Truyền thông

Giao dịch sôi động, cần xây dựng khung pháp lý cho Mobile Money

Nguyễn Nhàn 27/11/2024 15:35

Đến 31/12/2024, chương trình thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ (Mobile Money) sẽ kết thúc. Do vậy, việc sớm bổ sung quy định pháp lý về dịch vụ Mobile Money để các tổ chức có cơ sở triển khai đầu tư, hoạt động.

Số lượng tài khoản Mobile Money vượt hơn 9,87 triệu

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa có báo cáo tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện thí điểm dịch vụ Mobile Money theo Quyết định số 316/QĐ-TTg ngày 09/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ và đề xuất xây dựng Nghị định để tạo khuôn khổ pháp lý chính thức về hoạt động cung ứng dịch vụ Mobile-Money.

Theo NHNN, đến cuối tháng 9/2024, tổng số khách hàng đăng ký và sử dụng dịch vụ Mobile-Money là hơn 9,87 triệu khách hàng. Trong đó, Viettel chiếm 73%, VNPT-Media chiếm 21%, MobiFone chiếm 6%.

Số lượng khách hàng đăng ký và sử dụng dịch vụ ở nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo là gần 7,1 triệu khách hàng (chiếm 71,73% tổng số khách hàng đăng ký và sử dụng dịch vụ). Tổng số tài khoản Mobile-Money đang hoạt động đến cuối tháng 9/2024 là hơn 6,56 triệu tài khoản, đạt tỷ lệ khoảng 66,46% tổng số tài khoản đăng ký.

vnpmobilemoney9-17004670433411082813612.jpg
Theo NHNN, đến cuối tháng 9/2024, tổng số khách hàng đăng ký và sử dụng dịch vụ Mobile-Money là hơn 9,87 triệu khách hàng.

Đến cuối tháng 9/2024, có 11.939 điểm kinh doanh Mobile Money được thiết lập trên cả nước (Viettel chiếm 64%, VNPT-Media chiếm 29%, MobiFone chiếm 7%). Số lượng điểm kinh doanh thuộc vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo là 7.529 điểm, chiếm khoảng 63% tổng số điểm kinh doanh được thiết lập.

NHNN cho biết trong quá trình giám sát số dư tài khoản đảm bảo thanh toán cho dịch vụ Mobile Money của 3 doanh nghiệp (DN) thực hiện thí điểm, chưa phát hiện vi phạm về việc đảm bảo số dư trên các tài khoản đảm bảo thanh toán được duy trì lớn hơn so với tổng số dư tất cả các tài khoản Mobile Money của các khách hàng tại cùng một thời điểm.

Về hoạt động phòng, chống rửa tiền, thời gian qua, NHNN chưa nhận được báo cáo giao dịch đáng ngờ từ các DN thực hiện thí điểm cung cấp dịch vụ Mobile Money.

Dịch vụ Mobile Money đã góp phần: cung ứng một kênh giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt nhanh chóng và thuận tiện cho khách hàng (thay vì phải trực tiếp đến ngân hàng thực hiện giao dịch hay phải mang theo tiền mặt, khách hàng chỉ cần thao tác trên điện thoại di động hoặc đến các điểm kinh doanh gần nhất); khách hàng có thể sử dụng dịch vụ 24/7, thanh toán mọi lúc, mọi nơi với thiết bị di động; thay đổi dần thói quen thanh toán bằng tiền mặt của người dân vẫn còn khá phổ biến hiện nay; người sử dụng dần quen với việc thanh toán không dùng tiền mặt và sẽ sử dụng các dịch vụ tài chính ngân hàng khác (ví dụ như: thanh toán qua tài khoản ngân hàng), đặc biệt là với các giao dịch thanh toán có giá trị lớn.

Đối với các khách hàng đã có tài khoản ngân hàng sẽ có thêm các lựa chọn sử dụng để thanh toán, phù hợp hơn với mục tiêu thanh toán có giá trị nhỏ.

Sử dụng tài khoản Mobile Money góp phần loại bỏ dần việc sử dụng thẻ cào viễn thông trong nền kinh tế, tiết kiệm chi phí xã hội cho việc in ấn, sử dụng thẻ cào viễn thông; cũng như tránh việc lợi dụng, sử dụng cho các mục đích thanh toán bất hợp pháp; kiểm soát, không để phát sinh lượng tiền tệ từ việc sử dụng thẻ cào, đảm bảo ổn định an ninh, tiền tệ quốc gia.

Hoàn thiện khung pháp lý

Dịch vụ Mobile Money sau thời gian triển khai thí điểm đã đạt được các kết quả khả quan và đảm bảo an toàn, góp phần vào thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa theo định hướng của Chính phủ và NHNN.

Tuy nhiên, dịch vụ này được triển khai thí điểm theo quy định tại Quyết định 316/QĐ-TTg, chưa có hành lang pháp lý chính thức nên các tổ chức triển khai rất thận trọng, phần nào ảnh hưởng đến các quyết định tăng ngân sách đầu tư cho phát triển dịch vụ. Do vậy, theo cơ quan quản lý, cần bổ sung quy định pháp lý về dịch vụ Mobile Money để các tổ chức có cơ sở triển khai đầu tư, hoạt động.

Theo các nhà mạng triển khai thí điểm dịch vụ Mobile Money, việc thực hiện thí điểm dịch vụ Mobile Money được thực hiện thí điểm đến hết ngày 31/12/2024, sau thời điểm này các DN thực hiện thí điểm sẽ phải tạm dừng cung ứng dịch vụ nếu chưa có quy định pháp lý, chính sách quản lý phù hợp. Do đó, các DN thực hiện thí điểm kiến nghị cơ quan quản lý nhà nước xây dựng, ban hành hành lang pháp lý chính thức, tạo môi trường thuận lợi cho việc phát triển dịch vụ sau thời gian thí điểm

Các DN thực hiện thí điểm đề xuất tăng hạn mức giao dịch lớn hơn 10 triệu đồng/tháng/tài khoản Mobile Money cho tổng các giao dịch: Rút tiền, chuyển tiền và thanh toán.

Các DN thực hiện thí điểm cho biết còn gặp một số khó khăn (thời gian, nguồn lực, chi phí…) trong việc trực tiếp ký hợp đồng với từng đơn vị chấp nhận thanh toán; chưa tận dụng được mạng lưới hạ tầng thanh toán sẵn có. Các DN thực hiện thí điểm đề xuất được phát triển đơn vị chấp nhận thanh toán thông qua các ngân hàng, tổ chức trung gian thanh toán được Ngân hàng Nhà nước cấp phép.

Ngoài ra, Viettel, VNPT-Media đề xuất về việc xem xét, có cơ chế cho phép liên thông giữa các tài khoản Mobile-Money của các DN thực hiện thí điểm; theo đó, khách hàng có thể chuyển tiền giữa các tài khoản Mobile Money của DN thí điểm này với DN thí điểm khác.

Viettel đề xuất cho phép mở rộng nghiệp vụ nạp, rút, chuyển tiền giữa tài khoản Mobile Money và thẻ trả trước để tạo thuận lợi hơn trong quá trình sử dụng dịch vụ. Viettel cũng kiến nghị cho phép khách hàng được lựa chọn phương thức xác thực giao dịch hoặc không sử dụng phương thức xác thực giao dịch đối với các giao dịch thường xuyên, định kỳ (như thanh toán điện, nước, viễn thông, phí giao thông …)./.

Bài liên quan
  • 5 định hướng đẩy mạnh triển khai mobile money của MobiFone
    MobiFone thúc đẩy mở rộng hệ sinh thái tài chính số với việc triển khai cung cấp dịch vụ tiền di động MobiFone Money, từ đó góp phần thúc đẩy mạnh mẽ quyết tâm thay đổi thói quen thanh toán không dùng tiền mặt của người dân.
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Việt Nam đưa ít nhất 2 tuyến cáp quang biển mới vào khai thác năm 2025
    Theo Cục trưởng Cục Viễn thông, Bộ TT&TT khuyến khích đầu tư vào việc mở rộng mạng cáp quang và đảm bảo việc truy cập Internet trở thành hiện thực cho mọi hộ gia đình Việt Nam. Việt Nam sẽ đưa ít nhất 2 tuyến cáp quang biển mới vào khai thác vào năm 2025.
  • ‏FPT hợp tác cùng nhà cung cấp giải pháp quản trị doanh nghiệp Top 10 thế giới‏
    ‏FPT vừa ký kết thỏa thuận với công ty Yonyou - nhà cung cấp giải pháp ERP top 10 toàn cầu (theo IDC). Hai bên sẽ phối hợp, phát huy thế mạnh để cung cấp giải pháp chuyển đổi số toàn diện cho doanh nghiệp tại khu vực Đông Nam Á. ‏
  • Cách Masan dồn lực cho mảng tiêu dùng bán lẻ trong năm 2024
    Năm 2024 đánh dấu nhiều bước ngoặt trong chiến lược dồn lực cho mảng tiêu dùng bán lẻ của Tập đoàn Masan như thực hiện thành công các thương vụ M&A giúp gia tăng nguồn lực tài chính, tăng tốc mô hình bán lẻ và IPO công ty Masan Consumer.
  • Phát thanh và Truyền hình chuyển mình trong kỷ nguyên số
    Truyền thông số có khả năng phát triển đến mức thay thế hoàn toàn các hình thức truyền thông truyền thống hay không vẫn là một câu hỏi chưa có lời giải thỏa đáng. Tuy vậy, điều chắc chắn là chuyển đổi số trong truyền thông đang trở thành một xu thế tất yếu. Quá trình này không chỉ đặt ra nhiều thách thức mà còn mở ra vô số cơ hội mới, đồng thời tái định vị vai trò của phát thanh và truyền hình trong bối cảnh hiện đại.
  • Ferroli 20 năm đồng hành cùng gia đình Việt
    Khi nhắc đến Ferroli, nhiều gia đình Việt đã quá quen thuộc với hình ảnh của một thương hiệu bình nước nóng uy tín và chất lượng đến từ Italia. Thế nhưng, ít ai biết rằng cách đây 20 năm, Ferroli chỉ là một thương hiệu mới đặt chân vào thị trường Việt Nam, với sứ mệnh mang đến sự ấm áp và an toàn cho từng gia đình Việt.
Đừng bỏ lỡ
Giao dịch sôi động, cần xây dựng khung pháp lý cho Mobile Money
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO