Nhận diện để phòng ngừa việc lạm dụng quyền hạn của báo chí để vụ lợi

TS. Nguyễn Tri Thức| 07/04/2021 10:37
Theo dõi ICTVietnam trên

Từ lâu, báo chí ở phương Tây đã được ví như là “quyền lực thứ tư” trong xã hội (sau các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp). “Quyền lực” ấy, bản thân báo chí không tự có, mà do những người hoạt động trong lĩnh vực báo chí tạo lập nên, bằng việc phản ánh hiện thực đời sống xã hội một cách trung thực, dũng cảm, khách quan, kịp thời để có được tiếng nói uy quyền, có trọng lượng, nhất là trong việc đấu tranh chống lại những khuyết tật, hạn chế của xã hội.

Thế nhưng, cũng từ lâu, không ít người làm báo đã lợi dụng quyền hạn của mình để tiêu cực, vụ lợi cá nhân, tập thể, lợi ích nhóm khi đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí. Điều ấy khiến báo chí bị ảnh hưởng xấu, khiến dư luận xã hội phai nhạt niềm tin phần nào vào cơ quan được ví là "quyền lực thứ tư". Trên thế giới cũng vậy, ở Việt Nam cũng tương tự như thế.

Báo chí và vai trò đồng hành tích cực, quan trọng trong công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng

Phải khẳng định rằng, công tác phòng, chống tham nhũng luôn được xem là một trong những nhiệm vụ cực kỳ quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Đảng ta luôn xác định phải kiên quyết trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng nhằm ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng, coi đó là giải pháp xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh, giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội; củng cố lòng tin của nhân dân... Tại Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác phòng chống tham nhũng giai đoạn 2013-2020 tổ chức ngày 12/12/2020, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng - Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng - nhận định, từ sau khi thành lập Ban Chỉ đạo đến nay, nhất là trong nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng đã được lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, bài bản, đi vào chiều sâu, có bước tiến mạnh, đạt nhiều kết quả cụ thể rất quan trọng, toàn diện, rõ rệt, để lại dấu ấn tốt, tạo hiệu ứng tích cực, lan tỏa mạnh mẽ trong toàn xã hội và thực sự "đã trở thành phong trào, xu thế", được cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng tình, ủng hộ, đánh giá cao, được quốc tế ghi nhận. Tham nhũng từng bước được kiềm chế, ngăn chặn, góp phần quan trọng giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với Đảng, Nhà nước.

Nhận diện để phòng ngừa việc lạm dụng quyền hạn của báo chí để vụ lợi - Ảnh 1.

Đóng góp vào thành công chung này, bên cạnh những điều kiện, yếu tố quan trọng như sự quyết tâm của Đảng và hệ thống chính trị, các biện pháp tổ chức, thực hiện sát đúng, chúng ta cần phải thừa nhận vai trò quan trọng của công tác thông tin, tuyên truyền nói chung, báo chí nói riêng. Tại Hội nghị trên, đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cũng nêu rõ: "Các cơ quan thông tấn, báo chí đã tích cực đồng hành cùng Đảng, Nhà nước và các cơ quan chức năng trong phòng, chống tham nhũng; vừa tuyên truyền, vừa tích cực đấu tranh phản bác những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch về công tác phòng, chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước ta".

Trên thực tế, những năm qua, báo chí Việt Nam đã thực hiện tốt chức năng thông tin, tuyên truyền về tất cả các lĩnh vực chính trị - kinh tế - xã hội. Đặc biệt, trên cơ sở thực hiện quy định tại Điều 75 Luật Phòng, chống tham nhũng, báo chí và đội ngũ những người làm báo đã thể hiện vai trò ngày càng quan trọng trong công tác phòng, chống tham nhũng.

Theo đó, báo chí đã rất tích cực, chủ động trong việc tuyên truyền, phổ biến các quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phòng chống tham nhũng, lãng phí, qua đó giúp nhân dân hiểu rõ các quan điểm, chủ trương, sự quyết tâm chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước; các biện pháp đấu tranh chống tham nhũng; trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền hạn của cả hệ thống chính trị nói chung và mỗi công dân nói riêng trong công tác phòng, chống tham nhũng; tính cấp thiết của cuộc đấu tranh gian khó, phức tạp này. Điều đó đã góp phần tạo thành sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị, kịp thời ngăn chặn, phòng ngừa và diệt trừ tận gốc tệ tham nhũng, lãng phí.

Bên cạnh đó, không chỉ đăng tải những thông tin đơn thuần về các biểu hiện, hành vi, vụ việc tham nhũng bị phát hiện, những vụ án tham nhũng bị xử lý tới bạn đọc, báo chí còn thể hiện thái độ đấu tranh không khoan nhượng đối với các hành vi vi phạm pháp luật này... Qua những tác phẩm được xuất bản, phát sóng, đăng tải, báo chí cũng giúp công chúng hiểu rõ những hậu quả, tác hại của tham nhũng đối với xã hội, đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển của đất nước; ý thức về tầm quan trọng cũng như sự khó khăn của cuộc chiến chống tham nhũng; ý thức về vai trò của mỗi cá nhân, tập thể trong "cuộc chiến chống giặc nội xâm" này…

Cũng không chỉ dừng lại ởviệc thông tin "chung chung", đấu tranh "chung chung" với tình trạng tham nhũng, từ thực tiễn cuộc sống và trên cơ sở nhận thức biện chứng, dưới lăng kính truyền thông, báo chí cũng đã góp phần làm rõ những nguyên nhân xã hội cũng như kinh tế… dẫn tới tình trạng tham nhũng, từ đó đề xuất, kiến nghị các giải pháp đúng và trúng để ngăn ngừa, xử lý hữu hiệu, góp phần cùng Đảng, Nhà nước và nhân dân thực hiện có hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng.

Ngoài ra, báo chí cũng tích cực tuyên truyền, cổ vũ việc thực hiện tiến trình cải cách hành chính, xây dựng nền hành chính minh bạch, hiệu lực, hiệu quả, từng bước loại bỏ cơ chế xin - cho; đấu tranh nhằm loại bỏ "lợi ích nhóm" - những biểu hiện và điều kiện thuận lợi cho sự phát sinh và phát triển của tình trạng tham nhũng.

Cùng với đó, báo chí cũng góp phần công bố những thông tin do nhân dân cung cấp về những hiện tượng, sự việc có biểu hiện tham nhũng. Thông qua báo chí, người dân có thể phản ánh, nêu ý kiến về những vấn đề mình quan tâm, đặc biệt là những vấn đề xã hội bức xúc xảy ra hàng ngày hay kéo dài dai dẳng, trong đó có "quốc nạn tham nhũng". Đáp ứng được những yêu cầu đó, báo chí đã thực sự trở thành tiếng nói của nhân dân, đứng về phía nhân dân, bảo vệ quyền lợi của nhân dân và tạo được lòng tin trong quần chúng nhân dân. Không ít vụ việc tham ô, tham nhũng mà báo chí đưa lên công luận trong những năm qua đều bắt nguồn từ sự phát hiện, tố giác của quần chúng. Qua những thông tin như vậy, cơ quan chức năng đã vào cuộc và không ít vụ việc đã được làm rõ, người vi phạm đã bị xử lý ở các mức độ khác nhau.

Về phần mình, trên cơ sở những quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng, nhiều vụ việc tham nhũng đã được các nhà báo, cơ quan báo chí làm rõ. Những tác phẩm báo chí đó không chỉ đáp ứng nhu cầu thông tin của công chúng, mà còn tạo ra dư luận xã hội trong việc đấu tranh với những hành vi vi phạm; đồng thời thúc đẩy các cơ quan chức năng vào cuộc. Trong nhiều trường hợp, những kết quả từ quá trình điều tra của báo chí còn là những thông tin, chứng cứ ban đầu để các cơ quan chức năng mở rộng điều tra, tiếp tục làm rõ và xử lý các vụ việc tham nhũng, tiêu cực có liên quan…

Có thể thấy, trong cuộc chiến với "quốc nạn tham nhũng", báo chí luôn thể hiện vai trò tiên phong, tích cực của mình. Điều đó đã được Đảng, Nhà nước và nhân dân ghi nhận.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả cơ bản đã đạt được, với nhiều tấm gương sáng, tích cực trong cuộc chiến đấu với tham nhũng, tiêu cực…, chúng ta phải thừa nhận một thực tế là một bộ phận nhà báo, cơ quan báo chí đã có biểu hiện lạm dụng vai trò, quyền hạn của mình với mục đích vụ lợi, thực hiện các hành vi tham nhũng.

Tiếng xấu khi báo chí bị lạm dụng

Thời gian qua, cũng qua chính báo chí, chúng ta đã được biết không ít những vụ việc đáng buồn như vậy, chẳng hạn như những vụ việc mới đây xảy ra ở Quảng Ninh (tháng 9-2020, liên quan đến phóng viên một tờ báo điện tử); ở Đắk Nông (đầu tháng 11-2020, liên quan đến trưởng đại diện khu vực Nam Trung Bộ - Tây Nguyên và phóng viên một tạp chí điện tử); ở Ninh Bình (đầu tháng 12-2020, liên quan đến một số đối tượng có thẻ phóng viên của một cơ quan báo chí); ở Bắc Giang (cuối tháng 12-2020, liên quan đến phóng viên một tạp chí)… Ở những vụ việc đã bị cơ quan pháp luật phát hiện này, đa phần những người làm báo nêu trên đã có hành vi lợi dụng quyền hạn của báo chí, nhũng nhiễu, đe đọa các tổ chức, cá nhân có sai phạm để vụ lợi. Theo Luật định, đây cũng chính là các hành vi tham nhũng.

Để kiểm chứng điều này không có gì khó, chỉ cần đánh cụm từ liên quan đến "phóng viên/ nhà báo bị bắt" sẽ cho ra rất nhiều kết quả trên trang tìm kiếm lớn nhất thế giới Google. Chẳng hạn, vào chiều 11/1/2021, khi đánh cụm từ "phóng viên bị bắt", chỉ trong 0,31 giây đã cho ra 137.000 kết quả. Khi đánh cụm từ "nhà báo bị bắt", kết quả là trong 0,53 giây cũng cho ra 72.300 kết quả.

Thực tế, ngoài những vụ vi phạm đã bị phát hiện, xử lý, dư luận xã hội và thậm chí các cơ quan quản lý cũng đã không ít lần thừa nhận về thực trạng hết sức nhức nhối như "phóng viên IS", "nhà báo đếm tầng" hay tình trạng "đánh hội đồng", "sáng đăng, trưa gặp, chiều gỡ"… Cũng trong chiều 11/1/2021, khi đánh cụm từ "nhà báo đếm tầng", chỉ trong 0,61 giây đã cho ra tới… 5,29 triệu kết quả. Với những cụm từ tai tiếng khác liên quan đến nghề báo, các kết quả cũng thật đáng quan ngại, xấu hổ. Tất nhiên, các kết quả đó không phải là hoàn toàn chính xác, bởi nó được lặp đi, lặp lại, hoặc chỉ có liên quan… Nhưng điều đó chỉ dấu nhiều điều, âu lo, nhem nhuốc, đáng báo động trong hoạt động báo chí những năm gần đây. Thực ra, cụm từ "nhà báo đếm tầng" là để chỉ những phóng viên xem nhẹ đạo đức nghề nghiệp, lợi dụng nghề báo để vi phạm pháp luật, trục lợi cá nhân, lợi ích nhóm. Họ có thể "đếm tầng" để biết công trình của cá nhân, tập thể có sai phạm hay không từ đó liên hệ "làm việc", dọa nạt, xin xỏ, ép buộc đối tượng vi phạm nhằm có được những đồng tiền không chính đáng, phạm pháp.

Đó chỉ là nghĩa đen cụ thể, là một trong những biểu hiện được "điểm mặt chỉ tên" của sự khuất tất, những mặt trái đáng buồn trong làng báo. Trong thực tế, với việc lợi dụng nghề nghiệp, dưới chiêu bài, mục đích cao cả, đại loại như: "Điều tra", "làm rõ", "vạch trần", "bóc gỡ", "phanh phui sự thật"…, không ít nhà báo ở một số cơ quan báo chí đã tạo ra thứ gọi là "quyền lực đen" nhằm thực hiện các hành vi tống tiền cá nhân, tập thể, những quan chức lãnh đạo các cấp, các tập thể có vi phạm trong quá trình hoạt động. Thậm chí, có những nhà báo còn liên kết với nhau, tạo thành các "băng nhóm", "đường dây" hoạt động có tổ chức, khép kín, để tiến hành "đánh hội đồng", "xin tập thể", hù dọa liên tiếp, dai dẳng các đối tượng vi phạm pháp luật ở các mức độ khác nhau…

Có thể nói, đây chính là mặt trái của nghề báo, là "khoảng tối" trong hoạt động của một số cơ quan báo chí hiện nay. Vậy, đâu là nguyên nhân dẫn đến thực trạng đáng buồn này? Theo tôi, có những nguyên nhân cơ bản sau:

Thứ nhất, đó là tình trạng một số cơ quan báo chí xa rời tôn chỉ mục đích, chức năng, nhiệm vụ của mình.

Theo thống kê, tính đến cuối năm 2020, cả nước có 779 cơ quan báo chí, trong đó có 142 báo, 612 tạp chí, 25 cơ quan báo chí điện tử độc lập; 72 cơ quan có giấy phép hoạt động phát thanh, truyền hình. Về nhân lực, cả nước có hơn 41.000 người đang công tác tại các cơ quan báo chí với 21.132 người được cấp thẻ nhà báo và một số lượng rất đông đảo các cộng tác viên.

Mỗi cơ quan báo chí đều được quy định rõ về tôn chỉ mục đích, chức năng, nhiệm vụ. Tuy nhiên, lợi dụng những quy định chung về hoạt động báo chí, không ít cơ

quan báo chí đã không tập trung thực hiện tốt tôn chỉ, mục đích của mình theo giấy phép mà luôn muốn mở rộng, lấn sân sang các "địa bàn" thuộc lĩnh vực khác, nhất là những lĩnh vực nhạy cảm, có thể có nhiều sai phạm để tìm kiếm, đăng tải thông tin, nhằm thu hút người đọc. Không ít tạp chí (in và điện tử) cũng được "báo hóa" và hoạt động như một cơ quan báo, cạnh tranh về mặt thông tin trên nhiều lĩnh vực không thuộc chuyên ngành, không đúng tôn chỉ, mục đích… Đây chính là điều kiện thuận lợi để các phóng viên hay cộng tác viên lợi dụng, tìm kiếm những thông tin xấu trên các lĩnh vực khác nhau không phải với mục tiêu đấu tranh mà vì mục đích trục lợi.

Bên cạnh đó, là việc quản lý phóng viên, văn phòng đại diện, phóng viên thường trú, cộng tác viên còn lỏng lẻo, thậm chí có cơ quan báo chí giao khoán nguồn thu, đặt nặng kinh tế báo chí dẫn đến việc cấp giấy giới thiệu không đúng quy định, không phù hợp tôn chỉ, mục đích. Đó là chưa kể đến việc một bộ phận cơ quan báo chí, cơ quan chủ quản của cơ quan báo chí và trực tiếp là lãnh đạo một số cơ quan báo chí theo đuổi mục đích kiếm tiền, biến các cơ quan đại diện, nhà báo, cộng tác viên thành công cụ kiếm tiền cho tờ báo. Điều này buộc một số nhà báo bằng mọi cách phải kiếm tiền để phục vụ cho tờ báo của mình, đồng thời thực hiện hành vi trục lợi cá nhân.

Thứ hai, là tình trạng cơ quan báo chí, nhà báo ngộ nhận về "quyền lực" của mình. Thông thường, chúng ta hay nói đến "quyền lực thứ tư" và nhiều người mặc nhiên xem đó là "quyền lực" của báo chí. Tuy nhiên, khác với báo chí phương Tây, báo chí cách mạng Việt Nam không có quyền lực gì ngoài quyền lực phục vụ, phụng sự nhân dân, phục vụ đất nước.

Chính sự ngộ nhận về "quyền lực thứ tư" đã khiến một số nhà báo tự cho mình có quyền lực để tự tung tự tác, thậm chí hoạt động vi phạm pháp luật như tìm kiếm thông tin về các tổ chức, cá nhân có vi phạm, sai phạm, thông qua hoạt động báo chí (yêu cầu làm việc để cung cấp, xác minh thông tin, thậm chí tổ chức viết, đăng tải thông tin…) để đe dọa, tạo sức ép, buộc đối tượng có dấu hiệu hoặc hành vi vi phạm, sai phạm phải ký hợp đồng quảng cáo, hợp tác truyền thông hoặc trắng trợn hơn là "tống tiền".

Thứ ba, chúng ta cần xác định rõ, chủ thể của các hành vi vi phạm nêu trên không phải là báo chí nói chung mà là các cá nhân giữ các vị trí khác nhau trong một số cơ quan báo chí. Đó là những cá nhân người làm báo hay người hoạt động báo chí không chịu tu dưỡng đạo đức, không có ý thức nghề nghiệp, hiểu sai và thậm chí cố tình hiểu sai tôn chỉ, mục đích, cũng như sứ mệnh cao quý của báo chí cũng như vai trò người làm báo. Bên cạnh đó, một số cá nhân chỉ coi nghề báo là một nghề để kiếm sống, là công cụ để thỏa mãn nhu cầu kiếm tiền, làm giàu…

Thứ tư, việc một số nhà báo có thể lợi dụng nghề báo, quyền hạn trong hoạt động báo chí để vụ lợi còn có nguyên nhân từ môi trường thông tin chưa thực sự minh bạch. Thực tế cho thấy, mặc dù trong những năm qua việc phát hiện, xử lý và công khai minh bạch thông tin liên quan đến các hành vi vi phạm trong các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, đặc biệt là trong công tác phòng chống tội phạm, tham nhũng đã được các cấp, các ngành quan tâm thực hiện, qua đó đã tạo những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, ngoài những thông tin có độ mật theo quy định pháp luật, vì một số lý do chủ quan và khách quan, không ít thông tin vẫn được xếp vào diện "nhạy cảm" không được hoặc chậm công bố. Đây chính là "mảnh đất" béo bở để một số người làm báo lợi dụng, "đào xới" nhằm trục lợi… Bên cạnh đó, cũng không thể không nhắc đến một thực tế là có những cơ quan báo chí khi được cấp phép hoạt động nhưng không có trụ sở, không có kinh phí, gần như được "thả" để "tự bơi", nên để duy trì hoạt động, để có thể sống bằng nghề báo, không ít "cơ chế đặc thù" với các thành viên trong cơ quan báo chí được đặt ra. Thậm chí, không ít phóng viên/nhà báo chỉ có tư cách pháp nhân là nhà báo ở cơ quan báo chí nào đó rồi mặc sức đi "hành nghề", lợi dụng nghề nghiệp để vụ lợi, lợi dụng chống tiêu cực để tiêu cực nhằm duy trì cuộc sống, hoàn thành nghĩa vụ, bổn phận với tòa soạn về mặt chỉ tiêu kinh phí hàng tháng, hàng năm…

Có thể nói, tuy các biểu hiện, hành vi trên chỉ là cá biệt, là số ít, không phổ biến nhưng đã ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín của đội ngũ những người làm báo chân chính, các cơ quan báo chí nói riêng cũng như bản chất tốt đẹp của nền báo chí cách mạng Việt Nam nói chung, thậm chí ảnh hưởng đến cuộc đấu tranh của hệ thống chính trị cũng như cả xã hội với cái xấu, cái ác, với các hành vi vi phạm pháp luật, trong đó có tệ tham nhũng. Chính vì vậy, việc phòng ngừa, phát hiện, xử lý các trường hợp lạm dụng quyền hạn của báo chí để vụ lợi là hết sức cần thiết.

Để phòng ngừa việc lạm dụng quyền hạn của báo chí để vụ lợi

Mặc dù như trên đã đề cập, báo chí cách mạng Việt Nam không có quyền lực gì ngoài quyền lực phục vụ, phụng sự nhân dân, phục vụ đất nước, nhưng để giải quyết tình trạng cơ quan báo chí, nhà báo ngộ nhận về "quyền lực" của mình, như đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã nhiều lần nhấn mạnh, chúng ta cần "nhốt" quyền lực vào trong "lồng" thể chế để kiểm soát, bảo đảm quyền lực được vận hành đúng đắn, không bị "tha hóa". Với báo chí, "quyền lực", thực chất là "quyền hạn" cũng cần tiếp tục được công khai, minh bạch, luôn được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, sự giám sát của nhân dân và xã hội. Vì vậy, để phòng ngừa việc lạm dụng quyền hạn của báo chí để vụ lợi, tiêu cực trong việc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, theo cá nhân tôi, cần chú ý một số giải pháp sau: 

Thứ nhất, cần xây dựng cơ chế kiểm soát quyền lực trong hoạt động báo chí, đối với người thực thi hoạt động báo chí để hạn chế, tiến tới ngăn chặn các hành vi lạm dụng báo chí để vụ lợi. Trong đó, công tác quản lý nhà nước đối với báo chí cần tiếp tục được tăng cường; hoạt động kiểm tra, giám sát hoạt động báo chí cần được đẩy mạnh; các biểu hiện, hành vi vi phạm cần được chấn chỉnh, xử lý với những chế tài nghiêm khắc để báo chí hoạt động đúng với tôn chỉ mục đích và thực sự là công cụ hữu hiệu trong cuộc đấu tranh tư tưởng, góp phần phát triển bền vững đất nước.

Đượcbiết,cùngvớiviệcthựchiệnQuyhoạchbáochí,thờigianquaBộThôngtinTruyềnthôngđãtiếptụcquantâmsoát,chấnchỉnhhoạtđộngcủaquanbáochí,vănphòngđạidiện,phóngviên,cộngtácviên;xửnghiêmcáctrườnghợpquanbáochíhoạtđộngkhôngđúngtônchỉ,mụcđích,thôngtinsaisựthật,tìnhtrạng"báohóa"tạpchíđiệntử.Năm2020đãxửphạt18quanbáochívớitổngsốtiềnhơn400triệuđồng;13trườnghợptrangthôngtinđiệntửvớitổngsốtiềntrên600triệuđồng;tướcquyềnsửdụnggiấyphéphoạtđộngbáochíđốivới2quanbáochíthuhồithẻnhàbáocủa2trườnghợpdosaiphạmnghiêmtrọng.Bêncạnhđó,thôngquaứngdụngcôngnghệthôngtin,BộThôngtinTruyềnthôngphốihợpvớiHộiNhàbáoViệtNampháthiện,xửnhiềutrườnghợp"sángđăng,chiềugỡ",quađógiảiquyếtđượcbảntìnhtrạngnày.chưagiảiquyếtđượctriệtđểtìnhtrạngviphạm,nhưngnhữngkếtquảbướcđầunàychothấyviệctăngcườngcácbiệnphápquảnhếtsứccầnthiết.

Thứ hai,cầntiếptụcxâydựngmôitrườngthôngtincôngkhai,minhbạch.Khimọithôngtinđãđượccôngkhai,minhbạchthìngườilàmbáo,quanbáochímuốncũngkhôngthểlợidụng,khôngmôitrường"tranhtốitranhsáng"đểkhaithácđểphụcvụmụcđíchkhôngtrongsáng.Cácquanchứcnăngcầnchủđộng,kịpthờicôngbốthôngtinvớibáochí,nhấtđốivớinhữnglĩnhvựcnhạycảm,dễphátsinhtiêucực,thamnhũng,lãngphí,đểcácnhàbáo,quanbáochíđiềukiệntiếpcậnsớmnhất,chínhxácnhấtthể,từđóphảnánhcôngkhai,kháchquan,tránhviệcbịgâykhódễ,buộcphảitìmkiếmnhữngthôngtinchưađầyđủ,thiếuchínhxácphầnnàođólàmchothiếuthuyếtphục,khôngkịpthời,thậmchígâyrối,hoangmangluận,nhấtvềnhữngsaiphạmcủacácnhân,tổchức,nhữngvụviệcthuhútsựchúýcủaluậnhội.

Cũngthểchorằng,chỉkhithựchiệntốtNghịđịnhsố09/2017/NĐ-CP,ngày9/2/2017củaChínhphủquyđịnhchitiếtviệcphátngônvàcungcấpthôngtinchobáochícủacáccơquanhànhchínhnhànước,nhữngvướngmắc,khuấttất,nhậpnhèm,chậmtrễvềthôngtin,nhấtlànhữngthôngtinquantrọng,nónghổi,nhiềungườiquantâmmớiđượckhắcphục,môitrườngthôngtinmớiđượccôngkhai,minhbạchmộtcáchkịpthời.Thựchiệnđượcnhưvậy,báochícũngkhông"đất"đểlạmdụngquyềnhạnmànhũngnhiễu,vụlợi,tiêucực…

Thứba, cần quan tâm xây dựng đội ngũ những người làm báo chuyên nghiệp, tinh thông về nghiệp vụ, đặc biệt là có bản lĩnh chính trị vững vàng, có ýthứcđạođứcnghềnghiệp;ýthứcđượcvaitrò,tráchnhiệm,sứmệnhnghềnghiệpcủabáochícáchmạngphụcvụĐảng,phụcvụđấtnướcphụngsựnhândân;dũngcảm,kiênquyếtđấutranhvớicáisai,bảovệcáiđúng;biếtvượtquacámdỗ,loạibỏđượcsựcảm,thóihưởngthụ,lòngthamnhân;thựcsựtâmhuyết,côngtâm,kháchquantrongthựcthinhiệmvụ.Bảnthânnhữngngườilàmbáophảithườngxuyêntựrènluyện,tudưỡng,họctậplàmtheotưởng,đạođức,phongcáchHồChíMinh;hiểuthựchiệntốt10điềuquyđịnhvềđạođứcnghềnghiệpcủangườilàmbáoViệtNam,nhất"Điều 10: Những người làm báo Việt Nam cam kết thực hiện những quy định trên, đó là bổn phận và nguyên tắc hành nghề, là lương tâm vàtráchnhiệmcủa người làm báo".

Thứ, về phần mình, các cơ quan chủ quản cần đặc biệt quan tâm, sâu sát trong chỉ đạo, quản lý báo chí. Có cơ chế kiểm soát, chống tiêu cực ngay trong các cơ quan chủ quản báo chí và cơ quan báo chí, trong đó có cơ chế rõ ràng về trách nhiệm của người lãnh đạo, quản lý trong trường hợp phóng viênsaiphạm.Cácquanbáochícầnchú trọng xây dựng,hoànthiệnquychế,quytrìnhquảnhoạt động tòa soạn; quy trình hoạt động nghiệp vụ của đội ngũ biên tập viên,phóngviên,cộngtácviên...đểhạnchế,tiến tới ngăn chặn các hành vi vi phạm trong hoạt động lạm dụng báo chí.

Điều này cũng có nghĩa rằng, các cơ quan báo chí, đặc biệt là các tạp chí điện tử, cần được tăng cường đầu tư về ngân sách nhà nước để duy trì kinh phí hoạt động thường xuyên, liên tục, làm "bệ đỡ" để có thể thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích của mình, tránh tình trạng xa rời tôn chỉ, mục đích thương mại hóa báo chí… vì tình trạng "miếng cơm, manh áo"…


(Bài đăng ấn phẩm in Tạp chí TT&TT Số 3 tháng 3/2021)

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Nhận diện để phòng ngừa việc lạm dụng quyền hạn của báo chí để vụ lợi
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO