh hành pháp để hoãn việc thực thi lệnh cấm TikTok ở Mỹ trong ít nhất 75 ngày.
  • Tết sắm trang sức DOJI, nhân đôi xuân sắc và tài lộc
    Những ngày cận Tết, chị em tất bật sắm sửa quần áo, làm tóc để đón diện mạo mới, chào tân niên đầy hứng khởi. DOJI giới thiệu những bộ sưu tập tinh hoa như lời chúc xuân tròn đầy gửi đến mỗi khách hàng, cùng ưu đãi hấp dẫn dành riêng cho năm mới Ất Tỵ.
Đừng bỏ lỡ
"Cú huých" thanh toán không tiền mặt ở nông thôn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO