Phát triển chính quyền số cần tiêu chí đánh giá kết quả triển khai DVC trực tuyến

Trọng Thành| 09/03/2021 21:12
Theo dõi ICTVietnam trên

Với phương châm chuyển từ hành chính quan liêu sang hành chính phục vụ, tạo niềm tin của người dân, doanh nghiệp (DN) đối với bộ máy công quyền; cải cách hành chính (CCHC) gắn liền với phương thức làm việc, thiết lập các kênh thông tin của các cơ quan quản lý nhà nước (CQNN) để đáp ứng phù hợp với thực tiễn của đại phương.

Đó là một trong hai nội dung quan trọng được nêu rõ trong Kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của CQNN, phát triển Chính quyền số (CQS) và đảm bảo an toàn thông tin (ATTT) mạng giai đoạn 2021-2025 của hai tỉnh Đồng Tháp và Bạc Liêu vừa ban hành.

Sử dụng hiệu quả mạng dùng riêng cho CPS

Theo đó, trong 05 năm tới, Đồng Tháp thực hiện tập trung, hiệu quả nhiệm vụ trọng tâm này qua việc: Xây dựng các quy định, chính sách của quốc gia về phát triển Chính phủ số (CPS), chuyển đổi số (CĐS); sử dụng các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu (CSDL), phần mềm dùng chung của tỉnh; xây dựng quy định việc kết nối, chia sẻ dữ liệu của các hệ thống thông tin (HTTT), CSDL; phát triển hạ tầng kỹ thuật, mạng truyền số liệu dùng chung từ cấp tỉnh đến cấp xã; ưu tiên thuê dịch vụ, sử dụng hiệu quả mạng dùng riêng cho CPS, tuân thủ mô hình tham chiếu về kết nối mạng cho bộ, ngành, địa phương do Bộ TT&TT ban hành.

Đồng thời, đơn vị tập trung vào việc phát triển hạ tầng Internet vạn vật (IoT) phục vụ các ứng dụng nghiệp vụ chuyên ngành trong triển khai CPS gắn kết với phát triển đô thị thông minh (ĐTTM); ưu tiên phát triển các CSDL chuyên ngành kết hợp với việc xây dựng kho dữ liệu dùng chung (Data Lake) để tạo dữ liệu mở phục vụ các lĩnh vực như: y tế, văn hóa, chính sách, đô thị.

Phát triển CQS cần tiêu chí đánh giá kết quả triển khai DVC trực tuyến - Ảnh 1.

Bộ TT&TT làm việc trực tuyến với tỉnh Đồng Tháp nhằm giúp tỉnh nâng cao hiệu quả hoạt động CĐS - Ảnh: Văn Trí /TTXVN

Đến cuối năm 2020, Đồng Tháp đã đảm bảo 100% các xã, phường, thị trấn có đường truyền Internet cáp quang mạng FTTx, mạng di động 3G, 4 G; 100% cán bộ công chức, viên chức dùng hộp thư công vụ để trao đổi công việc; Hệ thống một cửa điện tử và DVC trực tuyến đã triển khai đến 100% cơ quan hành chính trên địa bàn tỉnh; cung cấp 787 DVC trực tuyến mức 3, 4 (671 DVC trực tuyến mức 4, 116 DVC trực tuyến mức 3), đạt tỷ lệ 42,2% so với tổng số TTHC của tỉnh…

Đối với vấn đề bảo đảm ATTT mạng, tỉnh tập trung chú trọng tăng cường sử dụng các phần mềm phòng, chống mã độc và chia sẻ dữ liệu giám sát mã độc về Trung tâm giám sát ATTT mạng quốc gia theo Chỉ thị 14/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ; tiếp tục thuê các đơn vị chuyên nghiệp giám sát, đánh giá ATTT cho Trung tâm Tích hợp dữ liệu và đánh giá ATTT mạng cho 100% sở, ngành, UBND cấp huyện; đảm bảo tỷ lệ kinh phí cho các sản phẩm, dịch vụ ATTT mạng đạt tối thiểu 10% trong tổng chi cho CNTT.

Để thực hiện tốt các mục tiêu trên, tỉnh đưa ra các đề xuất, kiến nghị Bộ TT&TT: Phối hợp với Bộ nội vụ, LĐTB&XH, Chính phủ ban hành chính sách ưu đãi về thu nhập đối với lực lượng chuyên trách CNTT trong các CQNN để giảm tình trạng nguồn lực CNTT chất lượng cao dịch chuyển từ khu vực nhà nước sang khu vực DN.

Cùng với Văn phòng Chính phủ, Bộ Nội vụ ban hành Thông tư liên tịch thống nhất hướng dẫn việc triển khai và tiêu chí đánh giá kết quả triển khai DVC trực tuyến; phân loại danh mục DVC thiết yếu bắt buộc phải triển khai mức 3, 4.

Phối hợp với Bộ Tài chính ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn xác định đơn giá các phần mềm, HTTT; có văn bản hướng dẫn cụ thể đối với các nhiệm vụ chi thường xuyên về CNTT mà không phải lập đề cương và dự toán chi tiết để cơ quan thẩm định thống nhất khi nhận được văn bản đề nghị của các đơn vị sử dụng ngân sách.

Chúng ta còn nhớ, cách đây không lâu, tại buổi làm việc trực tuyến với chủ đề "Định hướng hợp tác phát triển ngành TT&TT tỉnh Đồng Tháp" giữa Bộ TT&TT với tỉnh Đồng Tháp, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng đã chỉ rõ, "chìa khóa mở" để Đồng Tháp sớm CĐS thành công, Tỉnh ủy cần có nghị quyết chuyên đề về CĐS, UBND tỉnh cần có chiến lược về CĐS, bao gồm tất cả các vấn đề liên quan đến lĩnh vực TT&TT, trong đó đặc biệt chú ý khuyến khích thí điểm chính sách mới, việc làm mới.

"Bộ TT&TT sẵn sàng cử cán bộ, chuyên gia về Đồng Tháp để cùng tìm cách giải các bài toán của địa phương, và cũng sẵn sàng nhận cán bộ của tỉnh Đồng Tháp về đơn vị làm việc trong thời gian ngắn để cùng chia sẻ, học hỏi những kinh nghiệm cần thiết trong quá trình chuyển đổi số", Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh.

Tăng cường, hoàn thiện môi trường pháp lý về ứng dụng CNTT

Cũng như Đồng Tháp, với quyết tâm phát triển kinh tế - xã hội tỉnh trên thế mạnh ứng dụng CNTT, trong 05 năm tới, Bạc Liêu tiếp tục xây dựng, phát triển và hoàn thiện các nền tảng số, hạ tầng CNTT trong toàn hệ thống chính trị nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo điều hành, thúc đẩy CCHC, nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển kinh tế số.

Tỉnh đảm bảo 100% các CQNN từ cấp tỉnh đến cấp xã kết nối và sử dụng mạng Truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, nhà nước; tăng cường việc chuyển đổi IPv6 cho các ứng dụng, phần mềm trên địa bàn tỉnh.

Tỉnh đảm bảo 100% hồ sơ giải quyết TTHC được tiếp nhận, giải quyết thông qua Hệ thống phần mềm một cửa điện tử các cấp; Tỷ lệ hồ sơ giải quyết theo DVC trực tuyến mức độ 3, 4 trên tổng số hồ sơ đạt từ 50% trở lên; 80% TTHC đáp ứng yêu cầu được triển khai DVC mức độ 3, 4; tích hợp 50% các DVC trực tuyến mức độ 3, 4 của tỉnh với Cổng DVC quốc gia; tối thiểu 90% người dân và DN hài lòng về việc giải quyết TTHC.

Đơn vị tiếp tục duy trì sử dụng hệ thống phần mềm Quản lý văn bản của tỉnh từ cấp tỉnh đến cấp xã; tăng cường sử dụng văn bản điện tử, ứng dụng chữ ký số trong gửi, nhận văn bản điện tử; đảm bảo 40%người dân, DN được tiếp cận, tham gia các HTTT chính quyền điện tử được xác thực định danh điện tử và hợp nhất trên các HTTT của các cấp chính quyền từ tỉnh đến xã.

Đối với vấn đề đảm bảo ATTT, tỉnh đảm bảo 100% HTTT dùng chung được đảm bảo an toàn theo cấp độ, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, giám sát ATTT; hoàn thiện triển khai mô hình thông tin 04 lớp theo hướng dẫn của Bộ TT&TT; hoàn thành triển khai hệ thống Trung tâm giám sát, an toàn, an ninh mạng (SOC); xây dựng và triển khai kế hoạch dự phòng, sao lưu dữ liệu, đảm bảo hoạt đông liên tục của cơ quan, tổ chức; rà soát, phê duyệt cấp độ ATTT cho các HTTT và triển khai các giải pháp ATTT theo cấp độ…

Để đảm bảo các mục tiêu thực hiện cho giai đoạn mới, trong giai đoạn 2016-2020, tỉnh đã nghiêm túc, thẳng thắn chỉ ra những tồn tại, hạn chế và nguyên yếu kém trong công tác ứng dụng CNTT giai đoạn 2016-2021 như: Công tác đầu tư, đẩy mạnh ứng dụng CNTT tại các đơn vị, địa phương còn chậm, hạn chế và chưa mang lại hiệu quả; nhiều thiết bị CNTT đã bị xuống cấp; nguồn nhân lực đảm nhận việc phối hợp, triển khai và tổ chức quản lý, vận hành các HTTT còn mỏng, yếu; người đứng đầu một số các cơ quan, địa phương chưa trực tiếp chỉ đạo, thiếu quyết liệt; trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ làm làm công tác đảm bảo ATTT của tỉnh còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra….

Phát triển CQS cần tiêu chí đánh giá kết quả triển khai DVC trực tuyến - Ảnh 2.

Phát triển CQS Bạc Liêu gắn liền với công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, kỹ năng số, tăng cường tương tác với người dân, DN - Ảnh một góc thành phố Bạc Liêu (nguồn: Internet)



Đến nay Bạc Liêu đã đảm bảo được 100% cán bộ, công chức từ cấp tỉnh đến cấp huyện được trang bị máy tính và được kết nối mạng (LAN) và Internet; Cổng DVC của tỉnh đảm bảo 100% các TTHC được cung cấp trực tuyến (1.402 DVC mức 2, 371 DVC trực tuyến mức 3 và 91 DVC mức 4); tỉnh nâng cấp và nhân rộng hệ thống quản lý văn bản liên thông đảm bảo được triển khai hệ thống phần mềm đáp ứng yêu cầu tính năng, chức năng theo Quyết định 28/2018/QĐ-TTg ngày 12/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc nhận, gửi văn bản điện tử giữa các cơ quan trong hệ thống nhà nước…

Do đó, để khắc phục, xóa bỏ những tồn tại, hạn chế hướng đến mục tiêu phát triển cho các năm tiếp theo, tỉnh tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý về ứng dụng CNTT, xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo điều hành để cụ thể hóa các quy định, chính sách của quốc gia về phát triển CPS, CĐS; bổ sung đầu tư hạ tầng mạng, hạ tầng kỹ thuật tại Trung tâm dữ liệu tỉnh; xây dựng Trung tâm điều hành thông minh kết nối công du, DN và chính quyền; vận hành, sử dụng hiệu quả mạng Truyền dữ liệu dùng chung trong các cơ quan nhà nước; xây dựng CSDL về thông tin ngăn chặn, hợp đồng, giao dịch đã công chứng; số hóa, cập nhật dữ liệu hộ tịch từ Sổ hộ tịch…

Ngoài ra, đơn vị cũng đưa ra các giải pháp cụ thể khác như: Đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, kỹ năng số, tăng cường tương tác với người dân, DN; nghiên cứu, hợp tác để làm chủ ứng dụng hiệu quả các công nghệ điện toán đám mây, dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo; thu hút các nguồn lực, tạo điều kiện cho DN tham gia các hoạt động phát triển ứng dụng CNTT trong CQNN…

Cũng thể hiện những quyết tâm thực hiện CĐS, CQĐT để phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động CCHC các cấp chính quyền, mới đây ngay từ những ngày đầu năm 2021, Phó chủ tịch UBND tỉnh Cao Xuân Thu Vân đã dẫn đầu đoàn làm việc, giao lưu học hỏi kinh nghiệm trong công tác triển khai DVC trực tuyến và ứng dụng CNTT trong hoạt động quản lý nhà nước tại tỉnh Bến Tre.

Tại đây, hai đoàn đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng về: văn bản pháp lý, cách thức thực hiện, công tác phối hợp... Phó Chủ tịch Vân nhấn mạnh, Bạc Liêu sẽ vận dụng những kinh nghiệm vào thực tế tại tỉnh một cách hiệu quả trong thời gian tới. Đồng thời, mong muốn lãnh đạo tỉnh và Sở TT&TT tỉnh có chuyến công tác tại Bạc Liêu để cùng nghiên cứu, trao đổi nhiều hơn trong việc triển khai thực hiện Chương trình CĐS, DVC trực tuyến nhằm phục vụ người dân ngày càng hiệu quả.

Cũng khẳng định quyết tâm sớm đưa tỉnh phát triển theo hướng CQĐT, CQS, tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bạc Liêu lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020-2025, báo cáo cũng đã nhấn mạnh, ngoài những nhiệm vụ phát triển các dự án về phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo… nhiệm kỳ mới, tỉnh tập trung phát triển, đẩy mạnh các ứng dụng CNTT, nền tảng số.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Phát triển chính quyền số cần tiêu chí đánh giá kết quả triển khai DVC trực tuyến
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO