Nông dân Nguyễn Đăng Cường: "Nuôi vịt bằng điện thoại giúp tôi thu hàng chục tỷ mỗi năm"

.| 27/06/2021 10:07
Theo dõi ICTVietnam trên

Thất bại, rồi thất bại, nhưng nông dân Nguyễn Đăng Cường chưa bao giờ từ bỏ ý định ứng dụng công nghệ vào quá trình nuôi và chế biến vịt. Và đến nay, trái ngọt đã đến với anh.

"Vua vịt trời" Nguyễn Đăng Cường (Giám đốc Công ty TNHH Lucavi, tại xã Đại Đồng Thành, Thuận Thành, Bắc Ninh) là người đầu tiên thuần hóa vịt trời để nuôi và hiện là chủ một trang trại cung ứng thịt vịt và con giống lớn nhất vùng Kinh Bắc.

Hiện tại, anh Cường là chủ nhân của trang trại 59 ha khép kín, từ nuôi vịt, nhà máy giết mổ, sơ chế vịt, trồng lúa, trồng dưa lưới, đến sản xuất phân bón. Tất cả đều sản xuất hữu cơ! Thu nhập của ông chủ Lucavi mỗi năm lên tới hàng chục tỷ đồng.

Để có được những thành quả này, "Vua vịt trời" khẳng định, số hóa nông nghiệp là vấn đề lớn và thật sự quan trọng. “Mỗi con vịt trời bán ở chợ quê giá 150.000 đồng nhưng qua công nghệ chế biến của Nhật giá lên tới 40 USD. Chính vì thế, nông dân rất cần được hỗ trợ về công nghệ, đặc biệt là khâu chế biến, để gia tăng giá trị hàng hóa”, anh Cường nói.

PV Dân Việt đã có cuộc trao đổi với Giám đốc Lucavi Nguyễn Đăng Cường về quá trình số hóa nông nghiệp trong chăn nuôi của anh.

Nông dân Nguyễn Đăng Cường:

Rất nhiều người ngưỡng mộ về những thành quả mà anh đạt được, không biết bí quyết thành công của anh là gì?

Nông dân Nguyễn Đăng Cường:

- (Cười) Tôi chưa bao giờ cho rằng mình đã thành công, có lẽ tôi chỉ đang đi đúng con đường mình đã chọn. Tôi cũng từng thất bại không ít lần, năm 2002, sau khi rời quân ngũ, tôi huy động mọi nguồn vốn đấu thầu 2,5 ha đất trũng làm trang trại nhưng thả cá chết cá, nuôi ngan chết ngan.

Sau đó, tôi chuyển sang nuôi 2.000 con vịt đẻ, đúng vào thời điểm dịch cúm gia cầm bùng phát, mỗi ngày trang trại thu 1.700 - 1.800 quả trứng kéo dài 3 tháng liền không bán được, thất thoát này khiến gia cảnh lao đao tưởng chừng không vực lại được.

Nông dân Nguyễn Đăng Cường:

Rồi tôi sắp xếp lại mọi việc và đi học, và làm thuê ở nhiều nơi. Khi có chút vốn, tôi trở về khôi phục trang trại với việc thuần hóa vịt trời.

Tôi đã thay đổi tư duy khi nhiều lần thất bại, đó là cần làm công nghiệp trong nông nghiệp. Số hóa chuỗi giá trị lần lượt từ chọn giống, quy trình chăn nuôi, chăm sóc đế chế biến đến tiêu thụ.

Theo đó, tôi đã xây dựng một mô hình khép kín, từ nhân giống vịt trời, chăn nuôi, làm nhà máy giết mổ, sơ chế, sau đó sử dụng chất thải từ đàn vịt để nuôi thêm cá và trồng lúa. Hiện tại, cũng từ những chất thải đó từ giết mổ tôi làm phân bón hữu cơ.

Nếu hỏi về bí quyết, một trong những điều nhận thấy rõ nhất đó chính là nhờ việc áp dụng công nghệ cao, số hóa vào chăn nuôi.

Bạn biết không, mỗi con vịt trời nếu bán ở chợ quê có giá 150.000 đồng nhưng qua công nghệ chế biến của Nhật thì tôi đã bán được giá lên đến  40 USD. Bởi vậy, công nghệ rất quan trọng, biệt là khâu chế biến để gia tăng giá trị hàng hóa.

Nông dân Nguyễn Đăng Cường:

Anh có thể nói rõ hơn về việc số hóa trong trang trại của mình thế nào không?

- Đối với chăn nuôi vịt, Lucavi đã số hóa triệt để trong tất cả các quy trình. Chúng tôi số hóa đến từng con vịt bố mẹ. Cụ thể, trên mỗi chân con vịt được gắn 1 mã QR CODE để truy xuất nguồn gốc, thời gian quản lý giống cho tốt.

Nông dân Nguyễn Đăng Cường:

Trước đây tôi cũng đã định danh từng con vịt nhưng làm theo phương pháp thủ công. Đó là dùng dây lạt điện đánh dấu, ghi số trên đó bằng tay.

Hiện tại đã có mã QR, nhờ đó mà tôi có thể dễ dàng biết được con vịt này ở đàn nào, giống gì, chăn nuôi được bao nhiêu ngày, bao giờ có thể đẻ trứng… Chỉ cần tôi giơ điện thoại vào con vịt là tất cả các thông số đó đều hiện ra rất rõ.

Trong công việc ấp trứng, tôi dùng công nghệ điện hoạt hóa. Đó là chiếc máy giúp khử trùng chuồng trại, khử trùng nguồn nước, phòng trị bệnh cho vịt rất hiệu quả. Nhờ đó mà trang trại của tôi hạn chế dịch bệnh tối đa dịch bệnh như bệnh cúm H5N1, H6, H9.

Từ khi tôi bắt đầu nuôi vịt trời đến nay, nhờ công nghệ này mà dù xung quanh xảy ra dịch bệnh nhưng trang trại của tôi không ảnh hưởng gì.

Công nghệ điện hoạt hóa còn giúp nâng cao tỉ lệ ấp trứng thành công mà không gây độc cho vịt, cho môi trường xung quanh.

Tôi cũng làm nhà máy sơ chế, giết mổ vịt, chế biến thành các sản phẩm từ vịt. Hiện nhà máy áp dụng các công nghệ cao từ Nhật Bản, các quy trình khép kín, tự động đến 80 - 90%.

Mỗi ngày chúng tôi giết mổ, sơ chế từ 5.000 đến 10.000 con vịt mà chỉ cần 11 người. Hiệu suất tăng lên đáng kể.

Sau giết mổ, những phần bỏ đi từ con vịt sẽ được chuyển sang làm phân bón hữu cơ. Sản phẩm này mới và cũng là chuyển giao quy trình, công nghệ từ Nhật Bản.

Cách đây 2 năm tôi làm thêm nhà kính khoảng gần 3.000 m2 chuyên trồng dưa lưới và cà chua. Các sản phẩm của tôi được phân phối ở hệ thống bán lẻ Hapro, Kinh Đô, một số công ty thực phẩm Nhật Bản và nhiều hệ thống khác…

Để sản xuất phân bón hữu cơ không đơn giản, phải có những hiểu biết về hóa học, cần có công nghệ, nhà máy…vậy anh đã làm thế nào?

- Năm 2017, sau khi có ý tưởng làm phân bón hữu cơ, tôi bay sang Nhật Bản tìm hiểu và mong muốn hợp tác với một số doanh nghiệp tại đây. Tôi có tham gia đàm phán với một số doanh nghiệp Nhật Bản nhưng chi phí chuyển giao công nghệ của họ quá lớn.

Họ đưa giá lên đến triệu đô kèm theo điều kiện phải là nhà phân phối sản phẩm cho họ đến 5 năm thì mới chuyển giao.

Thấy chi phí quá cao, không phù hợp với điều kiện nên tôi đã định dừng lại. Nhưng may mắn, lần đó một người bạn đã giúp tôi kết nối với Giáo sư Tsutomu Morinaga, ông hiện đang là một hiệu trưởng ở Nhật Bản.

Sau nhiều lần bay từ Nhật Bản sang Việt Nam thử nghiệm, cuối cùng dưới sự giúp đỡ của vị giáo sư này, chúng tôi đã Việt hóa được công nghệ để cho ra sản phẩm phân hữu cơ.

Hiện tại, các sản phẩm này có tác dụng giúp cải tạo đất, làm cho đất sống, cung cấp chất hữu cơ, cung cấp axit amin cho cây trồng…

Chúng tôi bắt tay vào sản xuất từ tháng 7/2020, đến cuối năm là sản xuất được khoảng 100.000 tấn. Hiện tại phân bón Lucavi đã phân phối cho nhiều HTX, mô hình trang trại, người dân ở nhiều tỉnh, thành trong nước.

Nông dân Nguyễn Đăng Cường:

Bên cạnh áp dụng công nghệ của Nhật, Lucavi cũng số hóa sản phẩm. Các chai phân hữu cơ đều có mã QR CODE định vị ngày sản xuất, số lượng sản xuất... Mỗi khi quét, thông tin sẽ đổ về website của công ty.

Đối với hệ thống quyết toán, chúng tôi cũng sử dụng phần mềm hỗ trợ thông qua QR CODE. Không cần nhiều người, không cần quyết toán kho, thủ kho… Các số liệu đều có hết trên mã định danh.

Điều này giúp tôi tiết kiệm thời gian, nhân lực rất lớn và tránh được sự gian lận.

Nông dân Nguyễn Đăng Cường:

Qua câu chuyện của anh, có thể thấy tầm quan trọng của công nghệ trong nông nghiệp. Hiện ở nhiều nước trên thế giới việc số hóa nông nghiệp là điều tất yếu, còn ở Việt Nam, việc chuyển đổi số trong nông nghiệp được nhắc đến nhiều hơn khoảng 2 năm nay. Là chủ doanh nghiệp đang số hóa trang trại của mình, anh đánh giá thế nào về thực trạng và xu hướng số hóa trong nông nghiệp ở nước ta thời gian tới?

Nông dân Nguyễn Đăng Cường:

- Tôi nghĩ, nếu ai xác định làm nông nghiệp thì việc số hóa là điều chắc chắn phải làm. Đó là bắt buộc nếu không muốn tụt hậu.

Số hóa trong nông nghiệp ở nước ta đang ở giai đoạn đầu. Để thay đổi được nhận thức của người dân đó là cả một câu chuyện dài, không thể một ngày hai ngày là được.

Để có quá trình đó, rất cần có "bàn tay" của Nhà nước, từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công thương… Bởi "nông nghiệp số" chính là thay đổi phương thức quản lý nông nghiệp, mở đường cho những hoạt động sản xuất chính xác, chặt chẽ mà con người không cần có mặt trực tiếp.

Bức tranh về nông nghiệp số sẽ là một quy trình khép kín bằng công nghệ như giống chất lượng cao, thức ăn chăn nuôi hữu cơ, phân bón thông minh, thuốc trừ sâu thảo dược; canh tác chính xác, giảm hao hụt giống và giảm khí thải nhà kính; tự động hóa từ thu hoạch, bảo quản, vận chuyển và chế biến; ứng dụng công nghệ IoT để truy xuất nguồn gốc. Nhưng hiện nước ta vẫn chưa có một mô hình nào hoàn chỉnh.

Diện tích vùng trồng tại nước ta khá manh mún, khó tổ chức sản xuất quy mô lớn, nên chưa đáp ứng các đơn hàng xuất khẩu. Hay quy trình thu hoạch, bảo quản nông sản của nông dân nước ta khá tốn nhiều thời gian, làm giảm chất lượng sản phẩm.

Nông nghiệp 4.0 phải giải quyết bài toán từ thu hoạch đến thẳng bàn ăn một cách nhanh nhất.

Nghe “số hóa” nhiều người không hiểu, nông nghiệp số chúng ta hiểu đó là sự kết hợp đồng bộ giữa công nghệ về giống; công nghệ chăm sóc gieo trồng, chăn nuôi; công nghệ tưới tiêu; công nghệ thu hoạch và bảo quản; công nghệ chế biến; công nghệ tự động hóa; công nghệ quản lý... Tất cả công nghệ nêu trên được tích hợp và điều khiển bởi công nghệ thông tin bằng các ứng dụng trên mạng Internet.

- Giám đốc Lucavi Nguyễn Đăng Cường-

Bên cạnh đó, nên thực hiện khép kín, tạo ra một chuỗi giá trị. Bởi nếu chỉ số hóa một công đoạn, thì sản phẩm tạo ra không có giá trị, khách hàng chỉ quan tâm tới sản phẩm hoàn thiện cuối cùng, do đó đòi hỏi ứng dụng công nghệ một cách đồng bộ.

Ví dụ như sản phẩm của tôi, tôi định danh từng con vịt bố mẹ, ấp trứng, chăn nuôi rồi đến giết mổ, sơ chế chúng tôi cũng thực hiện số hóa đồng bộ.

Nông dân Nguyễn Đăng Cường:

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Bộ TT&TT đẩy mạnh ứng dụng AI hẹp
    Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh trí tuệ nhân tạo (AI) đã vào giai đoạn ứng dụng rộng rãi. Trong quý 2 này, Bộ TT&TT sẽ đưa ra một số ứng dụng mẫu để các cơ quan nhà nước có thể áp dụng rộng rãi.
  • Giải pháp nào cho tổ chức, DN trước tấn công ransomware gia tăng?
    Ngoài việc lên kế hoạch cho các giải pháp phát hiện và phòng chống, các tổ chức và doanh nghiệp (DN) cần lên kế hoạch và giải pháp khôi phục lại dữ liệu trong tình huống tội phạm mạng tấn công và vượt qua tất cả các hàng rào bảo mật và phá hủy hoàn toàn hệ thống.
  • Bia Trúc Bạch kiệt tác chinh phục đỉnh cao
    Khám phá một kiệt tác, một di sản dẫn lối tinh hoa. Hoa Bia Saaz quý tộc vùng Zatec một kinh nghiệm bậc thầy tạo ra hương vị tinh túy bậc nhất đẳng cấp vượt thời gian, trải nghiệm đỉnh cao hoàn mỹ. Bia Trúc Bạch kiệt tác chinh phục đỉnh cao
  • Lan tỏa kinh nghiệm, mô hình CĐS cho các cơ quan báo chí
    Trong quý I-2024, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tiếp tục tăng cường thực hiện công tác đấu tranh, ngăn chặn thông tin xấu độc trên mạng xã hội (MXH) xuyên biên giới.
  • Tam Đảo - điểm đến cho một không gian âm nhạc riêng
    Từng được mệnh danh là “Hòn Ngọc Đông Dương” - Tam Đảo luôn khiến những kẻ lãng du nao lòng bởi không gian bảng lảng sương mù lẩn khuất giữa những kiến trúc biệt thự tráng lệ. Và còn gì quyến rũ hơn, khi giữa không gian ấy lại được đắm mình trong những giai điệu trữ tình, ngọt ngào sâu lắng.
Đừng bỏ lỡ
  • Alibaba sẽ xây dựng trung tâm dữ liệu tại Việt Nam
    Trong thời gian chờ xây dựng, tập đoàn công nghệ Trung Quốc thuê không gian máy chủ từ các công ty viễn thông của Việt Nam.
  • CMC hợp tác cùng NVIDIA đưa TP. HCM trở thành trung tâm AI của cả nước
    Mới đây, tại Tổ hợp không gian sáng tạo CMC TP.HCM CCS, Chủ tịch Tập đoàn CMC Nguyễn Trung Chính đã có cuộc gặp với lãnh đạo của Tập đoàn NVIDIA nhằm tăng cường hợp tác chiến lược toàn diện của hai doanh nghiệp (DN).
  • Khai thác dữ liệu phục vụ chỉ đạo, điều hành tại trung tâm IOC: Kinh nghiệm của Bình Phước
    Xác định dữ liệu là nguồn tài nguyên quý trong kỷ nguyên số - một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của quá trình chuyển đổi số (CĐS), tỉnh Bình Phước đã sớm tập trung quan tâm tạo lập, khai thác, sử dụng, tăng cường chia sẻ, kết nối dữ liệu số cùng với việc thành lập IOC và những kết quả bước đầu thu được rất đáng ghi nhận.
  • Hiệu quả thiết thực từ mô hình tiếp công dân trực tuyến
    Với sự phát triển của công nghệ truyền thông, họp trực tuyến, xét xử trực tuyến, tiếp công dân trực tuyến cũng đã được một số địa phương áp dụng. Việc tiếp công dân trực tuyến phần nào mang lại hiệu quả thiết thực so với tiếp công dân trực tiếp.
  • Nhà báo phát thanh trước yêu cầu chuyển đổi số
    Nhà báo phát thanh trong kỷ nguyên số cần hội đủ những kỹ năng cơ bản.
  • Tuyên Quang: Tăng cường các giải pháp chuyển đổi số báo chí
    Các chi hội nhà báo tại tỉnh Tuyên Quang đã đẩy mạnh công tác chuyển đổi số (CĐS) báo chí với nhiều giải pháp từ ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất tin bài; duy trì hiệu quả chuyên mục “Chuyển đổi số” cho tới phát triển tác phẩm báo chí số.
  • 5 cách để nâng cao bảo mật khi sử dụng trình duyệt Chrome
    Trình duyệt Chrome đang được rất nhiều người tin dùng bởi độ ổn định và khả năng bảo mật. Tuy nhiên, sự phổ biến này cũng khiến nó trở thành mục tiêu của tin tặc.
  • Mỹ phạt nhà mạng vì chia sẻ vị trí của người dùng
    Chính phủ Mỹ đã đưa ra mức phạt hàng triệu USD đối với các nhà mạng AT&T, Sprint, T-Mobile và Verizon sau một cuộc điều tra cho thấy các nhà mạng lớn của nước này đã chia sẻ bất hợp pháp dữ liệu cá nhân của thuê bao mà không có sự đồng ý của họ.
  • Các công cụ bảo mật đám mây dựa trên AI
    Ngày nay, AI tiên tiến đang được đưa vào sử dụng ở mọi loại hình doanh nghiệp (AI). Một loạt các nhà cung cấp bảo mật bên thứ ba đã phát hành các công cụ bảo mật đám mây dưới sự hỗ trợ của AI. Dường như đây là một trong những xu hướng nóng nhất trong ngành.
  • Những người làm báo từ rừng về phố
    Ngày 30/4/1975, trong những cánh Giải phóng quân từ khắp nẻo tiến về Sài Gòn, có cả một đội quân nhà báo xuất phát từ các chiến khu hoặc hành quân theo các binh chủng, đã kịp thời có mặt, chứng kiến giây phút trọng đại: Giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước.
Nông dân Nguyễn Đăng Cường: "Nuôi vịt bằng điện thoại giúp tôi thu hàng chục tỷ mỗi năm"
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO