Đầu tư mạo hiểm vào blockchain ở Việt Nam có thể đạt mốc 1 tỷ USD

Hoàng Linh| 30/01/2022 15:43
Theo dõi ICTVietnam trên

Đến năm 2025, doanh thu của thị trường công nghệ blockchain toàn cầu được dự báo sẽ tăng lên 39 tỷ USD, trong đó lĩnh vực tài chính chiếm 60% giá trị đó.

Theo nhận định của trang công nghệ techcollectivesea, mặc dù ngành công nghiệp blockchain đang ở giai đoạn đầu, các công ty đầu tư mạo hiểm (VC) không ngại đầu tư mạnh mẽ. Năm nay, xu hướng VC tại Việt Nam cho thấy các thương vụ và đầu tư blockchain sẽ vượt mốc 1 tỷ USD.

Sự phát triển của công nghệ blockchain tiếp tục tạo đột phá thế giới tài chính và công nghệ. Giá trị của blockchain không chỉ ở tiềm năng mà còn ở bản chất phi tập trung, tính bảo mật và sổ cái công khai về quyền sở hữu tài sản. Tại châu Á - Thái Bình Dương (APAC), giá trị của các khoản đầu tư tư nhân vào lĩnh vực công nghệ tài chính (fintech) là 1,1 tỷ USD.

Lĩnh vực fintech của Việt Nam đã cho thấy nhiều tiềm năng, tăng trưởng 170% từ năm 2017 - 2020, được thúc đẩy nhờ người dân ngày càng kết nối mạng nhiều hơn, sự gia tăng các giao dịch số và sự phát triển của thương mại điện tử (TMĐT). Theo statista, Việt Nam đứng thứ hai về việc chấp nhận tiền điện tử trên toàn thế giới, với tỷ lệ 21%.

Theo khảo sát toàn cầu của McKinsey, cuộc khủng hoảng COVID-19 đã thúc đẩy quá trình số hóa của các quốc gia và tổ chức trên toàn thế giới. Các công ty khởi nghiệp blockchain mà Việt Nam đang cho thấy sự đầu tư ngày càng mạnh mẽ.

Dưới đây là một số khoản đầu tư VC quan trọng tập trung vào blockchain:

Việt Nam blockchain Corporation (VBC)

Là công ty công nghệ tiên phong về các giải pháp phần mềm dựa trên blockchain, VBC đang huy động vốn để đưa các dịch vụ của mình ra trường quốc tế.

Các sản phẩm của VBC bao gồm nhiều lĩnh vực, gồm có fintech, công nghệ y tế, logistics, TMĐT, dịch vụ công, nông nghiệp và giáo dục. Các đối tác chiến lược của VBC bao gồm Microsoft, Quỹ châu Á, USAID, VECOM, FSI, iDEA và Institut Francophone International.

Đầu tư mạo hiểm vào blockchain ở Việt Nam có thể đạt mốc 1 tỷ USD - Ảnh 1.

VBC và Công ty CP Dịch vụ An toàn thông tin (ATTT) TP.HCM (HISSC) ngày 21/1 đã ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược để chuẩn bị tiền đề trong việc phát huy thế mạnh về công nghệ nhằm đưa ứng dụng blockchain của VBC vào hệ thống dịch vụ ATTT của HISSC. (Ảnh: VBC)

Gần đây, VBC đã huy động được 500.000 USD từ Vietnam Scientific Group, sẽ sử dụng số tiền này để đưa các sản phẩm sáng tạo của mình đến các quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á, đưa Việt Nam trở thành một trung tâm blockchain. Một trong những sản phẩm của VCB là CovidPass.vn, cho phép người dùng lưu trữ an toàn các chứng chỉ test virus corona.

Sản phẩm thứ hai là agridential.vn hỗ trợ mọi khâu trong quy trình nông nghiệp. Quá trình này bao gồm ghi lại, truy tìm và xác thực thông tin khi canh tác, thu hoạch và cung ứng sản phẩm.

Do Ventures

Công ty VC Do Ventures đầu tư giai đoạn đầu cho các công ty công nghệ tạo ra các sản phẩm đột phá ở Việt Nam và Đông Nam Á. Do Ventures cấp vốn, cố vấn từ những người sáng lập, hỗ trợ cho các startup và kết nối với cơ quan nhà nước. Cho đến nay, Do Ventures đã thực hiện 6 khoản đầu tư vào các công ty như Bizzi, Vuihoc.vn, Manabie và MFast.

Do Ventures đã huy động được 28 triệu USD trong một thời gian ngắn, đạt hơn một nửa mục tiêu gây quỹ là 50 triệu USD. Số tiền này được dùng để đầu tư cho các startup công nghệ Việt Nam nhằm tạo ra một hệ sinh thái dịch vụ cho những người trẻ tuổi. Các nhà đầu tư của Do Ventures bao gồm Sea Group, NAVER, Woowa Brothers và Vertex Holdings.

Sky Mavis

Nhà sản xuất trò chơi dựa trên bockchain là Sky Mavis, công ty đã phát triển trò chơi Axie Infinity, đã huy động được 152 triệu USD trong vòng tài trợ Series B vào tháng 10/2021.

Đầu tư mạo hiểm vào blockchain ở Việt Nam có thể đạt mốc 1 tỷ USD - Ảnh 2.

Tại Diễn đàn Quốc gia về phát triển doanh nghiệp công nghệ số tháng 12/2021, Nguyễn Thành Trung, sáng lập và CEO Sky Mavis cho biết chúng ta phải chủ động, chuẩn bị kỹ về tư duy, kiến thức đối với công nghệ blockchain.

Các công ty đầu tư mạo hiểm nổi tiếng như Andreessen Horowitz, Paradigm và Accel đã dẫn đầu trong việc hỗ trợ tài chính, nâng giá trị của công ty lên 3 tỷ USD. Các nhà đầu tư khác bao gồm Fabric Ventures, Standard Crypto, KONVOY, FTX, Libertus Capital, Samsung NEXT và Seven Seven Six.

Khoản đầu tư sẽ giúp cải thiện cơ sở hạ tầng khi startup phát triển, tuyển dụng nhân tài toàn cầu và thúc đẩy mô hình chơi để kiếm tiền (PTE). Họ nhằm mục đích sử dụng NFT - tài sản số độc nhất được đăng nhập trên blockchain - trong trò chơi, cho phép người chơi thu lợi nhuận từ việc tạo và phân phối tài sản trò chơi. Cho đến nay, thị trường NFT độc quyền của Sky Mavis đã giao dịch với khối lượng 2,2 tỷ USD.

OnBlock

Công ty hàng đầu về tiền điện tử OnBlock đầu tư và hỗ trợ các dự án blockchain và tiền điện tử giai đoạn đầu, tập trung vào blockchain, NFT và hệ sinh thái tài chính phi tập trung (DeFi). OnBlock làm việc với Nhóm Cryptoholic để thảo luận về các dự án tiền điện tử và tư vấn cho các nhà đầu tư. Các đối tác chiến lược của OnBlock bao gồm Coin68, SpaceCrypto Ventures, Kretos Ventures, Python Capital, CryptoViet, Bigcoin Capital, BlockACE và AlphaMoon Capital.

Hiện tại, công ty đang tập trung vào hai mảng là game và dự án đầu tư. Các game bao gồm Chumbi Valley, Crypto Prophecies, DEATH ROAD và DEMOLE - Defi Monster Legends. Các khoản đầu tư liên quan đến các công ty như global, BLOKTOPIA, Casper, blockbank, Communifty, Chromia và Hedera Hashgraph.

OnBlock có kế hoạch nghiên cứu và phát triển hệ sinh thái tiền điện tử của mình và kết nối các dự án tại thị trường Việt Nam. Sự hỗ trợ của OnBlock cho các công ty thông qua tiếp thị và tài trợ sẽ mở rộng các dự án sang phần còn lại của Đông Nam Á.

Mặc dù xu hướng VC tại Việt Nam có những dấu hiệu tăng trưởng và hỗ trợ tích cực, việc chấp nhận blockchain trong nước và toàn cầu vẫn còn một chặng đường dài. Bất kể ngành công nghiệp này đang cung cấp các giải pháp bảo mật, sổ cái quyền sở hữu và các giải pháp lấy người tiêu dùng làm trung tâm cần thiết trên thị trường.

Theo nhận định của techcollectivesea, các startup blockchain mà Việt Nam đang vượt qua rào cản áp dụng chậm để tiếp tục đổi mới và đột phá các ngành khác nhau. Việt Nam nên bàn thảo về các quy định để bắt kịp với những thay đổi mà công nghệ blockchain mang lại cho các lĩnh vực khác nhau. Theo đó, các công ty VC dễ dàng đầu tư và thúc đẩy các startup và giải pháp của họ đến với công chúng và Đông Nam Á nói chung./.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Báo chí quốc tế viết gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?
    Sự kiện Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024 thu hút sự chú ý trong - ngoài nước và cả nhiều cơ quan truyền thông quốc tế.
  • “AI như là một chiếc gương đen”
    Bài báo "AI is the Black Mirror" của Philip Ball cung cấp một cái nhìn chi tiết về trí tuệ nhân tạo (AI) và tác động của nó đến nhận thức con người.
  • Chất lượng thông tin báo chí về kinh tế - Vai trò, yêu cầu thước đo và giải pháp cần có
    Báo chí kinh tế cần là diễn đàn thực thụ cho doanh nghiệp, không chỉ cung cấp thông tin. Thông tin cần chính xác và kịp thời để hỗ trợ doanh nghiệp trong điều chỉnh chiến lược kinh doanh.
  • Những “ngọn đuốc” ở bản
    Ở Tuyên Quang, người có uy tín là những người đi đầu thay đổi nếp nghĩ, cách làm của bà con dân tộc thiểu số (DTTS). Họ như những “ngọn đuốc” đi trước, thắp sáng, lan tỏa tinh thần trách nhiệm, nêu gương với cộng đồng. Gương mẫu, uy tín, những người có uy tín đã và đang góp sức xây dựng bản làng, thôn xóm ngày càng ấm no, giàu mạnh.
  • 5 lý do để tăng cường bảo mật mạng
    Các chương trình an ninh mạng đã phát triển đáng kể trong vài thập kỷ qua. Sự ra đời của điện toán đám mây đã phá vỡ ranh giới an ninh mạng thông thường của của các doanh nghiệp, buộc các tổ chức phải liên tục cập nhật những chiến lược phòng thủ của mình.
Đừng bỏ lỡ
Đầu tư mạo hiểm vào blockchain ở Việt Nam có thể đạt mốc 1 tỷ USD
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO