Chuyển động ICT

Mỹ miễn trừ một số nhà máy bán dẫn khỏi các đánh giá về môi trường

QA 03/10/2024 09:21

Theo Reuters, ngày 2/10/2024, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký ban hành luật miễn trừ một số cơ sở sản xuất chất bán dẫn đang nhận được đầu tư của chính phủ Mỹ khỏi các đánh giá về môi trường của liên bang.

ban-dan-my.png

Trước đó, để nhận được giấy phép của liên bang, các dự án trong Đạo luật CHIPS trị giá 52,7 tỷ USD năm 2022 có thể phải trải qua các đánh giá về môi trường của liên bang theo Đạo luật Chính sách môi trường quốc gia Mỹ năm 1969.

Những người ủng hộ cho biết các dự án đó phải tuân thủ những quy định về môi trường của liên bang, tiểu bang và địa phương và các yêu cầu cấp phép và nếu không có sự thay đổi, các dự án có thể bị trì hoãn thêm nhiều năm.

Các nhóm môi trường như Sierra Club cho biết các đánh giá là cần thiết để "giữ an toàn cho cộng đồng và người lao động khỏi các chất gây ô nhiễm nguy hiểm được sử dụng trong ngành công nghiệp bán dẫn".

Bộ Thương mại Mỹ đã phân bổ hơn 35 tỷ USD cho 26 dự án, bao gồm 6,4 tỷ USD cho Samsung của Hàn Quốc để mở rộng sản xuất chip tại Texas, 8,5 tỷ USD cho Intel, 6,6 tỷ USD cho TSMC của Đài Loan để xây dựng sản xuất tại Mỹ và 6,1 tỷ USD cho Micron Technology để đầu tư cho các nhà máy tại Mỹ.

Nhà Trắng cho biết sẽ "tiếp tục duy trì cam kết nhằm đảm bảo các dự án bán dẫn được xây dựng và vận hành theo cách đáp ứng các yêu cầu về nước sạch, không khí sạch, các loài có nguy cơ tuyệt chủng và các yêu cầu khác của liên bang, đồng thời giảm thiểu rủi ro cũng như tác động đến người lao động, sức khỏe cộng đồng và môi trường".

Hiệp hội Công nghiệp bán dẫn Mỹ (SIA) đã cảnh báo rằng nếu không có luật mới này, các đợt đánh giá có thể làm chậm hoặc dừng các dự án đang được xây dựng.

Các tác giả của đạo luật lưỡng đảng này là Thượng nghị sỹ Đảng Dân chủ Mark Kelly và Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Ted Cruz.

Thượng nghị sỹ Mark Kelly cho biết: "Bằng cách ngăn chặn sự chậm trễ không cần thiết trong việc xây dựng các cơ sở sản xuất vi mạch, dự luật này sẽ giúp tối đa hóa nỗ lực của chúng tôi nhằm đưa ngành công nghiệp này trở lại Mỹ, tạo ra hàng nghìn việc làm được trả lương cao và củng cố chuỗi cung ứng của chúng tôi".

Còn theo Thượng nghị sỹ Ted Cruz, nỗ lực hợp lý hóa giấy phép là "một bước quan trọng trong việc đưa việc làm về nước và giúp đất nước chúng ta ít phụ thuộc hơn vào Trung Quốc đối với các chất bán dẫn quan trọng đối với quốc phòng".

Trong khi đó, một thành viên Hạ viện Mỹ, bà Zoe Lofgren chỉ trích dự luật và cho biết California là nơi có các khu vực bị ô nhiễm từ hoạt động sản xuất chất bán dẫn hoặc vi điện tử trước đây. "Chúng ta nên học hỏi từ di sản này và đảm bảo rằng chúng ta không lặp lại nó", bà nói và gọi các đợt xem xét đánh giá theo Đạo luật Chính sách môi trường quốc gia là "một công cụ cực kỳ quan trọng trong vấn đề này"./.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Phát triển công nghiệp bán dẫn: Cách tiếp cận độc đáo của Việt Nam
    Theo Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050, Việt Nam sẽ tham gia vào tất cả các công đoạn của chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu theo cách X + 1. Đây là điểm khác biệt trong tư duy chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn của Việt Nam.
  • Thị trường viễn thông Việt Nam: Chọn dư địa nào để phát triển bền vững?
    Năm 2023, tổng doanh thu dịch vụ viễn thông ước đạt 139.260 tỷ đồng, tăng 0,41% so với cùng kỳ năm 2022 và đạt 99,5% kế hoạch năm 2023. Nộp ngân sách nhà nước lĩnh vực viễn thông ước đạt 46.000 tỷ đồng, tăng khoảng 0,27% so với cùng kỳ năm 2022 và đạt 93% so với kế hoạch năm 2023.
  • Phát triển GenAI theo cách của VNPT
    Tại lễ Kỷ niệm 5 năm thành lập Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia và Ngày hội Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2024 vừa được tổ chức, Tập đoàn VNPT, những sản phẩm, ứng dụng từ AI tạo sinh (Generative AI) thêm một lần nữa được giới thiệu dưới góc nhìn thực tế.
  • Rạng Đông xác định đang… khởi nghiệp
    Rạng Đông đang phấn đấu đến 2030 là một trong 120 doanh nghiệp dân tộc doanh thu tầm tỷ đô, dẫn đầu chuỗi cung ứng smart home tại Việt Nam, có thương hiệu tầm khu vực.
  • 67% tổ chức đang gia tăng đầu tư vào GenAI do giá trị mang lại
    Việc bảo vệ dữ liệu và tránh những rủi ro an ninh mạng luôn là thách thức lớn. Và việc tìm đến những giải pháp hiệu quả cho vấn đề trên, thông qua mô hình trí tuệ nhân tạo tạo sinh (GenAI) đang “hứa hẹn” tạo ra những giá trị mong muốn.
Đừng bỏ lỡ
Mỹ miễn trừ một số nhà máy bán dẫn khỏi các đánh giá về môi trường
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO