Năm 2025: TMĐT phát triển đứng Top 3 ASEAN
TMĐT là một trong các lĩnh vực tiên phong của nền kinh tế số, nơi các công nghệ tiên tiến của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) được ứng dụng rộng rãi để tăng hiệu quả của chu trình kinh doanh, góp phần hiện đại hóa hệ thống phân phối, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước và xuất khẩu.
Bên cạnh mục tiêu trên, theo Kế hoạch, Việt Nam phấn đấu trở thành quốc gia có thị trường TMĐT phát triển thuộc nhóm 3 nước dẫn đầu khu vực ASEAN.
Theo đó, đảm bảo sẽ có 80% website TMĐT có tích hợp chức năng đặt hàng trực tuyến, 70% các đơn vị cung ứng dịch vụ hợp đồng điện tử với người tiêu dùng, 50% cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp triển khai đào tạo về TMĐT…
Để làm được điều đó, Kế hoạch chỉ rõ Việt Nam cần thúc đẩy ứng dụng rộng rãi TMĐT trong doanh nghiệp và cộng đồng. Đồng thời thu hẹp khoảng cách giữa các thành phố lớn với các địa phương về mức độ phát triển TMĐT.
Việt Nam cần quy mô lại thị trường TMĐT, hạ tầng các dịch vụ phụ trợ cho TMĐT, tương quan phát triển TMĐT giữa các vùng kinh tế, ứng dụng TMĐT trong doanh nghiệp cũng như về phát triển nguồn nhân lực TMĐT.
Cùng với đó, doanh số TMĐT giao dịch trên Internet (B2C) tăng 25%/năm, đạt 35 tỷ USD, chiếm 10% so với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước có thương nhân thực hiện hoạt động bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ trực tuyến.
Việt Nam cần tương quan phát triển TMĐT giữa các vùng kinh tế, năm 2025, các địa phương ngoài Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh phải chiếm 50% giá trị giao dịch TMĐT B2C của toàn quốc.
Tập trung 6 nhóm giải pháp
Để đạt được các mục tiêu đề ra, kế hoạch đề ra 6 nhóm giải pháp cần tập trung triển khai trong trong giai đoạn 2011 - 2025 như: Hoàn thiện cơ chế, chính sách để đáp ứng nhu cầu phát triển TMĐT trong bối cảnh CMCN 4.0; Các giải pháp xây dựng thị trường và nâng cao lòng tin người tiêu dùng TMĐT; Tăng cường năng lực các hệ thống hạ tầng và dịch vụ hỗ trợ cho TMĐT; Đẩy mạnh ứng dụng TMĐT hỗ trợ các ngành hàng xuất khẩu chủ lực, mở rộng tiêu thụ cho hàng hóa nội địa và thúc đẩy phát triển thương mại điện tử tại các địa phương; Phát triển và ứng dụng các công nghệ mới trong TMĐT, hỗ trợ quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp.
Thủ tướng Chính phủ đề nghị việc phát triển TMĐT phải được tổ chức thực hiện gắn kết và đồng bộ với các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển các lĩnh vực thuộc ngành công thương và các ngành kinh tế, đặc biệt là lĩnh vực xuất khẩu, phân phối và các ngành dịch vụ khác.
Đấu tranh chống các hành vi gian lận thương mại, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và cạnh tranh không lành mạnh trong TMĐT phải được tăng cường. Cung cấp trực tuyến các dịch vụ công liên quan tới hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng cường ứng dụng CNTT trong các thủ tục hành chính công phải được đẩy mạnh.
Đối với công tác tuyên truyền, các ngành, các cấp cần đẩy mạnh để người dân và doanh nghiệp hiểu, tăng cường trình độ nhận biết, ứng phó với những hành vi tiêu cực trong TMĐT.
Bộ Công Thương là cơ quan được giao chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT quốc gia giai đoạn 2021 – 2025.