Ra mắt sách chuyên khảo "Kinh tế số - Thực trạng và hướng phát triển tại Việt Nam"

Hoàng Linh| 04/09/2020 14:48
Theo dõi ICTVietnam trên

Cuốn sách chuyên khảo đã làm rõ nội hàm của khái niệm kinh tế số, tìm hiểu kinh nghiệm phát triển kinh tế số và ICT của một số quốc gia, đồng thời nghiên cứu hiện trạng kinh tế số tại Việt Nam.

Trong khoảng gần 3 thập kỷ qua, nền kinh tế thế giới đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT-TT) (ICT) và kinh tế số. Kinh tế số, cùng với các biến thể như kinh tế Internet, kinh tế mạng, kinh tế tri thức, kinh tế mới đã trở thành mối quan tâm của các nhà nghiên cứu và các nhà hoạch định chính sách kinh tế-xã hội.

Ra mắt sách chuyên khảo

Ảnh hưởng của kinh tế số đã được lý giải thông qua nhiều lý thuyết, như lý thuyết về khuôn mẫu công nghệ (Technological Paradigm), lý thuyết công nghệ mang mục đích chung (General Purposed Technology). Nhiều nghiên cứu định tính và định lượng đã được thực hiện để nghiên cứu và đo lường ảnh hưởng cũng như mối quan hệ nhân quả giữa ngành công nghiệp số tới phát triển kinh tế nhằm đưa ra những chính sách phát triển kinh tế số phù hợp.

Tại Việt Nam, CNTT được chính thức xem như một điểm chốt cho phát triển kinh tế - xã hội từ năm 1993 thông qua Nghị quyết số 49/CP của Chính phủ. Thuật ngữ kinh tế tri thức lần đầu tiên chính thức được nhắc tới tại Việt Nam tại Hội thảo quốc gia về kinh tế tri thức năm 2000 với sự tham gia của đông đảo đại diện bộ ,ngành, chính phủ và các nhà nghiên cứu hàng đầu.

Cho đến nay, Việt Nam liên tục khẳng định ICT và kinh tế số là bước phát triển tất yếu đối với kinh tế quốc gia. Tuy vậy, kèm với đó là những lo lắng về việc Việt Nam sẽ lỡ nhịp phát triển ICT và kinh tế số. Các nhà nghiên cứu, các doanh nghiệp, cộng đồng ICT đều kiến nghị chính phủ có những chính sách cụ thể hỗ trợ phát triển kinh tế số.

Nếu xem xét nền tảng phát triển ICT, một nước đang phát triển như Việt Nam đang ở vị trí bất lợi so với các nước phát triển. Tuy vậy, đặc trưng của ICT với tính linh hoạt cao là cơ hội giúp Việt Nam thu hẹp khoảng cách với các quốc gia khác. Điều quan trọng hơn, ICT và kinh tế số là xu thế không thể cưỡng lại được, do vậy Việt Nam không thể nằm ngoài xu thế này.

Chính phủ Việt Nam cũng đã có nhiều chính sách phát triển ICT như một mục tiêu cần thực hiện để phát triển kinh tế quốc gia. Tuy vậy, việc thiếu các nghiên cứu sâu đi vào bản chất của kinh tế số cũng như các đánh giá định lượng rõ ràng sẽ gây khó khăn cho các cơ quan trong việc đề xuất và thực hiện chính sách phát triển kinh tế số.

Ra mắt sách chuyên khảo

Cuốn sách chuyên khảo "Kinh tế số - thực trạng và hướng phát triển tại Việt Nam" của TS. Đặng Thị Việt Đức, giảng viên Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (PTIT) làm rõ nội hàm của khái niệm kinh tế số, tìm hiểu kinh nghiệm phát triển kinh tế số và ICT của một số quốc gia, đồng thời nghiên cứu hiện trạng kinh tế số tại Việt Nam.

Cuốn sách cũng đề cập đánh giá định lượng tác động trực tiếp và gián tiếp của ngành ICT tới tăng trưởng kinh tế nói chung và các ngành kinh tế nói riêng bằng các phương pháp định lượng và dữ liệu tin cậy, từ đó chuyển kinh tế số thành một chiến lược phát triển cũng như đưa ra các khuyến nghị để thực hiện chiến lược phát triển đó cho Việt Nam.

Cuốn sách có 6 chương: Chương 1. Tổng quan về kinh tế số; Chương 2. Kinh nghiệm phát triển kinh tế số của một số quốc gia; Chương 3. Tổng quan kinh tế số tại Việt Nam; Chương 4. Đánh giá tác động của ngành CNTT-TT tới kinh tế Việt Nam; Chương 5. Dự báo kinh tế số Việt Nam tới năm 2025 và Chương 6. Đề xuất phát triển kinh tế số tại Việt Nam.

Ra mắt sách chuyên khảo

Cuốn sách phù hợp trước hết với các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách lĩnh vực kinh tế số, ICT. Cuốn sách cũng là tài liệu tham khảo tốt cho các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như ứng dụng ICT. Cuốn sách do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam phát hành trong tháng 9/2020.

Bài liên quan
  • Để báo chí luôn đồng hành với sự phát triển kinh tế - xã hội
    Mấy năm gần đây, Bắc Giang liên tục dẫn đầu cả nước về tốc độ tăng trưởng kính tế, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của hoạt động báo chí truyền thông. Báo chí thực sự đồng hành với sự phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời quảng bá hình ảnh, tiềm năng, vị thế tỉnh Bắc Giang cùng khát vọng vươn lên mạnh mẽ.
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Bưu điện Việt Nam - Khẳng định thương hiệu quốc gia
    Trên hành trình dài của mình, thương hiệu Bưu điện Việt Nam (BĐVN) khẳng định vai trò là một doanh nghiệp (DN) phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực bưu chính, trở thành biểu tượng tin cậy của khách hàng, người dân và xã hội và được sự công nhận của Chính phủ và chính quyền các cấp.
  • Các công cụ bảo mật đám mây dựa trên AI
    Ngày nay, AI tiên tiến đang được đưa vào sử dụng ở mọi loại hình doanh nghiệp (AI). Một loạt các nhà cung cấp bảo mật bên thứ ba đã phát hành các công cụ bảo mật đám mây dưới sự hỗ trợ của AI. Dường như đây là một trong những xu hướng nóng nhất trong ngành.
  • Những người làm báo từ rừng về phố
    Ngày 30/4/1975, trong những cánh Giải phóng quân từ khắp nẻo tiến về Sài Gòn, có cả một đội quân nhà báo xuất phát từ các chiến khu hoặc hành quân theo các binh chủng, đã kịp thời có mặt, chứng kiến giây phút trọng đại: Giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước.
  • Oracle đầu tư mạnh vào AI tạo sinh, đáp ứng xu hướng "chủ quyền dữ liệu"
    Nhà cung cấp dịch vụ cơ sở hạ tầng đám mây của Hoa Kỳ Oracle đang tăng cường các tính năng trí tuệ nhân tạo (AI) tạo sinh của mình khi cạnh tranh trên thị trường điện toán đám mây (ĐTĐM) ngày càng khốc liệt và ngày càng có nhiều công ty nhảy vào lĩnh vực AI.
  • Mỹ lập hội đồng khuyến nghị ứng dụng AI an toàn cho hạ tầng trọng yếu
    Chính phủ Mỹ đã yêu cầu các công ty trí tuệ nhân tạo (AI) đưa ra khuyến nghị cách sử dụng công nghệ AI để bảo vệ các hãng hàng không, dịch vụ công cộng và cơ sở hạ tầng trọng yếu khác, đặc biệt là chống các cuộc tấn công sử dụng AI.
Đừng bỏ lỡ
Ra mắt sách chuyên khảo "Kinh tế số - Thực trạng và hướng phát triển tại Việt Nam"
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO