Mobile Money - Giải pháp thúc đẩy số hóa giao dịch thanh toán toàn diện cho người dân

Minh Huệ| 23/05/2020 08:39
Theo dõi ICTVietnam trên

Thanh toán không phải là tiền mặt như: tài sản, chứng chỉ có giá, tài sản hữu hình (không phải vàng, bạc), thanh toán điện tử ứng dụng công nghệ số như: ví điện tử, mobile banking, internet banking… hoặc thanh toán gián tiếp bằng tiền ghi sổ thông qua các tổ chức tín dụng thay việc người mua và người bán trực tiếp trao đổi với nhau.

Mobile Money - Giải pháp thúc đẩy số hóa giao dịch thanh toán toàn diện cho người dân  - Ảnh 1.

Hiện nay, những lợi ích từ việc thanh toán không dùng tiền mặt là không thể phủ nhận. Tuy nhiên qua đó cũng thấy rằng những phương thức giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt hiện nay chỉ dành cho những người có thẻ ngân hàng, tài khoản Mobile Banking và tài khoản trên các ví điện tử. Đây là một trong những rào cản khi muốn tất cả các thành phần người dân tiếp cận hình thức thanh toán không dùng tiền mặt. Điều này trở thành vấn đề đối với những nước nghèo, nơi gần như có tỉ lệ người dân không có tài khoản ngân hàng rất cao. Do đó, thanh toán qua tài khoản viễn thông (Mobile Money) đang nổi lên như là một giải pháp bổ sung giúp hoàn thiện mảng số hóa giao dịch thanh toán toàn diện và hiệu quả.

Mobile Money được hiu như thế nào?

Mobile Money là các dịch vụ kết nối khách hàng về mặt tài chính thông qua mạng di động. Bản chất của dịch vụ Mobile Money là chuyển đổi hình thức của tiền mặt sang tiền điện tử theo tỉ lệ 1:1. Mobile Money được định nghĩa là các dịch vụ kết nối khách hàng về mặt tài chính thông qua mạng di động.

Mobile Money gồm các dịch vụ chi trả di động, chuyển tiền qua mạng di động, chuyển tiền giữa các thuê bao, quản lý tài khoản qua máy di động, và những dịch vụ tương tự. Đây là dịch vụ dành cho những người nghèo không có tài khoản ngân hàng để giúp họ có thể tiếp cận với những dịch vụ tài chính cơ bản, góp phần xóa đói giảm nghèo. Mọi người có thể dùng tiền trong tài khoản điện thoại của mình để gửi cho nhau hoặc mua hàng hoá với giá trị nhỏ.

Khi điện thoại di động ngày càng trở nên dễ tiếp cận hơn, loại thiết bị này sẽ ngày càng được sử dụng ở nhiều quốc gia để giao dịch tiền tệ. Với dịch vụ Mobile Money, bất kỳ người nào có điện thoại cơ bản giờ đây đều có thể thực hiện chuyển tiền mặt, thanh toán hóa đơn và gửi tiền cho các thành viên gia đình ở nước ngoài mà không cần có tài khoản ngân hàng. Đây là một sự đổi mới thay đổi trải nghiệm cuộc sống, đặc biệt đối với người nghèo trên thế giới. 

Mobile Money sẽ trao cho người dân cơ hội tiếp cận dịch vụ tài chính ngân hàng, nhất là với người dân ở vùng nông thôn và những người không có tài khoản ngân hàng và khó tiếp cận với dịch vụ ngân hàng. Sử dụng Mobile Money có thể nhanh hơn nhiều, ít tốn kém hơn và là cách chuyển tiền an toàn hơn so với chuyển khoản ngân hàng hoặc chuyển tiền qua bưu điện.

Với hình thức Mobile Money, không cần tài khoản ngân hàng và ví điện tử, người dùng vẫn có thể thanh toán nhanh. Trên thế giới, thanh toán di động đang được áp dụng theo những cách khác nhau.

Trin khai Mobile Money trên thế gii

Theo Khảo sát truy cập tài chính (Financial Access Survey) của Quĩ Tiền tệ quốc tế (IMF), đã cho thấy sự tăng trưởng trong sử dụng Mobile Money giữa các khu vực. Trong khi tiếp tục phát triển ở châu Phi, thì Mobile Money cũng đang cất cánh ở châu Á. Dịch vụ Mobile Money phát triển sớm ở châu Phi cận Sahara do một số quốc gia có mức thâm nhập ngân hàng thấp. Sự ra mắt của M-PESA tại Kenya vào năm 2007 đã thay đổi hoàn toàn cách thức tiếp cận các dịch vụ tài chính không giới hạn. Sau khi mở rộng nhanh chóng ở Kenya, Tanzania và Uganda, Mobile Money đã lan sang các khu vực khác trong khu vực. Trên thực tế, châu Phi cận Sahara vẫn dẫn đầu về số lượng tài khoản Mobile Money. 

Tại một số quốc gia, số lượng người đăng ký tài khoản Mobile Money nhiều hơn so với tài khoản ngân hàng truyền thống. Trong 5 năm trở lại đây, Mobile Money ở Nam Á, đã đạt tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm là 46%, cao nhất trong tất cả các khu vực. Bangladesh, Indonesia và Pakistan là một vài ví dụ về các quốc gia có mức tăng trưởng Mobile Money cao ở châu Á.

Mobile Money - Giải pháp thúc đẩy số hóa giao dịch thanh toán toàn diện cho người dân  - Ảnh 2.

Số lượng đăng ký tài khoản sử dụng Mobile Money ở các khu vực trên thế giới (đơn vị tính số lượng trên 1.000 người trưởng thành) (Nguồn: IMF)

Mobile Money tạo ra cơ hội cho những người nghèo, mà không biết chữ và không có quyền truy cập hoặc bị đe dọa bởi các quy tắc và lịch trình của các ngân hàng truyền thống. Ngân hàng di động (Mobile Banking) cũng an toàn hơn so với việc cất trữ của cải dưới nhiều hình thức khác nhau, đặc biệt là nếu xảy ra thảm họa thiên nhiên. Trong một số trường hợp Mobile Money đã giúp tăng thu nhập hộ gia đình. Kết luận này là từ một nghiên cứu gần đây cho thấy, thu nhập của các hộ gia đình Kenya sử dụng dịch vụ Mobile Money đã tăng 5,0-30% kể từ khi họ bắt đầu sử dụng ngân hàng di động. 

Moble Money cũng cung cấp cho người dùng cách thức tiết kiệm một lượng tiền nhỏ và do đó phát triển thói quen tiết kiệm cá nhân. Một báo cáo nghiên cứu được công bố bởi Ngân hàng Thế giới (World Bank) cho thấy người dùng Moble Money ở Kenya có nhiều khả năng duy trì việc tiết kiệm hơn so với những người không sử dụng dịch vụ này trên điện thoại di động.

Mobile Money cung cấp một bước đệm cho các dịch vụ tài chính truyền thống cho hàng tỷ người thiếu quyền truy cập vào tài khoản tiết kiệm, tín dụng và bảo hiểm. Điều này cũng giúp bù đắp sự thiên vị của hệ thống ngân hàng đối với người có học thức cao.

Trên khắp thế giới hiện đang nở rộ phát triển mô hình các nhà bán lẻ nhỏ mua phiếu đã trả tiền (vouchers) để nạp tiền điện thoại. Dịch vụ Mobile Money cho phép các nhà bán lẻ nhỏ này một cách an toàn, nhanh chóng và cước phí tương đối rẻ khi giao dịch gửi, nhận và lưu trữ tiền. Do đó, các cửa hàng bán lẻ nhỏ hoạt động như các chi nhánh ngân hàng không chính thức, nơi mọi người giao dịch và giúp những nhà bán lẻ đó phát triển như những doanh nhân nhỏ. 

Ở Bangladesh, kết quả các khảo sát khác nhau cho thấy hơn 4/5 hộ gia đình nông thôn có ít nhất một máy điện thoại di động. Các hoạt động nông nghiệp và phi nông nghiệp đều phụ thuộc rất nhiều vào thiết bị này. Đáng chú ý nữa là, khoảng một nửa dân số trưởng thành không có khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính truyền thống. Từ nhiều năm trước, Mobile Money đã được triển khai cho nông dân Bangladesh. 

Cụ thể, vào mỗi vụ mùa, người nông dân khi bán nông sản sẽ được thanh toán qua tài khoản di động. Việc này được cho là rất tiện lợi khi mà họ có thể an tâm hơn cho việc bảo quản tiền của mình. Ngoài ra, Bangladesh đang đô thị hóa nhanh chóng, thanh niên làm việc trong thành phố có thể gửi tiền về nhà cho gia đình qua điện thoại di động. Trong 3 năm qua, ở Bangladesh, dịch vụ tài chính di động (MFS) trở nên phổ biến với cái tên Mobile Banking. Thông thường, các đại lý của các ngân hàng tương ứng kích hoạt các dịch vụ này sau khi đăng ký tài khoản di động. Trên nền tảng này, chủ tài khoản di động có thể rút tiền mặt và gửi/nhận tiền qua các địa điểm đại lý độc lập mà không cần đến bất kỳ ngân hàng nào.

bKash là nhà cung cấp chính trong lĩnh vực MFS ở Bangladesh. Được hỗ trợ bởi Brac Bank, bKash bắt đầu chương trình MFS của họ vào năm 2011. Đến năm 2019, bKash có 31 triệu người dùng. Với khoảng 180.000 đại lý trên toàn quốc hoạt động hiệu quả như các chi nhánh ngân hàng để tạo điều kiện thuận lợi cho người dùng, bKash đang nắm giữ hơn 80% thị phần của toàn bộ thị trường MFS ở Bangladesh.

Còn ở Afghanistan, nơi chỉ có 200 trên 1.000 người trưởng thành có tài khoản ngân hàng nhưng hơn 80% dân số truy cập vào điện thoại di động, thì giá trị của các giao dịch Mobile Money đã tăng gấp 4 lần trong 5 năm qua, đạt mức 1,2% GDP trong năm 2018. Khả năng tiếp cận khách hàng từ xa đã góp phần vào sự tăng trưởng dịch vụ này. Các nhà khai thác mạng di động sử dụng các đại lý, thường là các cửa hàng bán lẻ nhỏ, địa phương để cung cấp dịch vụ ngay cả ở những vùng xa nơi các ngân hàng có phạm vi tiếp cận hạn chế. Ở Afghanistan, trong vòng bán kính 1.000 km2 có khoảng ba đại lý Mobile Money so với một hoặc không có máy rút tiền tự động hay chi nhánh ngân hàng thương mại.

Mt s rào cn đối vi Mobile Money

Các nghiên cứu đều chỉ ra việc sử dụng Mobile Money của người nghèo ở nông thôn đã nhận được những báo cáo nhận thức tích cực đối với việc áp dụng hệ thống ngân hàng mới này. Mobile Money đã trở thành cứu cánh cho hàng triệu người nghèo, những người có quyền truy cập hạn chế vào một hệ thống ngân hàng chính thức. Dịch vụ này mang lại một loạt các lợi ích như trao quyền cho phụ nữ, chia sẻ rủi ro, cải thiện kết quả thị trường lao động và giảm nghèo.

Hầu hết những người được hỏi đều biết về Mobile Money, hiểu cách thức hoạt động của nó và có một tài khoản di động. Giao dịch an toàn là lợi ích chính mà họ quan tâm. Một số cũng đề cập đến các lợi ích như giao dịch không gặp sự cố và dễ dàng truy cập. Một số người nghĩ rằng đó là một hệ thống tốt, bởi vì họ có thể tiết kiệm thời gian trong công việc hàng ngày. Mobile Money sẽ làm giảm khối lượng công việc vì sẽ không có công việc giấy tờ.

Mobile Money có thể có lợi khi có ít hoặc không có ngân hàng chính thức. Trong các khu vực kém phát triển và thiên tai, Mobile Money có thể hữu ích để tiết kiệm hoặc trong giao dịch tiền cũng như trong mua các nhu yếu phẩm một cách nhanh chóng. Một số nhân viên ngân hàng cho rằng việc các ngân hàng đóng cửa hai ngày mỗi tuần và việc xếp hàng để rút tiền có thể tốn thời gian. Hệ thống Mobile Money cũng giúp giảm chi phí của tổ chức vì không cần phải chi phí cho nhân viên để vận chuyển tiền.

Bên cạnh những lợi ích của Mobile Money thì cũng có một số rào cản cần được quan tâm khi triển khai loại thanh toán qua di động. Một trong số đó là mối lo ngại nhân viên có thể trở nên dư thừa và mất việc làm vì hệ thống mới này. Ngoài ra, việc tính phí cho các dịch vụ Mobile Money đối với một số người được coi là một vấn đề. Một số người được hỏi đã nhầm lẫn về tỷ lệ phí Mobile Money và nói rằng điều này thay đổi theo vùng địa lý. Các đại lý dịch vụ đôi khi yêu cầu chi phí gấp đôi và phí dịch vụ có thể là rào cản chính đối với việc sử dụng Mobile Money. Một số người được hỏi bày tỏ quan điểm sẽ tìm sự hỗ trợ từ thống tiền mặt truyền thống, nếu họ thấy rằng Mobile Money khiến họ phải trả thêm tiền. Một số quốc gia Đông Phi bao gồm Kenya đã đánh thuế đối với tất cả các loại hệ thống chuyển tiền di động và dẫn đến xu hướng giảm giá trị của thanh toán di động.

Nhiều khách hàng có thể không hiểu cách thức hoạt động của Mobile Money và trải nghiệm các thách thức, như là nhớ mật khẩu của họ. Hơn nữa, việc không có thẻ ID quốc gia và truy cập vào mạng di động có thể là những thách thức lớn đối với việc mở tài khoản Mobile Money và sử dụng các dịch vụ. Ngoài ra, trình độ học vấn của khách hàng cũng rất quan trọng vì khách hàng cần hiểu nội dung trong những thông điệp ngắn, bằng tiếng Anh nhận được từ nhà cung cấp dịch vụ. Những thông tin này không kém phần quan trọng đối với khách hàng để biết những lợi ích và thách thức của hệ thống Mobile Money.

Một rào cản khác nữa đó là hiện tại, hầu hết các nhà khai thác dịch vụ tài chính di động MFS đều hoạt động độc lập, nghĩa là các giao dịch chỉ có thể được thực hiện giữa những người dùng của cùng một hệ thống, tức là người dùng chỉ có thể chuyển tiền điện tử cho một người dùng khác có cùng nhà khai thác Mobile Money. Các MFS không thể 'nói chuyện' với nhau và khách hàng trên một mạng không thể trả tiền cho những người sử dụng mạng khác. Khi nói đến khả năng tương tác, MFS vẫn còn một chặng đường dài.

Vit Nam vi câu chuyn Mobile Money

Việt Nam đang có nền tảng tốt để phát triển Mobile Money, bởi số dân lên tới 96 triệu người. Trong đó có tới 35% người dân sống ở nông thôn. Việt Nam có tới 75% số người dân sử dụng điện thoại di động và 66% người sử dụng Internet và 64% sử dụng mạng xã hội; tuy nhiên hơn 50% dân số Việt Nam chưa có tài khoản thanh toán tại ngân hàng. Đây là nền tảng tốt để Việt Nam phát triển Mobile Money. 

Trong Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 một trong những nhiệm vụ giải pháp được đặt ra đó là: "Phát triển các kênh phân phối hiện đại dựa trên ứng dụng công nghệ số nhằm mở rộng phạm vi cung ứng sản phẩm, dịch vụ tài chính với chi phí thấp, đặc biệt là qua điện thoại di động. Đẩy mạnh thanh toán qua thiết bị di động, phát triển mạnh các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng số, tài chính số cho người dân sống ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa".

Nghị quyết số 02 năm 2020 của Chính phủ đã nêu rõ 7 nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, trong đó có việc đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt và cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4; Đồng thời cho phép người dân, doanh nghiệp thanh toán không dùng tiền mặt bằng nhiều phương tiện khác nhau.

Nghị quyết 02 của Chính phủ đã xác định đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt là một trong những nội dung trọng tâm cải cách để tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Nghị quyết yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ chỉ đạo thực hiện cung cấp ít nhất 30% số dịch vụ công trực tuyến thuộc thẩm quyền giải quyết ở cấp độ 4; cho phép người dân, doanh nghiệp thanh toán không dùng tiền mặt bằng nhiều phương tiện khác nhau; tích hợp lên cổng dịch vụ công quốc gia theo lộ trình; đẩy mạnh phương thức tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích.

Nghị quyết 02 cũng giao Ngân hàng Nhà nước chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp và các cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định về việc thí điểm dùng tài khoản viễn thông để thanh toán cho các dịch vụ có giá trị nhỏ (Mobile Money), thí điểm các mô hình dịch vụ thanh toán mới trong khi chưa có quy định của pháp luật để kịp thời đảm bảo công tác quản lý, nhất là đối với các hoạt động thanh toán xuyên biên giới. Hoàn thành trong quý IV năm 2020.

Trong kịch bản phát triển kinh tế trước đại dịch COVID-19, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh đến vấn đề phải ứng dụng mạnh mẽ CNTT, thanh toán điện tử; cải cách thủ tục hành chính thực chất hơn để tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất kinh doanh. Ở thời điểm này, Mobile Money sẽ góp phần đẩy mạnh ứng dụng thanh toán điện tử, và cơ hội để việc cung cấp Mobile Money đang đến rất gần. Mới đây, ngày 6/3/2020, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu Ngân hàng Nhà nước trình ngay Thủ tướng Chính phủ quyết định cá biệt về việc thí điểm triển khai Mobile Money. Đây được xem là một phần trong các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch COVID-19.

Tài liệu tham khảo

1. https://thefinancialexpress.com.bd/

2. https://blogs.imf.org/

3. https://unb.com.bd/

4.https://doanhnghiepvn.vn

5. https://cafef.v

(Bài đăng trên ấn phẩm in Tạp chí TT&TT Số 2 tháng 4/2020)

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • 5G và những thay đổi toàn diện trong xây dựng thành phố thông minh
    Với tốc độ cực cao, độ trễ cực thấp, băng thông rộng và kết nối mật độ cực lớn, 5G là hạ tầng cốt lõi hỗ trợ toàn diện cho sự đổi mới và phát triển của thành phố thông minh trên tất cả các lĩnh vực, tác động tích cực vào công tác xây dựng và quản lý thành phố, tạo ra một môi trường sống tiện nghi, bền vững và an toàn hơn bao giờ hết.
  • ĐMST mở xã hội mang lại cho 90% doanh nghiệp cơ hội tạo giá trị kinh doanh bền vững
    Theo bà Nguyễn Phương Linh, Viện trưởng Viện MSD, hơn 90% các doanh nghiệp cho rằng đổi mới sáng tạo (ĐMST) mở xã hội mang lại cho doanh nghiệp cơ hội tạo ra giá trị kinh doanh bền vững, tác động tích cực đến xã hội và môi trường.
  • ‏FPT đẩy mạnh phát triển giải pháp low-code tại thị trường Hàn Quốc‏
    ‏Mới đây, FPT vừa ký kết thỏa thuận hợp tác ba năm với OutSystems, chính thức trở thành đối tác phân phối và triển khai tại thị trường Hàn Quốc, đảm bảo thời gian ra mắt phần mềm của khách hàng được rút ngắn và tối ưu chi phí.
  • Người giữ bình yên nơi vùng cao
    Huyện Sơn Động là huyện vùng cao của tỉnh Bắc Giang, có tỷ lệ người dân tộc thiểu số (DTTS) cao nhất tỉnh, chiếm 56,92%, với địa hình rừng núi, giao thông đi lại khó khăn, phong tục tập quán, bản sắc văn hóa đa dạng chính vì vậy công tác đảm bảo an ninh trật tự ở các bản làng luôn là nhiệm vụ được các cấp ủy Đảng quan tâm. Do đó, đội ngũ già làng, trưởng bản, người uy tín luôn là đội ngũ nòng cốt góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, giữ gìn an ninh trật tự xã hội trong cộng đồng.
  • Tuyên Quang: Kiên trì phương châm “mưa dầm thấm lâu” để nâng cao kiến thức pháp luật cho đồng bào vùng DTTS&MN
    Với phương châm “mưa dầm thấm lâu”, những năm qua, các cấp chính quyền tỉnh Tuyên Quang đã đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền, góp phần giúp các kiến thức pháp luật về mọi mặt của đời sống ngày một đến gần hơn với người dân (đặc biệt là vùng đồng bào DTTS&MN).
Đừng bỏ lỡ
Mobile Money - Giải pháp thúc đẩy số hóa giao dịch thanh toán toàn diện cho người dân
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO