Đưa vệ tinh NanoDragon sang thử nghiệm tại Nhật Bản

THẢO LÊ. Ảnh: VNSC| 03/03/2021 15:37
Theo dõi ICTVietnam trên

PGS, TS Phạm Anh Tuấn, Tổng Giám đốc Trung tâm Vũ trụ Việt Nam (VNSC), Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cho biết, sáng nay, 3-3, vệ tinh made in Việt Nam NanoDragon (NDG) đã được đóng gói để gửi sang Nhật Bản kiểm tra trước khi phóng lên quỹ đạo vào tháng 9 năm nay, đúng vào dịp 10 năm thành lập VNSC.

Đưa vệ tinh NanoDragon sang thử nghiệm tại Nhật Bản - Ảnh 1.

PGS, TS Phạm Anh Tuấn, Tổng Giám đốc Trung tâm Vũ trụ Việt Nam cùng các nhà khoa học phát triển vệ tinh NanoDragon.

Vệ tinh NanoDragon nặng khoảng 4 kg, dạng siêu nhỏ (cubesat), do Trung tâm Vũ trụ Việt Nam phát triển. Đây là sản phẩm của Đề tài "Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, phóng và vận hành thử nghiệm vệ tinh siêu nhỏ cỡ nano" thuộc "Chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia về công nghệ vũ trụ giai đoạn 2016 - 2020".

TS Lê Xuân Huy, Phó Tổng giám đốc Trung tâm Vũ trụ Việt Nam cho biết, việc phát triển vệ tinh NanoDragon tại Việt Nam là để hướng tới mục tiêu làm chủ công nghệ vệ tinh nhỏ, tự thiết kế và chế tạo vệ tinh nhỏ quan sát trái đất.

Quá trình nghiên cứu, thiết kế, tích hợp, thử nghiệm chức năng vệ tinh hoàn toàn được thực hiện tại Việt Nam, bởi các cán bộ nghiên cứu của VNSC. Ngoài ra toàn bộ cấu trúc cơ khí và mạch phân phối nguồn của vệ tinh cũng được tự chế tạo tại Việt Nam.

Đưa vệ tinh NanoDragon sang thử nghiệm tại Nhật Bản - Ảnh 2.

Vệ tinh NanoDragon được đóng gói để chuyển sang Nhật Bản ngày 3-3.

Vệ tinh NanoDragon đã được được hoàn thiện xong, được tích hợp, thử nghiệm chức năng ở mức hệ thống. Ngày 3-3, vệ tinh được gửi sang Học viện Công nghệ Kyushu, Nhật Bản để thử nghiệm môi trường (giả lập môi trường phóng và môi trường vũ trụ). Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, quá trình thử nghiệm được thực hiện bởi một cán bộ VNSC hiện đang làm nghiên cứu sinh tại trường phối hợp với các cán bộ trong nước thông qua công cụ trực tuyến.

Thử nghiệm rung động, sốc và nhiệt chân không tại Nhật Bản là bước cuối cùng trong việc phát triển phần cứng vệ tinh. Sau khi thử nghiệm xong, vệ tinh sẽ được đưa trở lại Việt Nam để chờ phóng, trong lúc đó sẽ không được tháo lắp hay thay đổi gì về phần cứng nữa mà sẽ chỉ có tối ưu và hoàn thiện phần mềm bay cho vệ tinh.

Dự kiến vệ tinh sẽ được phóng miễn phí bởi tên lửa Epsilon của Nhật Bản theo chương trình "Innovative satellite technology demonstration" vào tháng 9 tới.

Đưa vệ tinh NanoDragon sang thử nghiệm tại Nhật Bản - Ảnh 3.

Cận cảnh vệ tinh NanoDragon.

Vệ tinh NDG dự kiến sẽ hoạt động ở quỹ đạo đồng bộ mặt trời (SSO) ở độ cao khoảng 520 km. Vệ tinh có hai nhiệm vụ chính. Nhiệm vụ thứ nhất là tích hợp một bộ thu tín hiệu nhận dạng tự động tàu thủy (Automatic Identification System - AIS) sử dụng cho mục đích theo dõi, giám sát phương tiện trên biển. Nhiệm vụ thứ hai là sử dụng một thiết bị chụp ảnh quang học để xác thực chất lượng bộ điều khiển tư thế vệ tinh khi hoạt động trên quỹ đạo.

Kế hoạch thử nghiệm vệ tinh NanoDragon tại KIT:

Vệ tinh NanoDragon trước lúc được gửi sang Nhật Bản.

- Ngày 3-3: Gửi vệ tinh sang Nhật Bản

- Ngày 6,7-3: Kiểm tra vệ tinh tại Nhật Bản sau khi nhận được (bởi cán bộ VNSC tại Nhật Bản)

- Ngày 8-14-3: Thử nghiệm nhiệt trong buồng chân không

- Ngày 15-31: Thử nghiệm Fit-check lần 1

- Ngày 16,17-3: Thử nghiệm rung động

- Ngày 19-3: Thử nghiệm sốc

- Ngày 20-3: Thử nghiệm Fit-check lần 2

Sau khi thử nghiệm, vệ tinh sẽ được gửi trả về Việt Nam để chờ phóng. Trong thời gian này, phần mềm bay của vệ tinh vẫn có thể được kiểm tra, tối ưu, để bảo đảm vệ tinh vận hành trơn tru trên quỹ đạo.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Khoảng 95% người tiêu dùng mua hàng qua livestream
    Với dân số đông, tỷ lệ sử dụng Internet cao, Việt Nam là thị trường màu mỡ cho thương mại điện tử (TMĐT) phát triển. Theo nghiên cứu của các chuyên gia, 95% người mua sắm trực tuyến đã mua hàng từ các phiên livestream trong suốt 3 tháng đầu năm 2024.
  • HONOR mở bán X8b tại Thế Giới Di Động
    Thế Giới Di Động (TGDĐ) và HONOR Việt Nam đã ký kết hợp tác kinh doanh, mở bán đặc quyền HONOR X8b với mức giá 7,69 triệu đồng.
  • Xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp số toàn diện để giải quyết "điểm nghẽn"
    Tại phiên họp thứ 8 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số (CĐS) diễn ra mới đây, ông Huỳnh Quang Liêm, Tổng Giám đốc Tập đoàn VNPT cho rằng, CĐS nông nghiệp là một bài toán khó nhưng không thể không làm.
  • Bà Rịa - Vũng Tàu chính thức ra mắt mini app BR-VT Smart trên Zalo
    Từ dịch vụ công (DVC) trực tuyến, giải đáp thắc mắc cho đến các tiện ích như hiến kế phát triển tỉnh, lịch tiếp công dân, thông tin quy hoạch, thông tin đất đai... đều được tích hợp trong mini app “BR-VT Smart” trên Zalo của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
  • Số vốn đầu tư cho startup Việt năm 2023 giảm 17%
    Theo báo cáo Đầu tư công nghệ và Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2024, năm 2023, các startup Việt Nam nhận được tổng số vốn đầu tư là 529 triệu USD, giảm 17% so với năm trước, do ảnh hưởng bởi tình hình kinh tế biến động trên toàn cầu.
Đừng bỏ lỡ
Đưa vệ tinh NanoDragon sang thử nghiệm tại Nhật Bản
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO