Truyền thông

Năm 2024, 28 cơ quan báo chí đạt "Xuất sắc" về mức độ chuyển đổi số

AD 18:40 16/12/2024

Kết quả đánh giá, xếp hạng này là cơ sở để các cơ quan báo chí theo dõi lộ trình thực hiện chuyển đổi số hằng năm của đơn vị, từ đó các cơ quan báo chí xây dựng phương án, kế hoạch phù hợp thúc đẩy hoạt động chuyển đổi số phù hợp với đặc thù và mục tiêu hướng tới của đơn vị.

Ngày 16/12/2024, tại TP. Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Hội nghị Báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.

Trong khuôn khổ Hội nghị, Cục Báo chí, Bộ TT&TT đã công bố kết quả đánh giá mức độ trưởng thành chuyển đổi số (CĐS) báo chí năm 2024.

Bộ Chỉ số đánh giá, đo lường mức độ trưởng thành CĐS báo chí được dùng để theo dõi, đánh giá được hiện trạng thực hiện CĐS hàng năm của cơ quan báo chí, so sánh và xếp hạng mức độ CĐS của cơ quan báo chí; so sánh giữa các năm với nhau thấy được các điểm mạnh cần phát huy, những điểm yếu cần khắc phục và cung cấp thông tin hỗ trợ cho cơ quan báo chí và các cơ quan liên quan thực hiện các giải pháp CĐS phù hợp nhằm hoàn thành các mục tiêu đã đặt ra tại Chiến lược CĐS báo chí đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Đánh giá mức độ trưởng thành CĐS báo chí dựa trên 5 trụ cột, gồm: Chiến lược, hạ tầng số, nền tảng số và an toàn thông tin; Sự đồng nhất về tổ chức và chuyên môn; Độc giả, khán giả, thính giả; và mức độ ứng dụng công nghệ số. Trong mỗi trụ cột có các chỉ số thành phần, trong mỗi chỉ số thành phần có các tiêu chí (10 chỉ số thành phần và 43 tiêu chí).

418-202412161754041.jpg

Việc đánh giá, đo lường mức độ trưởng thành CĐS báo chí của các cơ quan báo chí trước hết được thực hiện theo từng tiêu chí, sau đó tính theo từng chỉ số thành phần/trụ cột. Mỗi trụ cột/chỉ số thành phần sẽ có các tiêu chí và điểm tối đa tương ứng của tiêu chí.

Nhằm đảm bảo tính toàn diện, khách quan, việc đánh giá, đo lường mức độ trưởng thành CĐS báo chí được Bộ TT&TT thành lập Hội đồng thẩm định thực hiện rà soát, đối chiếu, kiểm tra số liệu các cơ quan báo chí cung cấp để đánh giá, xếp hạng mức độ trưởng thành CĐS báo chí của các cơ quan báo chí. Căn cứ theo kết quả thẩm định, điểm đánh giá từng tiêu chí của cơ quan báo chí có thể được điều chỉnh.

Đối với các tiêu chí do các cơ quan báo chí cung cấp số liệu để đánh giá, nếu cơ quan báo chí không cung cấp được thông tin, số liệu báo cáo đối với tiêu chí nào thì giá trị điểm đối với tiêu chí tương ứng đó sẽ có thể bị chấm là 0 điểm.

Theo đó, kết quả đánh giá mức độ trưởng thành CĐS báo chí năm 2024 cụ thể như sau: Tổng số cơ quan báo chí đạt mức độ trưởng thành CĐS báo chí năm 2024: Xuất sắc: 28 đơn vị; Tốt: 65 đơn vị; Khá: 55 đơn vị; Trung bình: 25 đơn vị; Yếu: 109 đơn vị.

418-202412161754042.png

Tổng số cơ quan báo chí đạt mức xuất sắc: 28 đơn vị (tăng 6,27% so với năm 2023), trong đó: Khối Báo Trung ương: 10 đơn vị; Khối Báo địa phương: 8 đơn vị; Khối Tạp chí Trung ương và địa phương: 0 đơn vị; Khối Tạp chí khoa học: 0 đơn vị; Khối Đài Phát thanh, truyền hình: 10 đơn vị.

418-202412161754043.png

Tổng số cơ quan báo chí đạt mức tốt là 65 đơn vị (tăng 14,99% so với năm 2023), trong đó: Khối Báo Trung ương: 9 đơn vị; Khối Báo địa phương: 25 đơn vị; Khối Tạp chí Trung ương và địa phương: 7 đơn vị; Khối Tạp chí khoa học: 5 đơn vị; Khối Đài Phát thanh, truyền hình: 19 đơn vị.

Tổng số cơ quan báo chí đạt mức khá: 55 đơn vị (tăng 6,31% so với năm 2023); Tổng số cơ quan báo chí mức trung bình: 25 đơn vị (giảm 3,22% so với năm 2023), tổng số cơ quan báo chí mức yếu: 109 đơn vị (giảm 24,35% so với năm 2023).

Năm 2024 ghi nhận 351 cơ quan báo chí tham gia chương trình tập huấn, hướng dẫn cơ quan báo chí thực hiện đánh giá, đo lường mức độ trưởng thành chuyển đổi số. Trong đó, có 339 cơ quan báo chí hoàn thành bài thực hành đạt yêu cầu của chương trình và được cấp tài khoản chính để thực hiện đo lường mức độ trưởng thành chuyển đổi số của đơn vị, bắt đầu từ ngày 1/11/2024 đến ngày 15/11/2024.

Kết quả đánh giá, xếp hạng này là cơ sở để các cơ quan báo chí theo dõi lộ trình thực hiện CĐS hằng năm của đơn vị, phản ánh một bức tranh rõ nét hơn về tình hình ứng dụng và phát triển CNTT, CĐS, từ đó các cơ quan báo chí xây dựng phương án, kế hoạch phù hợp thúc đẩy hoạt động CNTT nói chung và CĐS nói riêng phù hợp với đặc thù và mục tiêu hướng tới của đơn vị./.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • Hợp nhất Bộ TT&TT và Bộ KH&CN: Cơ hội và kỳ vọng
    Cùng với một số Bộ ngành, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) hợp nhất với Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) với mục tiêu chính của sự hợp nhất này là giảm bớt một số chức năng và nhiệm vụ chung, tiết kiệm, đồng thời thúc đẩy chuyển đổi số (CĐS), phát triển khoa học công nghệ và quản lý báo chí số tốt hơn.
  • Đề xuất một số giải pháp bảo mật cho hoạt động ngân hàng tại Việt Nam
    Thực trạng bảo mật: Ngành ngân hàng Việt Nam đang phát triển nhanh chóng về dịch vụ trực tuyến nhưng đối mặt với nhiều rủi ro bảo mật do hacker tấn công qua mã độc, phishing, và khai thác tâm lý người dùng. Vấn đề phổ biến: Các hình thức tấn công điển hình bao gồm mã độc, lỗ hổng hệ thống, giả mạo OTP qua SMS và lừa đảo qua tin nhắn, gây thiệt hại tài chính và mất niềm tin khách hàng.
  • Cảnh báo hành vi giả mạo website doanh nghiệp nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản
    Gần đây, các thương hiệu của tập đoàn VinGroup như VinFast, Xanh SM, Vinhomes đồng loại đưa ra cảnh báo cho người dân về tình trạng giả mạo doanh nghiệp nhằm lừa đảo, yêu cầu khách hàng cần phải cẩn thận khi cung cấp thông tin cá nhân và tài khoản ngân hàng
  • Stuff phát triển podcast về tội phạm gây tiếng vang lớn
    Với chuỗi podcast về tội phạm có thật mang tên The Trial, Stuff đã đổi mới cách tiếp cận các thủ tục tố tụng tại tòa án và thu hút được lượng lớn khán giả quốc tế.
  • Công nghệ dẫn lối giao thông xanh
    Công cuộc phát triển giao thông bền vững đang đạt được những bước tiến quan trọng trên toàn cầu. Tuy nhiên, để thực sự làm chậm lại tác động của biến đổi khí hậu, các sáng kiến xanh cần được mở rộng và đi sâu hơn. Tại Việt Nam, câu chuyện về giao thông xanh không chỉ là thách thức, mà còn là cơ hội để xây dựng một tương lai bền vững.
  • Du lịch tình nguyện - mang “cần câu” đến miền núi
    Rất nhiều vấn đề đặt ra trong việc làm từ thiện đến vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng miền núi trong những năm qua, nhất là sau trận bão Yagi lịch sử năm 2024. Điều này đặt ra vấn đề cần phải làm từ thiện một cách chuyên nghiệp, tập trung, tránh lãng phí nguồn lực xã hội.
  • Thưởng thức món mèn mén tại Tuần Du lịch-Văn hóa Lai Châu 2014
    Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Lai Châu vừa tổ chức họp báo công bố Tuần Du lịch - Văn hóa Lai Châu năm 2024 sẽ diễn ra tại thành phố Lai Châu từ ngày 20 - 22/12 với chủ đề “Về với những đỉnh núi Lai Châu kỳ vĩ”.
  • Báo chí thúc đẩy thuê bao thông qua Google Discover
    VK Media cho biết đã tăng doanh thu nhờ công cụ dự đoán thời điểm một câu chuyện sắp trở nên lan truyền trên Google Discover.
  • Thúc đẩy hợp tác quốc tế về giáo dục đào tạo trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
    Trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0, đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục đào tạo không chỉ giúp Việt Nam nâng cao chất lượng đào tạo mà còn góp phần xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, mở rộng tầm ảnh hưởng và tăng cường hội nhập quốc tế.
  • Ứng dụng công nghệ thực tế ảo vào trong di tích và bảo tàng, thuận lợi và thách thức
    “Thực tế ảo mở ra cánh cửa cho các bảo tàng và phòng trưng bày sự khám phá vô tận, mang đến cho du khách những trải nghiệm sống động vượt qua giới hạn của không gian vật lý”.
Năm 2024, 28 cơ quan báo chí đạt "Xuất sắc" về mức độ chuyển đổi số
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO