Quan hệ giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) là một trong những mối quan hệ đối ngoại quan trọng nhất của Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.
Tiến trình phát triển các chính sách về luồng dữ liệu xuyên Đại Tây Dương gồm các văn bản chính là : “Thỏa thuận Cảng an toàn”, “Thỏa thuận Tấm khiên riêng tư” và mới nhất là "Thỏa thuận Khung quyền riêng tư dữ liệu EU - Mỹ".
Sau nhiều tháng tranh cãi, Nghị viện châu Âu (EP) đã ký ban hành luật toàn diện đầu tiên trên thế giới để quản lý trí tuệ nhân tạo (AI). Mục tiêu của luật là thúc đẩy AI đáng tin cậy cùng sự đổi mới.
X (nền tảng mạng xã hội của Elon Musk), ByteDance (chủ sở hữu TikTok) và Booking.com có thể đáp ứng tiêu chí "người gác cổng" của Liên minh châu Âu (EU), có nghĩa là họ phải tuân thủ những quy định nghiêm ngặt hơn trong lĩnh vực công nghệ.
Các quốc gia thành viên của Liên minh Châu Âu (EU) ngày 2/2 đã thống nhất về các chi tiết kỹ thuật của Đạo luật Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence Act) của khối, đánh dấu một bước quan trọng hướng tới việc chính thức điều tiết không gian AI đang phát triển nhanh chóng.
Không gian mạng (KGM) đã trở thành một lĩnh vực quan trọng trong hợp tác và cạnh tranh giữa các cường quốc. Là khu vực có mức độ thâm nhập mạng hàng đầu thế giới, Liên minh châu Âu (EU) có lo ngại sâu sắc đối với các mối đe dọa KGM.
Các tiêu chuẩn xanh của châu Âu (EU) đang được áp dụng ngày càng rộng và sâu hơn, yêu cầu bắt buộc với các sản phẩm nhập khẩu vào thị trường này. Các doanh nghiệp của Việt Nam cần có một cái nhìn tổng thể, sẵn sàng chuẩn bị nhằm đảm bảo hoạt động tốt.
Sau ba năm thực thi, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) đã mang lại những lợi ích nhất định, đặc biệt, nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng. Tuy nhiên, thị trường này vẫn còn nhiều dư địa để các doanh nghiệp Việt tập trung đầu tư, khai thác.
Với các chính sách phát triển kinh tế biển mới và tăng trưởng xanh, việc nghiên cứu tiềm năng và phát triển năng lượng thủy triều trên biển là rất cần thiết trong việc bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế biển.
Liên minh châu Âu (EU) đang cố gắng kết nối lại với các thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) khi cả hai khối đều đang phải ứng phó với các thách thức khác nhau về kinh tế, ngoại giao và y tế.
Việt Nam mong muốn các doanh nghiệp của Liên minh châu Âu (EU) tiếp tục quan tâm, ưu tiên lựa chọn Việt Nam là đơn vị sản xuất, cung cấp các mặt hàng da dày trong thời gian tới.
EU vừa công bố đóng góp 10 tỷ euro triển khai chiến lược Cửa ngõ toàn cầu thông qua các dự án hợp tác, khởi động Sáng kiến Nhóm châu Âu về kết nối bền vững tại ASEAN. Đồng thời, EU sẽ triển khai Chương trình Sáng kiến Xanh trị giá 30 triệu Euro hỗ trợ các dự án hợp tác cụ thể.
Hợp tác giữa EU và Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được kỳ vọng sẽ phần nào khắc phục các vấn đề trong chuỗi cung ứng quốc tế, khởi động lại tiến trình toàn cầu hóa đang suy giảm.