Chuyển động ICT

Kết nối tri thức để giải quyết các vấn đề quan trọng của ICT trong cuộc sống hiện đại

AD 13:58 27/02/2024

Lĩnh vực Công nghệ thông tin - Truyền thông (ICT), đặc biệt là các cơ sở hạ tầng mạng, máy tính và dịch vụ mới đang thay đổi mạnh mẽ xã hội của chúng ta về mọi mặt. Những tiến bộ này không chỉ tác động đến cách mọi người làm việc mà còn đến cách chúng ta tương tác, học tập, đào tạo, hợp tác, giải trí,…

Tuy nhiên, làm thế nào để những giải pháp công nghệ kỹ thuật mới này thực sự đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ chuyển đổi số (CĐS) có xét đến tác động của môi trường sống là những khía cạnh quan trọng được trao đổi, thảo luận tại Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ 11 về “Những tiến bộ trong hạ tầng và dịch vụ Công nghệ thông tin - Truyền thông” (International Workshop on Advances in ICT Infrastructures and Services – ADVANCE 2024).

Hội thảo do Viện Công nghệ Thông tin (CNTT) - Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức, diễn ra từ ngày 26 - 28/2/2024, đã thu hút được sự tham gia đông đảo của các chuyên gia, các nhà khoa học đến từ Cộng hòa Pháp, Canada, Brazil và Việt Nam.

Đây được coi là diễn đàn để các nhà quản lý, các tổ chức, doanh nghiệp và chuyên gia công nghệ, nhà khoa học hoạt động trong lĩnh vực ICT gặp gỡ, trao đổi, nắm bắt về hiện trạng, giới thiệu về các hoạt động và kết quả nghiên cứu, tìm kiếm cơ hội hợp tác, giới thiệu những giải pháp kỹ thuật công nghệ mới, liên kết đẩy mạnh phát triển ứng dụng ICT phục vụ cuộc sống.

418-202402271341321.png
GS.TS. Trần Xuân Tú – Viện trưởng Viện CNTT: Hội thảo là một sự kiện khoa học công nghệ quan trọng tập trung vào những tiến bộ đột phá trong lĩnh vực ICT

Phát biểu khai mạc hội thảo, GS.TS. Trần Xuân Tú – Viện trưởng Viện CNTT, Chủ tịch Hội thảo nhấn mạnh, đây là một sự kiện khoa học công nghệ quan trọng tập trung vào những tiến bộ đột phá trong lĩnh vực ICT.

“Chúng ta đang sống trong thời đại Công nghiệp 4.0, CĐS - nơi truyền thông và truyền tải thông tin trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Hội thảo không chỉ là nơi gặp gỡ mà còn là dịp để các nhà khoa học chia sẻ kinh nghiệm, kết quả nghiên cứu và các ý tưởng mới”, GS.TS. Trần Xuân Tú chia sẻ.

GS.TS. Trần Xuân Tú cũng bày tỏ hy vọng đây sẽ là một cơ hội để học hỏi, trao đổi ý tưởng và xây dựng một cộng đồng nghiên cứu vững mạnh, nhiều cơ hội hợp tác sẽ được mở ra trong thời gian tới.

Chia sẻ tại Hội thảo GS.TS. Joberto S. B. Martins, đồng Chủ tịch Hội thảo đến từ Đại học Salvador (UNIFACS), Brazil cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phân bố tài nguyên truyền thông mạng thông minh với các ứng dụng đã nêu ra các mô hình, các giao thức mới, các giải pháp thông minh mới và hệ thống phức tạp có quy mô lớn đang xuất hiện ở nhiều lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Hội thảo là cơ hội kết nối tri thức để giải quyết các vấn đề quan trọng, có tính chất quyết định của ICT trong cuộc sống hiện đại.

418-202402271341322.png
Đại biểu tham dự chụp ảnh tại Hội thảo ADVANCE 2024.

Hội thảo thu hút được rất nhiều các bài tham luận trình bày với các đề tài hấp dẫn của các chuyên gia đến từ nhiều nước trên thế giới như: Tích hợp việc sử dụng thông tin hình ảnh từ xa vào thiết kế các tình huống giao tiếp (GS. Pierre Duhamel, Đại học Paris-Saclay đến từ Cộng hòa Pháp); Giới thiệu về IoT, MEC (điện toán biên di động) và điện toán đám mây (GS. Nazim Agoulmine - Cộng hòa Pháp); Mở khóa các tiềm năng của Blockchain trong chăm sóc sức khỏe (GS. Abdelhakim Hafid - Đại học Montreal, Canada); Đánh giá hệ thống các ứng dụng y tế điện tử với sự hỗ trợ của BlockChain: Cơ hội nghiên cứu và số liệu (GS. Neuman De Souza - đại học UFC, Brazil).

418-202402271341323.png
TS. Bùi Duy Hiếu – Trưởng phòng Thí nghiệm AIoT, Viện Công nghệ Thông tin trình bày báo cáo.

Đặc biệt, trong đó nhóm nghiên cứu Hệ thống tích hợp thông minh (SISLAB), Viện CNTT tham gia hội thảo với báo cáo "Đảm bảo an toàn cho các ứng dụng IoT công suất siêu thấp". Báo cáo trình bày các kết quả nghiên cứu về thiết kế công suất thấp và phần cứng bảo mật cho các thiết bị Internet vạn vật (IoT) với các ràng buộc về tài nguyên, công suất và năng lượng tiêu thụ trong khi cần phải đáp ứng các yêu cầu về bảo mật, an toàn cho hệ thống.

Trong thời gian qua, các nhà khoa học của Viện CNTT cũng đã triển khai nhiều đề tài, nhiệm vụ khoa học công nghệ hợp tác với các đối tác quốc tế, công bố nhiều công trình khoa học chung với các học giả quốc tế./.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • 5 startup công nghệ Việt Nam đang được chú ý
    Trong những năm qua, hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo của Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể, tạo được môi trường thuận lợi, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quốc gia.
  • Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh hoãn cấm TikTok 75 ngày
    Ngay trong ngày đầu tiên nhậm chức ngày 20/01, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký một sắc lệnh hành pháp để hoãn việc thực thi lệnh cấm TikTok ở Mỹ trong ít nhất 75 ngày.
  • Tết sắm trang sức DOJI, nhân đôi xuân sắc và tài lộc
    Những ngày cận Tết, chị em tất bật sắm sửa quần áo, làm tóc để đón diện mạo mới, chào tân niên đầy hứng khởi. DOJI giới thiệu những bộ sưu tập tinh hoa như lời chúc xuân tròn đầy gửi đến mỗi khách hàng, cùng ưu đãi hấp dẫn dành riêng cho năm mới Ất Tỵ.
  • Tân Tổng thống Mỹ thu hồi Sắc lệnh về giảm thiểu rủi ro AI
    Ngày 20/1, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thu hồi sắc lệnh hành pháp năm 2023 do cựu Tổng thống Joe Biden ký nhằm mục đích giảm thiểu rủi ro mà trí tuệ nhân tạo (AI) gây ra cho người dùng, người lao động và an ninh quốc gia.
  • Giải pháp xây dựng nền tảng ứng dụng AI trong doanh nghiệp
    Nền tảng công nghệ thông tin (CNTT) kỹ thuật số tích hợp nhiều công nghệ, bao gồm trí tuệ nhân tạo, các giải pháp CNTT điều khiển từ xa và phân tích dữ liệu để cải thiện việc cung cấp dịch vụ CNTT và điện tử viễn thông (ĐTVT).
Đừng bỏ lỡ
Kết nối tri thức để giải quyết các vấn đề quan trọng của ICT trong cuộc sống hiện đại
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO