Những con số "bùng nổ" của thương mại điện tử, giúp Việt Nam tăng trưởng nhanh nhất Đông Nam Á

Hồng Nhuận| 18/10/2021 21:22
Theo dõi ICTVietnam trên

Thương mại điện tử của Việt Nam năm 2020 có quy mô khoảng 11,8 tỷ USD, và có tốc độ tăng trưởng thị trường nhanh nhất khu vực Đông Nam Á.

Vừa qua, tại tọa đàm về "Tương lai của nền kinh tế số Việt Nam: Vai trò của Thương mại điện tử sau đại dịch Covid" diễn ra trong khuôn khổ Techfest Việt Nam 2021, các chuyên gia khẳng định, tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử của Việt Nam năm 2020 đạt khoảng 18%, với quy mô khoảng 11,8 tỷ USD, và sẽ tiếp tục phát triển sau đại dịch với nhiều tiềm năng tăng trưởng.

Thương mại điện tử của Việt Nam có tốc độ tăng nhanh nhất khu vực Đông Nam Á

Đại dịch Covid-19 đã thúc đẩy rõ nét sự thay đổi hành vi mua sắm tiêu dùng truyền thống sang thương mại điện tử.

Phát biểu tại tọa đàm, bà Nguyễn Thị Thanh Thùy, Trưởng phòng thương mại điện tử, Sàn thương mại điện tử Voso cho biết, thị trường thương mại điện tử Việt Nam được ghi nhận có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất khu vực Đông Nam Á.

Dự báo, tốc độ tăng trưởng còn tiếp tục và sẽ vượt xa mốc 11,8 tỷ USD năm 2020. Đặc biệt, sau đại dịch Covid-19, thương mại điện tử sẽ tiếp tục bùng nổ, tạo ra những xu hướng tiêu dùng mới.

Theo thống kê, từ khi dịch bùng phát, nhu cầu mua sắm qua sàn thương mại điện tử đã tăng mạnh. Đến nay, đã có hơn 70% dân số Việt Nam tiếp cận mạng Internet, trong đó, có gần 50% người dùng Việt Nam đã mua sắm online, 53% người dân đã sử dụng ví điện tử, và thanh toán mua hàng qua mạng.

Bên cạnh khái niệm mua hàng truyền thống, đã xuất hiện những khái niệm mới như mua hàng qua mạng, đi chợ hộ, đi chợ mạng…

Tỷ trọng tiêu dùng theo ngành hàng đã có sự thay đổi. Khảo sát cho thấy, người dân vẫn đang cắt giảm chi tiêu mua sắm các hoạt động không thiết yếu. Các ngành trước đây chiếm tỷ trọng cao như thời trang, giải trí, làm đẹp,... giờ đã giảm, và thay vào đó là các ngành hàng mới thiết yếu như thực phẩm, sức khỏe, đồ gia dụng tăng cao.

Bà Nguyễn Thị Thanh Thùy kết luận: "Có thể thấy, thói quen hành vi mua sắm của người dùng đã thay đổi hoàn toàn trong dịch Covid, góp phần thúc đẩy các xu hướng mua sắm mới. Người dùng đã giảm tần suất ra ngoài mua sắm, tập trung vào các nhu cầu thiết yếu và quan tâm đến hàng Việt nhiều hơn".

Với sự thay đổi dịch chuyển này, trước khi quyết định mua hàng online, người tiêu dùng quan tâm nhiều đến vấn đề chất lượng sản phẩm, bảo mật thông tin, chăm sóc khách hàng, giao hàng, thanh toán và khuyến mại.

Mô hình mới cho thương mại điện tử

Chia sẻ về các nhân tố tạo lập bình thường mới, đối với thương mại điện tử, ông Trần Chí Dũng, Trưởng ban công nghệ - đổi mới sáng tạo, Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam nhận định, từ khóa chúng ta nghe nhiều nhất là đứt gãy chuỗi cung ứng đã tạo ra nhiều hệ lụy lớn.

Cũng theo chuyên gia này, nếu trước đây, các sàn phải "đốt tiền" để hút khách hàng thì nay, với sự thay đổi hành vi mua sắm đã tạo cơ hội lớn cho thương mại điện tử phát triển. Với logistics, nếu như trước đây thụ động, chủ đơn hàng đi tìm kho bãi, vận tải thì nay trong bối cảnh số hóa, chuyển đổi số, và sự phát triển của thương mại điện tử đòi hỏi logistics thay đổi theo, năng động hơn.

Ông Trần Chí Dũng cũng đề cập mô hình mới về 3 quy trình mua hàng - vận chuyển và thanh toán (Buy- Ship- Pay), cho thương mại điện tử cần được nghiên cứu.

Lấy dẫn chứng, Singapore chỉ sau 1 năm áp dụng mô hình này, đã đạt tỷ lệ 16% doanh số xuất.

Thách thức cho logistics

Bà Lê Thị Mai Anh, Trưởng phòng kinh doanh bưu chính thương mại điện tử, Tổng Công ty bưu điện Việt Nam cho rằng, sự tăng trưởng nhanh của thị trường hiện nay, được dự báo sẽ tiếp tục duy trì trong tương lai. Tốc độ tăng trưởng này đang mang đến cơ hội lớn, nhưng cũng sẽ là thách thức cho phát triển nền tảng logistics đáp ứng nhu cầu cao của khách hàng và thị trường.

Theo khảo sát năm 2021, khách hàng thương mại điện tử luôn muốn giao hàng nhanh, chi phí thấp và dịch vụ tốt. Trong khi đó, thị trường ngày càng cạnh tranh gay gắt bởi sự tham gia của các nhiều đối thủ lớn trong và ngoài nước. Bên cạnh những công ty truyền thống như Viettel Post, VNPost, Nhất Tín, còn có các công ty nước ngoài như FedEx, UPS, DHL, và nhiều công ty công nghệ, các siêu ứng dụng tham gia.

Ngoài ra, hiện nay, tỷ lệ thanh toán tiền mặt trong thương mại điện tử còn cao. Thống kê có tới hơn 80% người mua hàng trực tuyến, vẫn lựa chọn hình thức thanh toán đơn hàng bằng tiền mặt. Điều này sẽ dẫn đến hệ lụy tỷ lệ giao hàng thành công thấp xuống, tỷ lệ hủy đơn tăng lên, và nhân viên giao vận phải mang theo một lượng lớn tiền mặt.

Các doanh nghiệp logistics cho thương mại điện tử cũng đang phải đối mặt với thách thức về tỷ lệ ứng dụng công nghệ thông tin, trong Ecommerce - Logistics còn thấp. Hiện nay, chỉ có khoảng gần 11% số doanh nghiệp đang ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản, liên quan đến theo dõi và truy xuất hàng hóa, hệ thống giao nhận, kho bãi.

Còn lại, phần lớn doanh nghiệp vẫn đang duy trì hình thức thủ công trong phân loại, chia, chọn hàng,… dẫn đến sai sót, chi phí cao, nhất là khi sản lượng thương mại điện tử lớn như hiện nay.

Một thách thức khác được bà Lê Thị Mai Anh chỉ ra, là thiếu hành lang pháp lý cho hoạt động Ecommerce - Logistics. Trên thực tế, các văn bản pháp lý cho thương mại điện tử tương đối đầy đủ, nhưng Việt Nam lại chưa có quy định cụ thể về Ecommerce - Logistics, còn thiếu khái niệm về vấn đề này và chưa phân biệt 2 hoạt động Logistics và Ecommerce - Logistics.

Từ phía các sàn thương mại điện tử, bà Nguyễn Thị Thanh Thùy nhấn mạnh, thách thức trong thời gian tới đó là vấn đề bảo mật dữ liệu. Các mạng xã hội đang nổi lên như một phương thức giao dịch thương mại điện tử phổ biến, nhưng chưa được điều chỉnh.

Ngoài ra, nạn hàng giả, hàng nhái đang nhức nhối trên các sàn thương mại điện tử vừa qua, sẽ là những vấn đề thách thức trong thời gian tới, cần có những biện pháp ngăn chặn để bảo vệ người tiêu dùng.

Bài liên quan
  • Vai trò của chữ ký số trong thương mại điện tử
    Chữ ký số có vai trò quan trọng trong lĩnh vực thương mại điện tử (TMĐT), đảm bảo tính xác thực, an toàn và bảo mật trong các giao dịch trực tuyến, từ đó giúp ngăn chặn gian lận, rủi ro pháp lý và thúc đẩy niềm tin giữa các bên tham gia.
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • Xây dựng hạ tầng cho mạng 5G tương lai của Việt Nam
    Đông Nam Á là một trong những khu vực có tốc độ phát triển nhanh nhất trên thế giới. Dự kiến tới năm 2030, ASEAN (gồm 10 quốc gia Đông Nam Á) sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ tư toàn cầu. Phần lớn động lực thúc đẩy sự phát triển này đến từ sự vận động và tăng trưởng không ngừng của nền kinh tế số trong khu vực, với giá trị ước tính lên đến gần 1 nghìn tỉ đô-la vào năm 2030.
  • 5G và những thay đổi toàn diện trong xây dựng thành phố thông minh
    Với tốc độ cực cao, độ trễ cực thấp, băng thông rộng và kết nối mật độ cực lớn, 5G là hạ tầng cốt lõi hỗ trợ toàn diện cho sự đổi mới và phát triển của thành phố thông minh trên tất cả các lĩnh vực, tác động tích cực vào công tác xây dựng và quản lý thành phố, tạo ra một môi trường sống tiện nghi, bền vững và an toàn hơn bao giờ hết.
  • Vượt qua hơn 1.000 doanh nghiệp, Bưu điện Việt Nam đạt giải Thương hiệu Quốc gia 2024
    Đây là lần thứ 2 liên tiếp Bưu điện Việt Nam vinh dự nhận giải thưởng danh giá này bởi những thành tựu lớn trong lĩnh vực logistics, bưu chính chuyển phát tại Việt Nam và Quốc tế.
  • Trên 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số”
    Theo thông tin từ Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, tính đến hết tháng 10/2024, ứng dụng “Công dân Thủ đô số” – iHanoi đã đã có khoảng 14 triệu lượt người dân truy cập khai thác, sử dụng. Tổng số người dùng đăng ký tài khoản trên ứng dụng này lên tới 1.043.724.
  • Sắp diễn ra Lễ hội văn hoá ẩm thực Hà Nội năm 2024
    UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 313/KH-UBND về việc tổ chức Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024 (The HaNoi Culinary Culture Festival 2024) với chủ đề "Hà Nội kết nối năm châu".
  • GHTK được vinh danh Thương hiệu Quốc gia Việt Nam lần thứ hai
    Công ty CP Giao hàng Tiết Kiệm tự hào là một trong 190 doanh nghiệp tiêu biểu, đạt danh hiệu Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024 trong số hơn 1.000 doanh nghiệp đăng ký.
  • Cuộc đua trung tâm dữ liệu AI tại Đông Nam Á
    Trí tuệ nhân tạo (AI) đã trở thành một động lực chính thúc đẩy đổi mới công nghệ toàn cầu và Đông Nam Á đang ngày càng khẳng định vai trò của mình trong cuộc đua phát triển AI. Hàng loạt các hãng công nghệ và đám mây lớn đã thông báo kế hoạch xây dựng, vận hành trung tâm dữ liệu mới tại Đông Nam Á.
  • Mở rộng trông xe không dùng tiền mặt mang lại lợi ích "kép"
    Việc áp dụng hình thức thanh toán qua ứng dụng thu phí không dừng VETC và mã QR vào hoạt động thanh toán phí gửi xe không dùng tiền mặt không những góp phần từng bước hình thành hệ thống giao thông thông minh mà còn tăng cường công tác quản lý nhà nước, minh bạch trong công tác thu phí dịch vụ trông giữ xe.
  • MobiFone được vinh danh Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024
    Tại Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024 tối 4/11, MobiFone xuất sắc được vinh danh tại sự kiện với 5 thương hiệu sản phẩm đột phá bao gồm: Dịch vụ viễn thông MobiFone, mobiEdu, ClipTV, mobiAgri và nền tảng số MobiFone.
  • 10 xu hướng định hình tương lai của quản lý giao dịch số
    Quản lý giao dịch số đang phát triển mạnh mẽ, được thúc đẩy bởi những tiến bộ công nghệ và nhu cầu ngày càng tăng về xử lý tài liệu an toàn, hiệu quả. Đây là công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp giảm bớt thủ tục hành chính và tối ưu hóa quy trình xử lý tài liệu số.
Những con số "bùng nổ" của thương mại điện tử, giúp Việt Nam tăng trưởng nhanh nhất Đông Nam Á
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO