Theo cập nhật mới nhất của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam (World Bank - WB) về tình hình kinh tế vĩ mô, dự kiến nền kinh tế Việt Nam có sự phục hồi và đạt mức tăng trưởng 5,5% vào năm 2024.
Sự biến chuyển phức tạp và dai dẳng của đại dịch COVID-19 đã khiến cả thế giới, trong đó có Việt Nam, khó lòng thực hiện được những mục tiêu đề ra, cho dù ngắn hạn hay dài hạn. Tuy đã đưa ra chiến lược cho năm nay và năm sau là thực hiện mục tiêu kép: kiểm soát tốt dịch bệnh đi cùng với tăng trưởng kinh tế, nhưng theo TS. Nguyễn Đình Cung, Chuyên gia kinh tế, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), thành viên Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhiệm kì 2016 -2021, thì trong thời gian hiện tại và ít nhất hết năm 2021, ưu tiên hàng đầu của Chính phủ nên là bảo vệ sinh mạng và sinh kế của người dân…
Giữa những thách thức mà đại dịch Covid-19 gây ra, các startup buộc phải đứng giữa lựa chọn nhanh chóng nắm bắt cơ hội để bùng nổ hay đi theo con đường đảm bảo phát triển bền vững. Tùy thuộc vào thực lực và nhận định của mỗi người sáng lập (founder), các startup có thể lựa chọn con đường phù hợp.
Giải pháp Chuyển đổi số (CĐS) nhằm thúc đẩy các đơn vị tài chính, tổ chức tín dụng, ngân hàng (NH) giờ đã trở thành công cụ chính, đắc lực nhằm thực hiện mục đích quan trọng giúp thay đổi, chuẩn hóa, cải cách quản trị cho các đơn vị.
Mobile Money nếu được cấp phép triển khai trên diện rộng sẽ là một cú hích lớn đối với người sử dụng và cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Theo Báo cáo Vietnam Digital 2021, tính đến tháng 1/2021 có 154,4 triệu kết nối di động tại Việt Nam, đây được xem như thời cơ rất lớn để triển khai Mobile Money trong tương lai gần.
Năm 2020, nền kinh tế Hồng Kông đã có một năm đầy thách thức, với mức sụt giảm tới 6,1% - mức giảm cao nhất được ghi nhận. Việc giảm mạnh này là do các yếu tố như cuộc chiến thương mại Trung - Mỹ và sự bùng phát của đại dịch Covid-19.
Trong khi phần lớn chúng ta đang học cách thích nghi với bối cảnh đại dịch COVID-19 tàn phá nền kinh tế thế giới thì một số ngành công nghiệp đã phát triển mạnh mẽ nhờ tận dụng công nghệ.
Trong vòng 10 năm tới, thế giới tiếp tục chứng kiến những chuyển đổi to lớn của xã hội loài người. Đó là sự chuyển dịch lớn từ thế giới thực sang thế giới ảo, sự chuyển đổi toàn bộ hoạt động kinh tế xã hội của loài người sang môi trường số: kinh tế số, xã hội số, cuộc sống số.
Trong thời đại phát triển của công nghệ, hành vi của người tiêu dùng có sự thay đổi dịch chuyển từ việc mua sắm tại các cửa hàng truyền thống sang hình thức mua sắm trực tuyến, từ đó thị trường thương mại điện tử (TMĐT) đang nhanh chóng chiếm cơ hội để bước vào thời điểm phát triển mạnh.
Theo tính toán của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), nhiều quốc gia sẽ hưởng mức tăng trưởng GDP cao hơn khoảng 1 - 2,5% nếu dữ liệu được trao đổi rộng rãi hơn trên quy mô toàn cầu.
Trên lĩnh vực công nghệ số được coi là ưu thế của phái mạnh, nữ CEO của Lotus Quality Assurance Phùng Thanh Xuân đã thành công trong hành trình khởi nghiệp, đưa công ty vươn ra thị trường quốc tế.
Để có mức tăng trưởng kinh tế dương cho các năm tiếp theo, bên cạnh những giải pháp, chiến lược phát triển tổng thể thì việc tỉnh Khánh Hòa cần tận dụng tận dụng các nền tảng số, ứng dụng CNTT để phát triển kinh tế, chính quyền số (CQS), chính quyền điện tử (CQĐT) giờ đây là ưu tiên, lựa chọn hàng đầu.
Trải qua 28 năm phát triển, Tổng công ty Viễn thông MobiFone đang chuyển đổi mạnh mẽ, trở thành một doanh nghiệp (DN) đa dịch vụ: viễn thông, CNTT, nhà cung cấp hạ tầng số và dịch vụ số.
Đối với ngành công nghệ thông tin và ngành viễn thông, dịch bệnh tạo ra thách thức nhưng cũng đem đến những cơ hội. Doanh nghiệp ngành này đã nhanh nhạy nắm bắt để vươn lên và phát triển bền vững.