Liên minh doanh nghiệp Việt cung cấp giải pháp họp online dạng “may đo”

Vân Anh| 20/04/2020 11:15
Theo dõi ICTVietnam trên

Bộ TT&TT vừa đồng ý bảo trợ cho CoMeet, liên minh phát triển các giải pháp họp trực tuyến trên nền tảng Jitsi. CoMeet hướng tới cung cấp giải pháp hội nghị trực tuyến dạng "may đo" cho cơ quan nhà nước, doanh nghiệp lớn tại Việt Nam.

Liên minh doanh nghiệp Việt cung cấp giải pháp họp online dạng “may đo” - Ảnh 1.

Liên minh CoMeet hướng đến cung cấp giải pháp họp trực tuyến trên nền Jitsi theo dạng "may đo" chất lượng cao cho khối cơ quan nhà nước và doanh nghiệp lớn tại Việt Nam. (Ảnh minh họa)

Cơ hội cho doanh nghiệp công nghệ Việt

Thời gian gần đây, các app hỗ trợ học tập, làm việc trực tuyến của nước ngoài như Zoom liên tục bị trục trặc, chạy không ổn định, bị nghẽn mạng. Theo chuyên gia Vũ Thế Bình, Tổng Thư ký Hiệp hội Internet Việt Nam (VIA), có 2 nguyên nhân chính đưa đến tình trạng này.

Một là do thực hiện chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về cách ly toàn xã hội, nhu cầu sử dụng Internet tại nhà để học tập, làm việc và giải trí tăng cao. Bên cạnh đó, việc cáp biển AAG gặp sự cố vào ngày 2/4 làm tổng dung lượng kết nối Internet đi quốc tế bị thiếu hụt nhiều. “Không chỉ dịch vụ hội nghị trực tuyến, mà các dịch vụ dựa trên nền tảng dịch vụ ở nước ngoài, đều gặp tình trạng thiếu ổn định, chất lượng giảm sút”, ông Bình nhận định.

Vị chuyên gia này cũng phân tích, nhu cầu họp, hội nghị, học hay gặp mặt trực tuyến khá đa dạng. Với cơ quan nhà nước, các hệ thống phòng họp trực tuyến cố định đã trở nên quen thuộc và các giải pháp nước ngoài với công nghệ độc quyền, chất lượng cao, giá cao là phổ biến. Còn với từng cá nhân, có rất nhiều dịch vụ nền tảng trong nước và nước ngoài phục vụ song phương hoặc các nhóm nhỏ, miễn phí.

Tuy nhiên, dịch bệnh đã làm nảy sinh các nhu cầu phức hợp như họp trực tuyến số lượng người dự trung bình (đến 40 - 50 người), họp tích hợp với hệ thống phòng họp trực tuyến cố định, yêu cầu bảo đảm tính riêng tư và bảo mật, nhu cầu đảm bảo chất lượng dịch vụ ổn định... Vì thế, tạo thêm cơ hội cho các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam hình thành và thúc đẩy những giải pháp, dịch vụ của mình.

Cung cấp giải pháp hội nghị truyền hình dạng "may đo" chất lượng cao

Liên minh CoMeet ra đời đầu tháng 4/2020 nhằm góp phần đem đến những giải pháp hiệu quả, an toàn, bảo mật, tự chủ công nghệ và được thiết kế tùy biến theo yêu cầu riêng của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, trong bối cảnh nhiều đơn vị đã và đang chuyển sang mô hình làm việc online, trực tuyến.

CoMeet có 5 thành viên CMC TS, NetNam, iWay, FDS và DQN đều là những hội viên tích cực của Câu lạc bộ Phần mềm tự do nguồn mở Việt Nam (VFOSSA). Liên minh vừa chính thức công bố cung cấp chùm giải pháp tư vấn, thiết kế, triển khai, tích hợp, hỗ trợ và bảo trì hệ thống video conference (họp trực tuyến) trên nền tảng phần mềm nguồn mở Jitsi cho các cơ quan, doanh nghiệp.

Mới đây, Bộ TT&TT đã đồng ý bảo trợ và giao Cục Tin học hóa đồng hành cùng liên minh CoMeet truyền thông các giải pháp họp trực tuyến trên nền tảng nguồn mở Jitsi.

 Đại diện Cục Tin học hóa khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức nên sử dụng giải pháp trên nền Jitsi nhờ tính năng dễ sử dụng, có thể dùng trên mọi thiết bị, nhiều nền tảng như MS Windows, MAC OS, iOS, Android và đặc biệt là có tính bảo mật cao.

Theo đại diện CoMeet, liên minh hướng đến cung cấp giải pháp họp trực tuyến dạng "may đo" chất lượng cao cho khối các cơ quan nhà nước và doanh nghiệp lớn tại Việt Nam. CoMeet vừa tung ra 3 gói dịch vụ từ cơ bản đến nâng cao nhằm phủ sóng mọi nhu cầu hội họp với giá chưa đến 1 triệu đồng/ngày không giới hạn số lượng người dùng.

Cụ thể, các tổ chức, doanh nghiệp có quy mô lớn, nhu cầu hội, họp từ vài chục đến vài trăm người cùng lúc có thể sử dụng gói cơ bản với các dịch vụ trọn gói bao gồm tư vấn, thiết kế, triển khai và hỗ trợ, bảo trì. Với gói cơ bản, doanh nghiệp dễ dàng tùy biến giao diện, tối ưu hóa hệ thống theo thực tế. Việc linh hoạt trong “may đo” cũng giúp tối ưu chi phí và bám sát nhu cầu sử dụng của khách hàng.

Khi các tổ chức, doanh nghiệp muốn giám sát tài nguyên máy chủ hay các thông số chính của hệ thống họp trực tuyến như số cuộc họp đồng thời, số người tham gia mỗi cuộc họp, theo dõi và cảnh báo … thì lựa chọn gói nâng cao là gợi ý không tồi. Với gói dịch vụ này, các doanh nghiệp có thể dễ dàng theo dõi, nâng cấp mở rộng hệ thống họp trực tuyến cũng như tích hợp với hệ thống Polycom, CISCO, Granstream, Yealink, tổng đài CCALL Cloud, SIP, chữ ký số và các hệ thống nghiệp vụ như dịch vụ công, một cửa điện tử, điều hành tác nghiệp…

Ngoài ra, những đơn vị không có hạ tầng có thể chọn sử dụng thêm gói dịch vụ chuyên về hạ tầng của CoMeet.

Đại diện liên minh CoMeet chia sẻ, giải pháp họp trực tuyến nguồn mở được phát triển theo chuẩn mở với thiết kế kỹ thuật, mã nguồn được rà soát ngang hàng sẽ tăng cường mức độ an toàn, giảm thiểu khả năng tồn tại những lỗi tiềm ẩn, gây mất an toàn, an ninh, đảm bảo tính bảo mật và quyền riêng tư cho người sử dụng ở mức cao nhất.

Nếu so sánh với các ứng dụng video conference có máy chủ đặt tại nước ngoài, tiêu tốn khá nhiều băng thông và thường gặp sự cố về Internet thì giải pháp họp trực tuyến nguồn mở trên nền tảng Jitsi có lợi thế lớn khi hạ tầng máy chủ được đặt trong nước, không phụ thuộc vào băng thông quốc tế.

Điều này đảm bảo được chất lượng hình ảnh, âm thanh của cuộc họp, phục vụ đồng thời một số lượng lớn người họp mà không bị gián đoạn, giật lag.

Bài liên quan
  • Hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam phát triển hợp đồng điện tử an toàn
    Thương mại điện tử đã và đang trở thành động lực chủ chốt trong nền kinh tế số, với tốc độ tăng trưởng ấn tượng và dự kiến sẽ chiếm 10% tổng doanh thu bán lẻ vào năm 2025. Trong bối cảnh đó, chữ ký số và định danh xác thực được xem là giải pháp hàng đầu bảo đảm an toàn, phòng ngừa gian lận trong giao dịch điện tử.
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Thúc đẩy hợp tác thông tin và truyền thông với các nước Trung Đông
    Từ ngày 28 - 31/10, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đến ba nước Tiểu vương quốc Ả-rập Thống nhất, Ả-rập Xê-út và Qatar, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng đã có các cuộc làm việc với các cơ quan quản lý và doanh nghiệp tại các nước này, đặt nền móng cho việc mở rộng các chương trình hợp tác với khu vực này.
  • Tại sao bộ phận CNTT cần nâng cấp trải nghiệm nhân viên số?
    Có rất nhiều lợi ích khi cải thiện trải nghiệm nhân viên kỹ thuật số (DEX) và đây là lĩnh vực mà các nhà lãnh đạo rất lạc quan. Tuy nhiên, có sự khác biệt khi nói đến ứng dụng thực tế trong bộ phận công nghệ thông tin.
  • "Không gian mới" và một số vấn đề đặt ra cho ngành xuất bản
    Cách mạng công nghệ (CMCN) lần thứ tư tạo ra chuyển đổi số, tạo ra một không gian mới là không gian mạng (KGM). Trong ngành xuất bản tự nhiên xuất hiện hàng loạt doanh nghiệp mới, chủ yếu là doanh nghiệp công nghệ số, chưa từng làm xuất bản nhưng lại có sản phẩm thay thế xuất bản. Chủ yếu là ở trên không gian mới - KGM.
  • Các cuộc tấn công ngầm trong truyền thông kỹ thuật số
    Trong thế giới trực tuyến của chúng ta, chúng ta đang phải đối mặt với một mối đe dọa mạng mới vừa lén lút vừa nguy hiểm: các cuộc tấn công ngầm.
  • Tạo "hệ sinh thái" KOL trẻ vì cộng đồng
    Sau hành trình của Đội tuyển bóng đá U23 Việt Nam năm 2018, vượt ra ngoài khuôn khổ trận đấu, mỗi cầu thủ sau khi trở về đều trở thành niềm tự hào của quê hương, đồng thời truyền cảm hứng, nối ước mơ cho thế hệ trẻ. Cùng công thức ấy, liệu có thể áp dụng cho lĩnh vực chính trị-xã hội?
Đừng bỏ lỡ
Liên minh doanh nghiệp Việt cung cấp giải pháp họp online dạng “may đo”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO