Đầu tư vào startup an ninh mạng tăng kỷ lục

Bảo Bình | 15/04/2021 14:11
Theo dõi ICTVietnam trên

Đầu tư vào các công ty khởi nghiệp an ninh mạng đã đạt mức cao kỷ lục 7,8 tỷ USD trong năm 2020, theo dữ liệu mới được Crunchbase công bố hôm nay (15/4).

Dẫn đầu cho làn sóng đầu tư vào startup an ninh mạng là Mỹ, với mức tăng 22% so với năm 2019, cao hơn mức tăng trưởng 15% vào các khoản đầu tư mạo hiểm nói chung trong cùng thời kỳ.

Mỹ và Israel là hai thị trường đi đầu về đầu tư mạo hiểm vào các công ty khởi nghiệp an ninh mạng. Hai thị trường này chiếm gần 90% tổng số vốn đầu tư mạo hiểm cho các công ty an ninh mạng năm 2020. Trong đó, Mỹ ghi nhận 76% tổng nguồn vốn đầu tư vào an ninh mạng toàn cầu năm 2020, đạt mức 5,9 tỷ USD.

Đầu tư vào các công ty khởi nghiệp an ninh mạng đã đạt mức cao kỷ lục 7,8 tỷ USD trong năm 2020

Đầu tư vào các công ty khởi nghiệp an ninh mạng đã đạt mức cao kỷ lục 7,8 tỷ USD trong năm 2020

Nguồn vốn đầu tư mạo hiểm rót vào startup an ninh mạng tại Anh chỉ chiếm khoảng hơn 3%, đạt 262 triệu USD trong năm 2020, phần lớn nhờ vào vòng gọi vốn Series C trị giá 80 triệu USD của công ty bảo mật dữ liệu Privitar. Năm 2017, Privitar huy động được 16 triệu USD.

Các con số đầu tư cho lĩnh vực khởi nghiệp an ninh mạng tiếp tục được cải thiện. Báo cáo của Crunchbase cho biết năm 2020 đã chứng kiến tới 6 kỳ lân an ninh mạng mới - các công ty khởi nghiệp được định giá hơn 1 tỷ USD - mức cao nhất trong lịch sử. Trong số 6 kỳ lân đó có 5 công ty của Mỹ và một công ty, Cato Networks của Israel. Từ đầu năm 2021 đến nay, số lượng kỳ lân an ninh mạng mới đã đạt con số 9.

Các nhà đầu tư hàng đầu rót tiền vào các công ty khởi nghiệp an ninh mạng năm 2020 là Accel, tiếp theo là Insight Partners, Techstars và Y Combinator. Trong đó, Techstars và Y Combinator đầu tư mạnh tay vào các startup giai đoạn đầu. Ngoài ra, hãng đầu tư OurCrowd có trụ sở tại Israel và Singtel Innov8 có trụ sở tại Singapore cũng lọt vào danh sách các nhà đầu tư top.

Công ty an ninh mạng NETSCOUT vừa phát hành báo cáo mới nêu chi tiết tình trạng các cuộc tấn công DDoS trong năm qua. Theo đó, năm 2020 là năm đầu tiên số lượng các cuộc tấn công DDoS được quan sát vượt mốc 10 triệu. 

Ngoài việc năm 2020 là năm có số vụ tấn công DDoS cao nhất mọi thời đại, một số kỷ lục khác cũng đã được thiết lập. Chẳng hạn, các cuộc tấn công DDoS nhiều nhất được ghi nhận trong một tháng đạt mức cao mới là 929.000.

Nhìn chung, số lượng các cuộc tấn công DDoS từ năm 2019 đến năm 2020 đã tăng 20% và nửa cuối năm 2020 là thời điểm tập trung nhiều vụ tấn công nhất, với mức tăng đột biến 22% trong sáu tháng cuối năm. 

Đại dịch COVID-19 được xem là một phần nguyên nhân khiến các vụ tấn công DDoS xảy ra cao đột biến trong năm 2020.

Theo báo cáo của công ty an ninh mạng NETSCOUT, số vụ tấn công DDoS đã tăng kỷ lục trong năm qua. Theo đó, năm 2020 là năm đầu tiên số lượng các cuộc tấn công DDoS được quan sát vượt mốc 10 triệu.

Ngoài việc năm 2020 là năm có số vụ tấn công DDoS cao nhất mọi thời đại, một số kỷ lục khác cũng đã được thiết lập. Chẳng hạn, các cuộc tấn công DDoS nhiều nhất được ghi nhận trong một tháng đạt mức cao mới là 929.000.

Nhìn chung, số lượng các cuộc tấn công DDoS từ năm 2019 đến năm 2020 đã tăng 20% và nửa cuối năm 2020 là thời điểm tập trung nhiều vụ tấn công nhất, với mức tăng đột biến 22% trong sáu tháng cuối năm.

Đại dịch COVID-19 được xem là một phần nguyên nhân khiến các vụ tấn công DDoS xảy ra cao đột biến trong năm 2020. Hãng an ninh mạng NETSCOUT cảnh báo tất cả mọi người đều có thể gặp rủi ro bị tấn công mạng.

Hank Thomas, CEO công ty đầu tư mạo hiểm Strategic Cyber Ventures LLC cho hay: “Rõ ràng chúng ta đã có nhiều vụ tấn công mạnh chưa từng có, nhanh chóng và bất ngờ. Điều này đã buộc các nhà điều hành và chiến lược an ninh mạng phải hành động và tạo ra các biện pháp kiểm soát bảo mật mới, để bảo vệ các đường truyền thông tin ngày càng quan trọng trong thời đại mới, cũng như các hệ thống mà mọi người sử dụng để lưu trữ dữ liệu và phân tích dữ liệu”.

Theo hãng đầu tư mạo hiểm, phần còn lại của năm 2021 và 2022 sẽ chứng kiến nhiều động thái cấp chiến lược và mạnh mẽ hơn khi một khuôn khổ an ninh mới, lâu dài hơn được thiết lập để hỗ trợ môi trường kinh doanh. Điều đó có khả năng thúc đẩy củng cố nền tảng bảo mật hơn nữa.

Bài liên quan
  • 7 chiến lược ngăn chặn ransomware từ chuyên gia an ninh mạng
    Trong thời đại số hóa ngày nay, ransomware đã trở thành một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với các doanh nghiệp (DN) và tổ chức trên khắp thế giới. Với khả năng gây ra thiệt hại nặng nề từ mất dữ liệu đến gián đoạn hoạt động kinh doanh, việc bảo vệ khỏi ransomware là một ưu tiên cấp bách.
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • Hình ảnh chiến thắng Điện Biên phủ qua tem bưu chính Việt Nam
    Ngày 07/5/1954, lá cờ “quyết chiến, quyết thắng” của Quân đội Nhân dân Việt Nam tung bay trên nóc hầm tướng De Castries, chiến dịch Điện Biên Phủ đã kết thúc thắng lợi, buộc Chính phủ Pháp phải ký Hiệp định Geneva về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương.
  • "Siêu ứng dụng" được Điện Biên lan tỏa dịp 7/5
    Điện Biên Smart được ví là "siêu ứng dụng" tích hợp nhiều tính năng hiện đại, tạo nên cầu nối trực tiếp giữa người dân và các cấp chính quyền.
  • Sự trỗi dậy của các kỳ lân AI Trung Quốc nhằm cạnh tranh với OpenAI
    Bốn công ty khởi nghiệp (startup) AI Trung Quốc đã trở thành kỳ lân công nghệ với mức định giá hơn 1 tỷ USD, nhằm tăng cường cạnh tranh với OpenAI, đặc biệt là khi ChatGPT không hoạt động ở Trung Quốc.
  • "Tôi dịch cuốn sách về Đại tướng Võ Nguyên Giáp bằng cả trái tim mình"
    Anh Saleem Hammad - người dịch cuốn sách “Võ Nguyên Giáp - Vị tướng của nhân dân” sang tiếng Ả-rập cho biết: “Xuất phát từ tình cảm sâu sắc, sự kính trọng cũng như lòng biết ơn, sau 12 năm gắn bó với đất nước Việt Nam thân thương, tôi đã thực hiện thành công việc dịch cuốn sách “Võ Nguyên Giáp - Vị tướng của nhân dân” sang tiếng Ả-rập bằng cả trái tim mình.”
  • Chiến thắng Điện Biên Phủ qua các số báo của báo Nhân đạo (Pháp)
    Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, nhất là trong chiến dịch Điện Biên Phủ, báo Nhân đạo của Đảng Cộng sản Pháp đã đăng nhiều tin, bài và ảnh về cuộc kháng chiến trường kỳ của nhân dân Việt Nam cũng như những tiếng nói và hành động mạnh mẽ từ nước Pháp vì hòa bình cho Việt Nam.
  • Sân chơi English Beat 2024 mùa 2 thành công tốt đẹp
    Sau hơn 2 tháng tổ chức, English Beat 2024 mùa 2 do mobiEdu phối hợp cùng các Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức đã chính thức thành công tốt đẹp tại 6 tỉnh trải dài trên toàn quốc.
  • Bia Trúc Bạch một kiệt tác, một di sản dẫn lối tinh hoa
    Từ Hoa Bia Saaz quý tộc vùng Zatec một kinh nghiệm bậc thầy tạo ra hương vị tinh túy bậc nhất đẳng cấp vượt thời gian, trải nghiệm đỉnh cao hoàn mỹ. Bia Trúc Bạch một kiệt tác, một di sản dẫn lối tinh hoa.
  • Khai trương Trung tâm Báo chí kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
    Trung tâm Báo chí được thành lập nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho phóng viên (PV) trong nước, quốc tế đưa tin về Lễ kỷ niệm và chủ động, tích cực cung cấp thông tin của Ban Tổ chức về Lễ kỷ niệm.
  • Khám phá đất và người xứ Nghệ trên không gian số
    Thời gian qua, Bảo tàng Nghệ An đã mạnh dạn đưa công nghệ vào hoạt động trưng bày, để tiếp cận và thu hút du khách. Du khách đến với Bảo tàng Nghệ An từ chỗ "cấm sờ tay vào hiện vật" nay có thể được chạm tay vào hiện vật, cổ vật, được khám phá các danh lam, thắng cảnh, lịch sử, con người xứ Nghệ, thông qua không gian số 3D; khám phá kho dữ liệu lịch sử đã được số hóa... giúp Bảo tàng Nghệ An ngày càng hút khách, nhất là giới trẻ.
  • Báo chí và học giả quốc tế ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ
    Báo Resumen Latinoamericano của Argentina những ngày qua liên tục đăng các bài viết cùng nhiều hình ảnh tư liệu minh họa, ca ngợi Chiến thắng Ðiện Biên Phủ của nhân dân Việt Nam.
Đầu tư vào startup an ninh mạng tăng kỷ lục
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO