Nhiều nước ASEAN đẩy mạnh triển khai 5G, thúc đẩy chuyển đổi số

Hoàng Linh| 12/11/2020 17:43
Theo dõi ICTVietnam trên

Các nước ASEAN trong năm 2020 đã đẩy mạnh triển khai 5G, thúc đẩy chuyển đổi số để đáp ứng sự phát triển của khu vực trong bối cảnh Covid-19.

Từ ngày 09-12/11/2020, cuộc họp lần thứ 2 năm 2020 các quan chức và các nhà quản lý Viễn thông ASEAN (Retreat 2), cuộc họp lần thứ 26 các nhà quản lý viễn thông ASEAN (ATRC 26) và các cuộc họp liên quan được Việt Nam tổ chức, điều hành họp trực tuyến từ Hà Nội, Việt Nam.

Nhiều nước ASEAN đẩy mạnh triển khai 5G, thúc đẩy chuyển đổi số - Ảnh 1.

Ông Triệu Minh Long, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ TT&TT chủ trì các cuộc họp liên quan

Mặc dù được tổ chức trực tuyến, phiên họp thu hút sự tham gia của tất cả đại diện từ các bộ chủ quản, các cơ quan quản lý viễn thông, đại sứ quán của các nước ASEAN, các tổ chức quốc tế, các chuyên gia quốc tế, Ban thư ký ASEAN và các nước đối thoại với ASEAN.

Tại phiên họp lần thứ 26 ATRC (diễn ra trong 2 ngày 09-10/11/2020), 10 cơ quan quản lý viễn thông của các nước ASEAN đã thảo luận, chia sẻ các nội dung cập nhật về chính sách, quy định quản lý viễn thông của các nước và những kết quả đạt được.

Theo đại diện cơ quan quản lý Viễn thông Brunei, nước này từ dịch vụ thuần 3G đã chuyển lên 4G và FTTH; thực hiện chuyển mạng giữ nguyên số hoàn toàn từ 24/1/2020... Nước này cũng đã sẵn sàng cho 5G khi đã thành lập đội đặc trách 5G, thử nghiệm băng tần 700 MHz và 3,5 GHz để triển khai 5G, xây dựng phòng lab về các trường hợp ứng dụng 5G; và thử nghiệm (sandbox) để xây dựng quy định quản lý 5G.

Trong khi đó, Campuchia đã xây dựng dự thảo lộ trình 5G, cổng Internet quốc gia, tên miền TLD... Còn Indonesia đã công bố Kế hoạch chiến lược chuyển đổi số tập trung vào cơ sở hạ tầng CNTT-TT (băng thông rộng, dữ liệu và IoT-5G) và nguồn nhân lực. Indonesia cũng đã ban hành quy định kiểm soát IMEI để đảm bảo QoS của thiết bị, chất lượng của sản phẩm đối với công chúng, bảo mật sản phẩm và thiết bị, bảo vệ quyền riêng tư dữ liệu của người tiêu dùng, bảo vệ người tiêu dùng trước các thiết bị bất hợp pháp.

Trao đổi về những nỗ lực của Lào, đại diện cơ quan Viễn thông Lào cho biết quốc gia này đang thực hiện các sáng kiến về số hóa của chính phủ (như triển khai hệ thống văn phòng điện tử, thanh toán qua điện thoại di động) và khu vực tư nhân (như nền tảng thương mại điện tử, thanh toán điện tử).

Lào cũng đã dự thảo chính sách băng thông rộng quốc gia và Kế hoạch tổng thể chuyển đổi số quốc gia; cập nhật các quy định theo luật hiện hành, bao gồm về QoS và đăng ký số thông qua ứng dụng SIMREG và ứng dụng KYC của Lào.

Nhiều nước ASEAN đẩy mạnh triển khai 5G, thúc đẩy chuyển đổi số - Ảnh 2.

Đại diện các cơ quan quản lý viễn thông các nước ASEAN tham dự các cuộc họp

Còn theo đại diện của Malaysia, nước này đã khởi động kế hoạch mạng lưới số quốc gia hay còn gọi là Pelan Jalinan Digital Negara (JENDELA), giúp tất cả người dân Malaysia tiếp cận kết nối số chất lượng trên toàn quốc.

JENDELA được thực hiện theo từng giai đoạn, với giai đoạn đầu tiên thực hiện từ 2020 - 2022 để đạt được những kết quả sau: Tăng số hộ gia đình có cáp quang từ 4,95 triệu hộ hiện tại lên 7,5 triệu hộ vào năm 2022; Mở rộng vùng phủ sóng 4G tại các khu vực đông dân cư từ 91,8% hiện nay lên 96,9% vào năm 2022; và cải thiện tốc độ băng thông rộng di động từ 25 Mbps hiện tại lên 35 Mbps vào năm 2022.

Là một phần của JENDELA, một quyết định mang tính chính sách đã được đưa ra để ngừng hoạt động 3G ở Malaysia vào cuối năm 2021. Theo đó, một đội đặc trách về dừng 3G được thành lập để thực hiện các nội dung liên quan.

Còn theo đại diện Singapore chia sẻ, Singapore đang trên đà triển khai 5G trên toàn quốc vào năm 2025 và sẽ xây dựng cơ sở hạ tầng này để tạo ra một hệ sinh thái 5G sôi động trong nước.

Vào tháng 5/2020, Singapore đã thành lập Văn phòng Kỹ thuật số Singapore (SDO) để thúc đẩy nỗ lực mới phối hợp của chính phủ nhằm đẩy nhanh việc áp dụng kỹ thuật số giữa các cá nhân và doanh nghiệp bằng cách huy động 1.000 đại sứ kỹ thuật số để thúc đẩy việc áp dụng thanh toán điện tử theo chương trình Hawkers Go Digital và trang bị kỹ thuật số cho người cao tuổi kỹ năng của chương trình Seniors Go Digital.

Việt Nam và những nỗ lực đóng góp thúc đẩy chuyển đổi số ASEAN

Tại phiên họp, theo chia sẻ của Việt Nam, Việt Nam đã khởi động Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Theo đó, hạ tầng mạng băng rộng cáp quang phủ trên 80% hộ gia đình, 100% xã; Phổ cập dịch vụ mạng di động 4G/5G và điện thoại di động thông minh; Tỷ lệ dân số có tài khoản thanh toán điện tử trên 50%. Đến năm 2030, Việt Nam phổ cập dịch vụ mạng Internet băng rộng cáp quang; Phổ cập dịch vụ mạng di động 5G; Tỷ lệ dân số có tài khoản thanh toán điện tử trên 80%.

Nhiều nước ASEAN đẩy mạnh triển khai 5G, thúc đẩy chuyển đổi số - Ảnh 2.

Việt Nam cũng đã thiết lập lộ trình sản xuất thiết bị 5G bao gồm thiết bị gNodeB và thiết bị mạng ORAN; và phân bổ phổ tần tiến tới tắt sóng mạng 2G/3G.

Phiên họp cũng rà soát, thảo luận việc triển khai các nội dung ưu tiên đã được Hội nghị Bộ Viễn thông và CNTT (TELMIN) (đã đổi thành Bộ trưởng Số ASEAN (ADGMIN) từ tháng 11/2019) thông qua vào tháng 11/2019, hoạt động của các nhóm công tác và xem xét phê duyệt các hoạt động tiếp tục triển khai trong năm 2021.

Năm 2020, Bộ TT&TT Việt Nam đảm nhiệm vai trò là chủ trì Hội nghị ADGSOM-ATRC Leaders Retreat 2, đồng thời thực hiện thúc đẩy triển khai các sáng kiến liên quan trong khuôn khổ ASEAN như: Giảm cước chuyển vùng quốc tế trong khu vực ASEAN (Lowering international mobile roaming charges in ASEAN), phát triển hệ sinh thái 5G trong ASEAN (Development 5G Ecosystem in ASEAN) và thúc đẩy sáng tạo kỹ thuật số (Digital Innovation).

Phiên họp 26 ATRC cũng đã tiến hành họp với các nước đối thoại gồm Trung Quốc, Nhật Bản về các hoạt động, sáng kiến trong lĩnh vực ICT, kinh tế số…

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Báo chí quốc tế viết gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?
    Sự kiện Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024 thu hút sự chú ý trong - ngoài nước và cả nhiều cơ quan truyền thông quốc tế.
  • “AI như là một chiếc gương đen”
    Bài báo "AI is the Black Mirror" của Philip Ball cung cấp một cái nhìn chi tiết về trí tuệ nhân tạo (AI) và tác động của nó đến nhận thức con người.
  • Chất lượng thông tin báo chí về kinh tế - Vai trò, yêu cầu thước đo và giải pháp cần có
    Báo chí kinh tế cần là diễn đàn thực thụ cho doanh nghiệp, không chỉ cung cấp thông tin. Thông tin cần chính xác và kịp thời để hỗ trợ doanh nghiệp trong điều chỉnh chiến lược kinh doanh.
  • Những “ngọn đuốc” ở bản
    Ở Tuyên Quang, người có uy tín là những người đi đầu thay đổi nếp nghĩ, cách làm của bà con dân tộc thiểu số (DTTS). Họ như những “ngọn đuốc” đi trước, thắp sáng, lan tỏa tinh thần trách nhiệm, nêu gương với cộng đồng. Gương mẫu, uy tín, những người có uy tín đã và đang góp sức xây dựng bản làng, thôn xóm ngày càng ấm no, giàu mạnh.
  • 5 lý do để tăng cường bảo mật mạng
    Các chương trình an ninh mạng đã phát triển đáng kể trong vài thập kỷ qua. Sự ra đời của điện toán đám mây đã phá vỡ ranh giới an ninh mạng thông thường của của các doanh nghiệp, buộc các tổ chức phải liên tục cập nhật những chiến lược phòng thủ của mình.
Đừng bỏ lỡ
Nhiều nước ASEAN đẩy mạnh triển khai 5G, thúc đẩy chuyển đổi số
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO