Phòng vệ thương mại: Công cụ tăng trưởng kinh tế hội nhập

Xuân Phúc| 27/10/2020 18:35
Theo dõi ICTVietnam trên

Trong thương mại hội nhập quốc tế, phòng vệ thương mại (PVTM) có vai trò quan trọng, là công cụ chính sách nhằm bảo vệ lợi ích ngành sản xuất nội địa trong bối cảnh hội nhập.

Chính vì tầm quan trọng to lớn đó, ngày 27/10, tại Hà Nội, Bộ Công Thương, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã tổ chức hội thảo sâu về chủ đề quan trọng, cần thiết này.

Tại đây, nhiều đại biểu, chuyên gia đại diện các cơ quan quản lý nhà nước, ban, ngành kinh tế, các doanh nghiệp (DN), hiệp hội DN trong nước đã thảo luận, đóng góp ý kiến, trong đó tập trung lớn hai nội dung chính: Đề án nâng cao năng lực PVTM và Thông tư hướng dẫn PVTM thực thi EVFTA từ góc độ DN; Cải thiện khung khuôn khổ chính sách pháp luật về PVTM.

PVTM tạo việc làm cho khoảng gần 150.000 lao động

Phát biểu tại hội thảo, ông Lê Triệu Dũng, Cục trưởng Cục PVTM - Bộ Công thương nhấn mạnh: PVTM chính là các biện pháp chống phá giá, chống trợ cấp, tự vệ. PVTM có vai trò quan trọng đảm bảo môi trường cạnh bình đẳng giữa hàng hóa nhập khẩu và sản xuất trong nước, chống lại các hiện tượng chống bán phá giá nhà nước trợ cấp hàng xuất khẩu, hàng nhập khẩu, gây thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất trong nước.

"Thời gian qua, chúng ta đã tích cực chủ động, xây dựng nhiều biện pháp, thiết chế để PVTM thực sự trở thành phao cứu sinh, hỗ trợ các DN, ngành sản xuất phát triển, mở rộng hoạt động, đảm bảo lợi ích công bằng trong hội nhập quốc tế", Cục trưởng Dũng nhấn mạnh.

Phòng vệ thương mại: Công cụ tăng trưởng kinh tế hội nhập - Ảnh 1.

Cục trưởng Cục PVTM Lê Triệu Dũng phát biểu tại hội thảo.

Lấy ví dụ về vai trò cần thiết của PVTM, Cục trưởng Dũng dẫn chứng: Mỹ đã ra đời, áp dụng PVTM từ hàng trăm năm, đây là công cụ phổ biến áp dụng cho các DN, ngành sản xuất của Mỹ lớn mạnh trong môi trường kinh doanh quốc tế.

Theo ông Dũng, để Việt Nam phát triển, ổn định thị trường, kinh tế, việc nghiên cứu, vận dụng, sử dụng PVTM không chỉ vì lợi ích hợp pháp, phù hợp với hệ thống pháp luật, quy định quốc tế, mà đây chính là cơ hội, thế mạnh để Việt Nam khai thác hiệu quả thị trường nội địa trong nước, tự tin trên con đường hội nhập thế giới.

Cục trưởng Dũng cũng cho biết: Khi Việt Nam áp dụng, sử dụng công cụ PVTM để sản xuất trong nước đã góp phần bảo vệ các ngành (chiếm khoảng gần 6% GDP). Ngoài ra, PVTM đã bảo vệ trực tiếp, gián tiếp việc làm cho khoảng gần 150.000 lao động. Đặc biệt, khi áp dụng PVTM, đối với các nhóm ngành sản xuất nguyên liệu cơ bản như tài nguyên kim loại thép, nhôm, chúng ta sẽ chủ động thoát cảnh phụ thuộc vào nhập khẩu nước ngoài. Nếu phụ thuộc nguyên liệu nhóm ngành này, rủi ro, biến động sẽ là rất lớn.

Với sức mạnh và sự tin tưởng một Việt Nam tương sáng, phát triển vững mạnh trên chặng đường hội nhập, Cục trưởng Dũng cho rằng: Chúng ta đã có những chủ trương nhất quán, Dự thảo báo cáo chính trị Ban chấp hành Trunng Đảng khóa XII trình trình Đại hội Đảng lần thứ XIII đã nêu rõ: chủ động hoàn PVTM để bảo vệ nền kinh tế, DN, thị trường trong nước phù hợp với các thông lệ quốc tế.

PVTM, xu hướng tất yếu trong cuộc đua hội nhập

Đồng tình quan điểm Cục trưởng Dũng về việc cần phải có một giải pháp đối phó với tình trạng chống phá giá, bà Nguyễn Thị Thu Trang - Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập của VCCI, cho rằng: Tình trạng hàng nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt Nam cũng xảy ra nhiều tình trạng cạnh tranh không lành mạnh với hàng trong nước.

Nếu họ bán phá giá, giá thấp hơn hàng nội địa (vì họ được hỗ trợ giá thấp nhập khẩu) sẽ tạo ra rủi ro lớn, gây các thiệt hại nghiêm trọng với các ngành sản xuất trong nước. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây thiệt hại trực tiếp đến người tiêu dùng, nền kinh tế đất nước. Do đó, PVTM là một giải pháp hiệu quả.

Phòng vệ thương mại: Công cụ tăng trưởng kinh tế hội nhập - Ảnh 2.

Bà Nguyễn Thị Thu Trang: Việc sử dụng công cụ PVTM là nhu cầu cấp bách, tạo hiệu quả quản lý kinh tế cao.

Việc Việt Nam tích cực tham gia hội nhập kinh tế quốc tế, các hiệp định thương mại FTA là một định hướng đúng đắn của Đảng, nhà nước, Chính phủ. Điều này giúp phát triển nền kinh tế đất nước. Tuy nhiên, việc hội nhập mang lại nhiều cơ hội nhưng cũng nhiều thách thức.

"Thách thức được tạo ra trên thị trường nội địa, đây là xu hướng tất yếu trong cuộc đua hội nhập, vì nó tạo ra sức ép, nên các DN Việt Nam cần hoàn thiện, trang bị nhiều hơn nữa những năng lực cạnh tranh", Giám đốc Trang nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang gặp khó khăn vì dịch bệnh Covid-19, chúng ta cần chủ động, chuyển hướng phát huy lợi thế nguồn hàng sản xuất nội địa.

Điều không mong muốn vẫn có thể xảy ra như các nguồn hàng bị dư thừa, tồn đọng của các nước nếu nhập khẩu vào Việc Nam (họ có thế mạnh trợ giá). Nếu xảy ra tình trạng hàng ngoại cạnh tranh không lành mạnh với hàng nội (bán phá giá) thì thiệt kinh tế sẽ là chúng ta. Do đó, trong bối cảnh khó khăn này, việc sử dụng công cụ PVTM để bảo vệ lợi ích hợp pháp của các ngành sản xuất nội địa trong nước là nhu cầu cấp bách, tạo hiệu quả quản lý kinh tế cao.

Cần sớm ban hành những quy định PVTM

Tại hội thảo, 2 nội dung thảo luận cũng đã được trình bày: Đề án nâng cao năng lực PVTM và Thông tư hướng dẫn PVTM thực thi EVFTA từ góc độ DN; Cải thiện khung khuôn khổ chính sách pháp luật về PVTM.

Hai nội dung xoay quanh nhiều vấn đề, trong đó nhiều ý kiến đồng tình sớm ban hành các chính sách, pháp luật về PVTM, đặc biệt cần tập trung các nội dung: Tổng kết việc thực thi luật, chính sách; rà soát cam kết của Việt Nam trong việc ký kết FTA; thay đổi trong chính sách về PVTM của WTO; xây dựng các quy trình nghiệp vụ…

Đối với Thông tư dự thảo về hướng dẫn PVTM, gồm 3 chương, 12 điều, trong đó quy định việc điều tra áp dụng biện pháp tự vệ chuyển tiếp được thực hiện gồm: Tổ chức, cá nhân của EU sản xuất, xuất khẩu hàng hóa bị điều tra vào lãnh thổ Việt Nam; Tổ chức, cá nhân trong nước sản xuất hàng hóa tương tự, hàng hóa cạnh tranh trực tiếp… Đó là các quy định thể hiện sự chặt chẽ của luật về PVTM, góp phần tạo ra công cụ hỗ trợ các hiệp hội, DN được bảo vệ vệ công bằng, an toàn.

Bên cạnh đó, các ý kiến chuyên gia, DN cũng cho rằng để đảm phát huy những lợi thế trong tiến trình hội nhập kinh tế, cần phải đẩy mạnh công tác hỗ trợ các ngành sản xuất, DN xuất khẩu để ứng phó thực hiện đúng các biện pháp PVTM; tư vấn các vấn đề pháp lý, quy trình thủ tục điều tra, quy định điều tra của nước khởi kiện và hướng xử lý cho DN.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Phòng vệ thương mại: Công cụ tăng trưởng kinh tế hội nhập
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO