Diễn đàn

Liệu Ấn Độ có thể vượt qua các thách thức để trở thành trung tâm bán dẫn toàn cầu?

Ngọc Diệp 27/03/2024 14:32

Ấn Độ đang từng bước khẳng định tham vọng trở thành trung tâm bán dẫn lớn của thế giới với việc phê duyệt kế hoạch xây dựng 3 nhà máy chip bán dẫn trong đầu năm nay, tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng để thành công nước này vẫn còn nhiều việc phải làm.

picture1.png

Ấn Độ và tham vọng dẫn đầu ngành sản xuất chip

Dưới thời Thủ tướng Narendra Modi, Ấn Độ đã nỗ lực thu hút đầu tư vào lĩnh vực này thông qua cải cách thuế và trợ cấp. Hồi cuối tháng 2, Chính phủ Ấn Độ đã phê duyệt ba dự án nhà máy sản xuất chất bán dẫn (chip), với tổng kinh phí lên đến 15 tỷ USD.

Dự án thứ nhất là nhà máy do tập đoàn Tata Electronics của Ấn Độ hợp tác với Tập đoàn sản xuất chất bán dẫn Powerchip (PSMC) của vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc) thiết lập. Tổng vốn đầu tư khoảng 11 tỷ USD, với công suất nhà máy dự kiến đạt 50.000 tấm silicon bán dẫn (wafer) mỗi tháng.

Nhà máy thứ hai là ATMP, do hai công ty công nghệ nội địa là Tata Semiconductor Asembly và Test Pvt Ltd đầu tư, với khoản kinh phí 3,26 tỷ USD. Cơ sở này sẽ tham gia vào việc đóng gói và thử nghiệm chip bản địa. Sản lượng dự kiến là 48 triệu chip/ngày dùng trong các sản phẩm ôtô, điện tử tiêu dùng, viễn thông và điện thoại di động.

Cuối cùng là nhà máy mới thuộc liên doanh gồm CG Power của Ấn Độ hợp tác với tập đoàn Renesas Electronics của Nhật Bản và Star Microelectronics của Thái Lan. Tổng vốn đầu tư là 1 tỷ USD, công suất dự kiến 15 triệu chip/ngày. Đặc biệt, cơ sở này sẽ tham gia cùng với ATMP cung cấp nguồn linh kiện đầu vào cho người tiêu dùng và các ngành công nghiệp, sản xuất, ứng dụng năng lượng…

Trước đó, vào tháng 6/2023, Ấn Độ đã cho phép Micron, công ty bán dẫn của Mỹ, được xây dựng một cơ sở ở tỉnh Sanand, Gujarat.

Bộ trưởng Bộ Truyền thông, Điện tử và Công nghệ thông tin Ấn Độ Ashwini Vaishnaw cho biết trong một thông cáo báo chí: “Các chip được sản xuất tại Ấn Độ sẽ giúp tạo ra sự hiện diện mạnh mẽ và quan trọng cho Ấn Độ trong chuỗi giá trị toàn cầu - nó sẽ biến Ấn Độ trở thành trung tâm bán dẫn của thế giới”.

Theo Precedence Research, lĩnh vực sản xuất chất bán dẫn toàn cầu ước đạt 544,78 tỷ USD vào năm 2023 và dự kiến sẽ tăng hơn gấp đôi lên 1,137 nghìn tỷ USD vào năm 2033. Cho đến nay, Đài Loan là quốc gia sản xuất chất bán dẫn lớn nhất thế giới, trong khi các quốc gia khác bao gồm Hàn Quốc cũng có sự hiện diện mạnh mẽ trên thị trường này.

screen-shot-2024-03-27-at-10.48.19.png

Tình trạng thiếu hụt chip trên toàn cầu, gây ra bởi sự gián đoạn chuỗi cung ứng trong đại dịch COVID-19, cũng như nhu cầu về thiết bị điện tử tiêu dùng tăng cao, đã thúc đẩy Ấn Độ tập trung phát triển ngành sản xuất chất bán dẫn của riêng mình, đảm bảo cung cấp linh kiện cần thiết cho công nghệ tương lai từ AI đến xe tự lái.

Mặt khác, căng thẳng Mỹ - Trung kéo dài đã khiến Ấn Độ nổi lên như một trung tâm sản xuất thay thế cho hoạt động kinh doanh toàn cầu.

Bộ trưởng Ashwini Vaishnaw cho biết: “Đây hoàn toàn là thời điểm thích hợp để tham gia vào ngành công nghiệp bán dẫn và chúng tôi đã nhanh chóng đạt được niềm tin của toàn bộ ngành công nghiệp toàn cầu”.

Trong một cuộc khảo sát của Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản được thực hiện vào năm ngoái, các nhà sản xuất Nhật Bản coi Ấn Độ là quốc gia hứa hẹn nhất trong trung hạn trong năm thứ hai liên tiếp, trong khi Trung Quốc tụt xuống vị trí thứ ba. Tỷ lệ người được hỏi bày tỏ quan ngại về cơ sở hạ tầng của Ấn Độ đã giảm dần trong những năm qua.

Nỗ lực giải quyết các thách thức để trở thành trung tâm bán dẫn toàn cầu

Trước đây, nhiều chuyên gia cho rằng dù Ấn Độ có thể trở thành quốc gia dẫn đầu thế giới về thiết kế vi mạch, nước này vẫn không đủ nguồn lực và năng lực cần thiết để cạnh tranh với các quốc gia hàng đầu khác. Tuy nhiên, giờ đây, với chiến lược dựa trên thu hút các nhà sản xuất chất bán dẫn nước ngoài xây dựng nhà máy tại Ấn Độ, cũng như hợp tác chặt chẽ với các công ty công nghiệp hàng đầu nước này, mọi chuyện có thể sẽ hoàn toàn thay đổi trong tương lai.

Kunal Chaudhary, EY Ấn Độ, cho biết: “Sự thành công của ngành sản xuất chất bán dẫn ở Ấn Độ phụ thuộc vào nhiều yếu tố quan trọng, bao gồm nguồn điện, tấm silicon và các khoáng chất đất hiếm, khả năng thiết kế chip mạnh mẽ, nhân tài và có lẽ quan trọng nhất là đáp ứng yêu cầu cung cấp nước”. Trang web thương mại Semiconductor Digest ước tính rằng một nhà máy sản xuất chip có thể cần khoảng 100 triệu lít nước mỗi ngày.

Theo ông Sanjay Gupta, Chủ tịch Hiệp hội Điện tử và Bán dẫn Ấn Độ (IESA), mặc dù vẫn tồn tại những lo ngại về cơ sở hạ tầng còn hạn chế của Ấn Độ, chẳng hạn như thiếu nguồn điện ổn định và nguồn nước tinh khiết nhưng Ấn Độ vẫn có khả năng phát triển cơ sở hạ tầng cần thiết, bao gồm các nhà máy điện lớn, để hỗ trợ ngành công nghiệp bán dẫn..

Nguồn nhân lực lành nghề là một thách thức khác bởi vì trong lịch sử, Ấn Độ không sản xuất chip nên quốc gia này không có nhân tài cũng như chuyên gia giỏi giảng dạy lĩnh vực này.

Ông Chaudhary cho biết mặc dù Ấn Độ có một đội ngũ kỹ sư thiết kế khổng lồ nhưng lại có rất ít nhân lực có đủ kỹ năng để xử lý các quy trình sản xuất chất bán dẫn chuyên môn cao. Do đó, ban đầu, những chuyên gia như vậy có thể được mời đến từ nước ngoài để đào tạo người Ấn Độ, nhưng về lâu dài, Ấn Độ sẽ cần xây dựng một nguồn nhân lực lành nghề trong sản xuất chất bán dẫn.

Micron Technology, nhà sản xuất chip nhớ lớn của Mỹ, vào tháng 9/2023 đã bắt đầu xây dựng cơ sở thử nghiệm và lắp ráp chip có giá trị khoảng 2,75 tỷ USD tại Gujarat, phía Tây Ấn Độ.

Theo ông Chaudhary, việc chính phủ phê duyệt kế hoạch xây dựng các nhà máy chip bán dẫn lớn với các đối tác công nghệ nước ngoài là minh chứng cho mong muốn và nhu cầu của chính phủ về nâng cao chuyên môn kỹ thuật trong sản xuất chất bán dẫn.

Ngoài ra, Ấn Độ cũng sẽ phải đối mặt với thách thức trong việc đảm bảo nguồn nguyên liệu cần thiết cho chất bán dẫn. Sản xuất chất bán dẫn phụ thuộc lớn vào các nguyên tố đất hiếm, khoáng chất và kim loại quan trọng. Ông Chaudhary cho biết nhiều nguồn cung cấp khoáng sản trong số này bị chi phối bởi Trung Quốc.

Năm ngoái, Ấn Độ đã tuyên bố tăng cường tập trung vào thăm dò, chế biến, sử dụng 30 khoáng sản quan trọng nhưng ông Chaudhary cho biết các cơ sở sản xuất chất bán dẫn ở Ấn Độ vẫn chủ yếu phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu.

Việc trở thành một trung tâm bán dẫn toàn cầu đòi hỏi nỗ lực và đầu tư rất lớn nhưng nếu thành công ngành công nghiệp này sẽ mở ra nhiều cơ hội cho Ấn Độ.

Ông Gupta, Chủ tịch IESA cho biết nếu Ấn Độ không phát triển “hệ sinh thái phù hợp cho chất bán dẫn từ mọi góc độ - thiết kế, thử nghiệm, sản xuất, đóng gói - thì sẽ có rủi ro lớn cho nền kinh tế”.

“Bởi vì nếu ngày mai, chúng ta gặp vấn đề trong chuỗi cung ứng do địa chính trị, những sự kiện chưa từng có như COVID-19, thì nền kinh tế đó có thể sụp đổ do thiếu chất bán dẫn”, ông Gupta nói.

Tuy nhiên, liệu sản xuất chất bán dẫn ở Ấn Độ "có thể vượt qua những thách thức về điện, nước và nhân lực hay không vẫn chưa rõ ràng", ông Shotaro Kumagai tại Viện nghiên cứu Nhật Bản cho biết.

Theo ông Kumagai, ngay cả những khu vực có cơ sở hạ tầng tốt hơn như Gujarat vẫn bị mất điện tạm thời. Ông cho biết năng suất sản xuất thấp "có nghĩa là các trung tâm sản xuất cuối cùng có thể tạo ra ít lợi nhuận".

Nhiều công ty vẫn thận trọng khi đầu tư vào Ấn Độ. Lĩnh vực sản xuất chiếm chưa đến 20% tổng sản phẩm quốc nội của đất nước, dưới mục tiêu 25% mà chính phủ của ông Modi đặt ra./.

Copy Link
Bài liên quan
  • Đầu tư và phát triển chiều sâu để đào tạo nhân lực bán dẫn
    Hợp tác giữa NIC với Tập đoàn Keysight Technologies, Công ty ASIC sẽ góp phần từng bước phát triển nguồn nhân lực bán dẫn thông qua các chương trình đào tạo, chuyển giao công nghệ, hỗ trợ công cụ, phần mềm, kỹ thuật, góp phần đạt được mục tiêu 50 nghìn kỹ sư bán dẫn của Việt Nam.
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Việt Nam - Malaysia nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện
    Phát biểu tại họp báo, Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết, Việt Nam-Malaysia tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực mới (như kinh tế xanh, đổi mới sáng tạo, khoa học công nghệ, chuyển đổi số, năng lượng xanh...).
  • Chìa khóa giải quyết thách thức trong bảo vệ trẻ em trên không gian mạng
    Trẻ em - đối tượng dễ bị tổn thương nhất, đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ. Đây không chỉ là bài toán của riêng Việt Nam mà còn là thách thức toàn cầu đòi hỏi sự chung tay hợp tác từ nhiều phía.
  • Việt Nam đang đối mặt 3 thách thức an toàn thông tin
    Các cuộc tấn công mạng hiện nay ngày càng tinh vi và phức tạp hơn, đặc biệt khi có sự hỗ trợ của trí tuệ nhân tạo. Tuy nhiên, việc kết hợp công nghệ này với trí tuệ của con người đã giúp phát hiện và phòng, chống tấn công mạng hiệu quả hơn.
  • Chuyển đổi số thành công không thể thiếu “niềm tin số”
    Muốn triển khai hiệu quả chiến lược số hóa quốc gia cần triển khai theo hướng tiếp cận từ trên xuống dưới và phải phù hợp với thực tế, đảm bảo có tầm nhìn rộng trong tương lai.
  • Việt Nam - Hàn Quốc đồng hành trong kỷ nguyên AI
    Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm hy vọng, Việt Nam có thể học tập nhiều hơn từ Hàn Quốc về các bài học kinh nghiệm, cách làm hay để phát huy tối đa vai trò công nghệ số nói chung và trợ lý ảo nói riêng trong hoạt động của cơ quan nhà nước, thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo lập xã hội số nhân văn và thu hẹp khoảng cách số.
Đừng bỏ lỡ
  • Bốn giải pháp trọng tâm để giải bài toán an toàn dữ liệu quốc gia
    Theo Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương, năm 2024 đánh dấu bước tiến vượt bậc của Việt Nam trong lĩnh vực an toàn thông tin. Tuy nhiên, còn rất nhiều thách thức cần vượt qua để đảm bảo an toàn dữ liệu quốc gia.
  • Việt Nam tăng cường hợp tác phát triển công nghệ số với Burundi và NIPA
    Trong khuôn khổ sự kiện Tuần lễ Số quốc tế 2024, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đã tiếp và làm việc với Bộ trưởng Bộ Truyền thông, Công nghệ Thông tin và Đa phương tiện Burundi Léocadie Ndacayisaba và ông Hur Sung Wook, Chủ tịch Cục Xúc tiến Công nghiệp CNTT quốc gia Hàn Quốc (NIPA).
  • Chính thức ra mắt Nền tảng hỗ trợ diễn tập thực chiến an toàn thông tin
    Nền tảng hướng tới nâng cao chất lượng và điều phối hiệu quả các hoạt động diễn tập trên toàn quốc thông qua nền tảng hỗ trợ diễn tập thực chiến an toàn thông tin.
  • Robot Delta hữu dụng trong nhiều ngành
    Nhờ vào thiết kế độc đáo và khả năng hoạt động với tốc độ và độ chính xác cao, robot Delta là một giải pháp tối ưu trong nhiều ngành công nghiệp hiện đại.
  • Cà Mau ứng dụng các phần mềm chuyển đổi số trong ngành nông nghiệp
    Ngành nông nghiệp tỉnh Cà Mau đã không ngừng triển khai các giải pháp chuyển đổi số thông qua việc sử dụng các phần mềm, xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên ngành phục vụ quản lý, điều hành. Trong tương lai không xa, các phần mềm này sẽ hoàn thiện và bắt kịp xu hướng công nghệ để hỗ trợ người nông dân nhiều hơn trong việc tăng gia sản xuất.
  • Bảo vệ các hệ thống mạng trọng yếu là cấp thiết
    Song song với tiến trình chuyển đổi số, các chiến dịch tấn công mạng, gián điệp và khủng bố mạng nhằm vào hệ thống công nghệ thông tin (IT) và công nghệ vận hành (OT) trọng yếu ngày càng gia tăng, việc đảm bảo an ninh mạng trở thành ưu tiên hàng đầu của các quốc gia.
  • ‏OPPO Find X8 Series sẽ chính thức lên kệ ngày 7/12‏
    Ngày 21/11, OPPO chính thức ra mắt Find X8 Series‏‏ tại Việt Nam và sẽ lên kệ ngày 7/12 tới. Đây là lần đầu tiên người dùng Việt Nam được trải nghiệm dòng flagship cao cấp nhất của OPPO cùng lúc với toàn cầu. ‏
  • Chuyển đổi số từ thực tiễn Báo Hải Dương
    Báo Hải Dương có nhiều thuận lợi khi thực hiện chuyển đổi số. Đó là Ban Biên tập có quyết tâm cao. Đội ngũ cán bộ, phóng viên, nhân viên của báo nhanh nhạy với cái mới, ham học hỏi...
  • Đưa siêu ứng dụng "Công dân Thủ đô số - iHanoi" vào cuộc sống
    “Công dân Thủ đô số” - iHaNoi là kênh tương tác trực tuyến trên môi trường số giữa người dân, doanh nghiệp với các cấp chính quyền thành phố Hà Nội. Qua ứng dụng này, người dân và doanh nghiệp có thể phản ánh các vấn đề đời sống, từ đó giúp chính quyền tiếp nhận và giải quyết kịp thời.
  • Sự gia tăng của ứng dụng AI tạo sinh: Những rủi ro tiềm ẩn cho xã hội và con người
    AI tạo sinh là một trong những thành tựu công nghệ mới nhất của con người trong thập niên 20 của thế kỷ XXI. Cho đến nay, sự ứng dụng của AI tạo sinh đã tạo ra nhiều cuộc tranh luận quan trọng trong các nghiên cứu xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực triết học. AI tạo sinh đã thách thức nhiều khái niệm và định kiến của chúng ta về bản thân mình, đặc biệt là về cách chúng ta hiểu về tư duy và bản chất của tư duy con người.
Liệu Ấn Độ có thể vượt qua các thách thức để trở thành trung tâm bán dẫn toàn cầu?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO