Make in Vietnam

Thế mạnh để VNPT phát triển sản phẩm “Make in Viet Nam” phục vụ chuyển đổi số

Hoàng Linh 26/01/2024 09:00

Tập đoàn VNPT đang tập trung cho các sác sản phẩm, dịch vụ số, nền tảng số Make in Viet Nam bao phủ 6 lĩnh vực cốt lõi và mở rộng để phục vụ chuyển đổi số (CĐS) quốc gia.

Tóm tắt:
- 6 lĩnh vực sản phẩm của VNPT-IT: (1) hạ tầng số; (2) chính phủ số; (3) công nghệ số cốt lõi; (4) y tế, giáo dục,
văn hóa, xã hội; (5) tài chính, ngân hàng, kinh doanh và (6) kinh tế số.
- Một số sản phẩm Make in Viet Nam nổi bật của VNPT-IT: Hệ thống một cửa liên thông VNPT iGate; Hệ thống văn bản điều hành điện tử VNPT iOffice; Hệ thống báo cáo thông minh VNPT VSR; trợ lý AI chuyên biệt cho từng ngành nghề; bộ giải pháp y tế số, giáo dục số.

Chiến lược triển khai các sản phẩm Make in Viet Nam

Trao đổi với phóng viên Tạp chí Thông tin và Truyền thông (TT&TT), ông Nguyễn Đức Kiên, Phó Tổng giám đốc Công ty Công nghệ thông tin VNPT (VNPT-IT) cho biết các sản phẩm, dịch vụ số, nền tảng số Make in Viet Nam được coi là công cụ trên không gian số, giúp giải quyết các bài toán của CĐS, tạo lập và lưu trữ dữ liệu người dùng của chính người Việt, phù hợp với người Việt. VNPT là đơn vị cung cấp các giải pháp do chính người Việt Nam phát triển bao phủ 6 lĩnh vực cốt lõi: (1) hạ tầng số; (2) chính phủ số; (3) công nghệ số cốt lõi; (4) lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hóa, xã hội; (5) lĩnh vực tài chính, ngân hàng, kinh doanh và (6) các lĩnh vực về kinh tế số như: du lịch, nông nghiệp, giao thông, kho vận, công thương.

Với trọng trách là tập đoàn tiên phong CĐS quốc gia, Phó Tổng giám đốc VNPT-IT Nguyễn Đức Kiên cho biết, VNPT luôn định hướng chú trọng thực hiện xây dựng và triển khai tốt các nhiệm vụ được Chính phủ/các bộ ngành giao để trở thành nền tảng Make in Việt Nam của quốc gia, từ đó làm nền tảng phát triển chính phủ số, thúc đẩy kinh tế số và xã hội số như đã thực hiện các dự án trọng điểm quốc gia trước đây, trong đó cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia về dân cư, Cổng dịch vụ công quốc gia, trục liên thông văn bản quốc gia...

“Đây đều là các dự án lớn đã được ứng dụng và thành nền tảng thúc đẩy CĐS Việt Nam. Và từ các dự án lớn quốc gia và các dự án/nhiệm vụ của Chính phủ giao, VNPT tiếp tục hình thành hệ sinh thái nền tảng Make in Viet Nam để dễ dàng áp dụng cho các người dùng/khách hàng”, ông Nguyễn Đức Kiên cho hay.

Hiện, VNPT có đầy đủ các mô hình và sản phẩm để sẵn sàng giúp các tỉnh/thành phố đáp ứng yêu cầu của Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển

đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định 06/QĐ-TTg ngày 6/1/2022 (Đề án 06).

Trong việc thúc đẩy phát triển Chính phủ số, xã hội số, kinh tế số tại địa phương, trong những năm gần đây, VNPT cũng tập trung vào triển khai nền tảng số Make in Viet Nam với các kết quả nổi bật như lĩnh vực Chính phủ số. Tới nay, VNPT đã triển khai được 36 IOC cấp tỉnh và 54 IOC cấp huyện tại 45 địa phương.

Bên cạnh đó, 45 bộ, ngành, địa phương đã triển khai hệ thống một cửa liên thông VNPT iGate, Trong đó, 100% tỉnh/thành phố đã triển khai đã kết nối với CSDL quốc gia về dân cư; 26 bộ, ngành địa phương triển khai hệ thống nền tảng tích hợp và chia sẻ dữ liệu VNPT VXP và 54 bộ, ngành, địa phương triển khai hệ thống quản trị công chức viên chức. Hệ thống văn bản điều hành điện tử VNPT iOffice cũng đã có mặt tại 63/63 tỉnh/thành phố, trong đó có 30 tỉnh có 100% khối chính quyền sử dụng VNPT iOffice. 35 tỉnh/thành phố đã và đang triển khai bộ giải pháp người dân tương tác với chính quyền (Tổng đài 1022 và vnCitizen). Hệ thống báo cáo thông minh VNPT VSR đã có khoảng 70 bộ, ngành, tỉnh/thành phố đang triển khai chính thức và thử nghiệm.

VNPT đã và đang triển khai hệ thống quản lý thông tin đất đai cho 57 huyện của 15 tỉnh/thành phố, và 6 tỉnh/thành phố triển khai hệ thống CSDL tài nguyên môi trường iNRES. VNPT iLIS được đánh giá là giải pháp ưu việt phục vụ xây dựng CSDL đất đai cấp địa phương, từng bước hoàn thiện CSDL đất đai quốc gia, tiến tới minh bạch trong quản lý sử dụng đất, góp phần cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả hoạt động của Chính quyền và đem lại sự hài lòng của người dân. VNPT iLIS hỗ trợ địa phương tăng cường công tác quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chỉnh lý biến động và giải quyết các thủ tục hành chính về đất đai đảm bảo kịp thời, tuân thủ các quy định hiện hành.

Chiến lược triển khai các sản phẩm Make in Viet Nam

Trao đổi với phóng viên Tạp chí Thông tin và Truyền thông (TT&TT), ông Nguyễn Đức Kiên, Phó Tổng giám đốc Công ty Công nghệ thông tin VNPT (VNPT-IT) cho biết các sản phẩm, dịch vụ số, nền tảng số Make in Viet Nam được coi là công cụ trên không gian số, giúp giải quyết các bài toán của CĐS, tạo lập và lưu trữ dữ liệu người dùng của chính người Việt, phù hợp với người Việt. VNPT là đơn vị cung cấp các giải pháp do chính người Việt Nam phát triển bao phủ 6 lĩnh vực cốt lõi: (1) hạ tầng số; (2) chính phủ số; (3) công nghệ số cốt lõi; (4) lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hóa, xã hội; (5) lĩnh vực tài chính, ngân hàng, kinh doanh và (6) các lĩnh vực về kinh tế số như: du lịch, nông nghiệp, giao thông, kho vận, công thương.

Với trọng trách là tập đoàn tiên phong CĐS quốc gia, Phó Tổng giám đốc VNPT-IT Nguyễn Đức Kiên cho biết, VNPT luôn định hướng chú trọng thực hiện xây dựng và triển khai tốt các nhiệm vụ được Chính phủ/các bộ ngành giao để trở thành nền tảng Make in Việt Nam của quốc gia, từ đó làm nền tảng phát triển chính phủ số, thúc đẩy kinh tế số và xã hội số như đã thực hiện các dự án trọng điểm quốc gia trước đây, trong đó cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia về dân cư, Cổng dịch vụ công quốc gia, trục liên thông văn bản quốc gia...

“Đây đều là các dự án lớn đã được ứng dụng và thành nền tảng thúc đẩy CĐS Việt Nam. Và từ các dự án lớn quốc gia và các dự án/nhiệm vụ của Chính phủ giao, VNPT tiếp tục hình thành hệ sinh thái nền tảng Make in Viet Nam để dễ dàng áp dụng cho các người dùng/khách hàng”, ông Nguyễn Đức Kiên cho hay.

Hiện, VNPT có đầy đủ các mô hình và sản phẩm để sẵn sàng giúp các tỉnh/thành phố đáp ứng yêu cầu của Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định 06/QĐ-TTg ngày 6/1/2022 (Đề án 06).

Trong việc thúc đẩy phát triển Chính phủ số, xã hội số, kinh tế số tại địa phương, trong những năm gần đây, VNPT cũng tập trung vào triển khai nền tảng số Make in Viet Nam với các kết quả nổi bật như lĩnh vực Chính phủ số. Tới nay, VNPT đã triển khai được 36 IOC cấp tỉnh và 54 IOC cấp huyện tại 45 địa phương.

Bên cạnh đó, 45 bộ, ngành, địa phương đã triển khai hệ thống một cửa liên thông VNPT iGate, Trong đó, 100% tỉnh/thành phố đã triển khai đã kết nối với CSDL quốc gia về dân cư; 26 bộ, ngành địa phương triển khai hệ thống nền tảng tích hợp và chia sẻ dữ liệu VNPT VXP và 54 bộ, ngành, địa phương triển khai hệ thống quản trị công chức viên chức.

Hệ thống văn bản điều hành điện tử VNPT iOffice cũng đã có mặt tại 63/63 tỉnh/thành phố, trong đó có 30 tỉnh có 100% khối chính quyền sử dụng VNPT iOffice. 35 tỉnh/thành phố đã và đang triển khai bộ giải pháp người dân tương tác với chính quyền (Tổng đài 1022 và vnCitizen). Hệ thống báo cáo thông minh VNPT VSR đã có khoảng 70 bộ, ngành, tỉnh/thành phố đang triển khai chính thức và thử nghiệm.

VNPT đã và đang triển khai hệ thống quản lý thông tin đất đai cho 57 huyện của 15 tỉnh/thành phố, và 6 tỉnh/thành phố triển khai hệ thống CSDL tài nguyên môi trường iNRES. VNPT iLIS được đánh giá là giải pháp ưu việt phục vụ xây dựng CSDL đất đai cấp địa phương, từng bước hoàn thiện CSDL đất đai quốc gia, tiến tới minh bạch trong quản lý sử dụng đất, góp phần cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả hoạt động của Chính quyền và đem lại sự hài lòng của người dân. VNPT iLIS hỗ trợ địa phương tăng cường công tác quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chỉnh lý biến động và giải quyết các thủ tục hành chính về đất đai đảm bảo kịp thời, tuân thủ các quy định hiện hành.

Phần mềm cũng giúp công khai thông tin đất đai, quy hoạch sử dụng đất, giá đất trên môi trường mạng để người dân, doanh nghiệp (DN) có thể tra cứu, khai thác, phục vụ dân sinh, phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt, VNPT iLIS được kết nối liên thông với hệ thống dịch vụ công trong tiếp nhận hồ sơ thủ tục hành chính đất đai và hệ thống ngành thuế để giải quyết nghĩa vụ tài chính trong sử dụng đất. Do đó đã hỗ trợ cải cách hành chính, giảm thiểu phiền hà cho người dân trong quá trình tương tác với các cơ quan nhà nước liên quan đến giải quyết thủ tục hành chính về đất đai.

Về lĩnh vực y tế, bộ giải pháp y tế số của VNPT đã và đang góp phần chuyển đổi hóa toàn diện lĩnh vực y tế. Hiện có 7.800 cơ sở y tế sử dụng sản phẩm, dịch vụ của VNPT. Trong đó, VNPT đã triển khai cho 35% là cơ sở y tế tuyến tỉnh và Trung ương, 45% là cơ sở y tế tuyến huyện và Trung ương và 66% cơ sở y tế tuyến, trạm y tế trong cả nước.

Về lĩnh vực giáo dục, hệ sinh thái giáo dục số của VNPT đã có mặt tại 63/63 tỉnh/thành phố, phục vụ hơn 9 triệu học sinh, hơn 650 nghìn giáo viên và 31 nghìn trường học trên toàn quốc.

Lĩnh vực DN số, hơn 200.000 khách hàng (khoảng 25% số lượng DN) sử dụng hóa đơn điện tử của VNPT; Hơn 420.000 thuê bao sử dụng chữ ký điện tử của VNPT, 21% thị phần cả nước.

Hệ thống báo cáo thông minh VNPT VSR giúp xây dựng chính quyền “không giấy” Cụ thể về một giải pháp Make in Viet Nam góp phần CĐS chính quyền trở thành chính quyền “không giấy” có thể nói đến hệ thống báo cáo thông minh VNPT VSR, được coi là điểm nhấn quan trọng, giúp thay đổi căn bản phương thức chỉ đạo, điều hành từ dựa trên thông tin, số liệu trên văn bản giấy chuyển sang dựa trên dữ liệu số. Hiện đã có khoảng 70 bộ, ngành, tỉnh/thành phố đang triển khai chính thức và thử nghiệm dịch vụ VNPT VSR của Tập đoàn VNPT, trong đó 54 tỉnh/thành phố và 4 bộ, ban/ngành đã triển khai chính thức và đem lại hiệu quả cao.

VNPT VSR gồm các tính năng nổi bật như báo cáo động với thiết kế mẫu báo cáo mới trên giao diện trực quan, thiết lập quy trình báo cáo và chế độ báo cáo; báo cáo liên cấp. Đồng thời, nhờ tích hợp các công nghệ 4.0, hệ thống cho phép phân tích số liệu rất thông minh, so sánh số liệu, tự động xử lý số liệu đáp ứng yêu cầu của các cơ quan trong công tác tổng hợp báo cáo, từ đó cung cấp số liệu kịp thời, chính xác hỗ trợ chỉ đạo, điều hành của các cấp lãnh đạo.

Phần hiển thị thông tin chỉ đạo điều hành được hiển thị trực quan các thông tin về tình hình biến động các chỉ số kinh tế - xã hội (KT-XH), đào sâu thông tin theo các chiều không gian, thời gian, lĩnh vực, thiết kế biểu đồ trên giao diện kéo thả trực quan, đặc biệt có thể cá nhân hóa bảng tin cho từng người dùng/nhóm người dùng.

Để thuận tiện trong xác thực số liệu báo cáo, VNPT VSR tích hợp sẵn chữ ký số giúp các đơn vị có thể ký số trực tiếp các báo cáo và mẫu biểu kèm theo tại bất cứ nơi đâu có kết nối Internet, 3G và 4G.

Tùy theo nhu cầu của các đơn vị, VSR có thể triển khai toàn diện các biểu mẫu, chỉ tiêu liên quan đến tất cả các lĩnh vực quản lý nhà nước, thể hiện bằng biểu đồ trực quan cho phép theo dõi, giám sát, nhắc nhở về tiến độ thực hiện các chỉ tiêu phát triển KT-XH, nâng cao hiệu quả hỗ trợ ra quyết định cho lãnh đạo. Hơn nữa, hệ thống được áp dụng công nghệ mới, giúp việc vận hành đáp ứng được lượng lớn truy cập, đồng thời vẫn bảo đảm hiệu suất và tiết kiệm chi phí tài nguyên hệ thống.

Với việc tích hợp các công nghệ hiện đại cùng nhiều tính năng vượt trội, VNPT VSR đã và đang phát huy hiệu quả và mang lại nhiều lợi ích tại các đơn vị như Văn phòng Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải, UBND tỉnh Tiền Giang, Thái Bình, Hà Giang, Lạng Sơn, Vĩnh Phúc...

VNPT VSR giúp các cơ quan hành chính giảm thời gian thực hiện báo cáo, giảm gánh nặng hành chính cho tổ chức, cá nhân thực hiện yêu cầu cung cấp thông tin, số liệu báo cáo, góp phần nâng cao chất lượng công tác chỉ đạo, điều hành của các cấp có thẩm quyền. Tất cả tạo nên hệ thống báo cáo số hiện đại, nhanh chóng, kịp thời, minh bạch, tiết giảm ngân sách nhà nước.

Nhờ thực hiện trên môi trường số nên việc cập nhật trực tuyến dễ dàng và ngay lập tức theo thời gian thực nên tăng cường tính kịp thời của thông tin, số liệu báo cáo cũng như tăng tính minh bạch, rõ trách nhiệm giải trình của Bộ, ngành, địa phương và cá nhân cán bộ, công chức trong việc cung cấp thông tin, số liệu thuộc phạm vi chức năng quản lý.

Hệ thống có khả năng tạo và lưu trữ được các thông tin, số liệu mang tính chất hệ thống, đồng bộ và cho phép so sánh, đối chiếu, kiểm tra chéo thông tin, số liệu từ các nguồn khác nhau. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng công tác chỉ đạo, điều hành của các cấp có thẩm quyền.

Tại Sơn La, hệ thống này chính thức vận hành từ cuối năm 2020, với mục tiêu chuyển đổi cơ bản hoạt động của chính quyền lên môi trường điện tử, môi trường số; khai thác hiệu quả các hệ thống thông tin (HTTT); xây dựng hệ thống CSDL chuyên ngành, dữ liệu dùng chung của tỉnh làm nền tảng phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số.

HTTT báo cáo của tỉnh đã triển khai tới 32 cơ quan, đơn vị; tổ chức cấp 96 tài khoản cho đại diện các cơ quan, đơn vị phục vụ nhu cầu khai thác sử dụng và thực hiện các chế độ báo cáo. Đặc biệt, hệ thống hình thành 2 kho dữ liệu, chia sẻ dùng chung, gồm: Kho biểu mẫu, với 207 biểu mẫu của các sở, ban, ngành; kho chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội với 2.136 chỉ tiêu. Cùng với đó, hệ thống tổ chức kết nối liên thông 4 biểu mẫu, chia sẻ dữ liệu về chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh với HTTT báo cáo Chính phủ.

hien-thi-truc-quan-tinh-hinh-bien-dong.png
Hiển thị trực quan các thông tin về tình hình biến động các chỉ số KT-XH.

Với những lợi ích vượt trội mang lại, VNPT VSR được đánh giá cao và vinh danh tại nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế như giải Vàng hạng mục giải pháp quản lý công nghệ thông tin Giải thưởng Kinh doanh Quốc tế 2020 (International Business Awards - IBA Stevie Awards), Sao Khuê 2021, giải Vàng Stevie Awards Asia - Pacific 2021, giải Vàng IT World Awards 2021 hạng mục giải pháp công nghệ dành cho chính phủ...

Triển khai trợ lý AI “Make in Viet Nam” chuyên biệt và ưu việt

Hiện nay, AI tạo sinh đã bắt đầu được ứng dụng trong rất nhiều các lĩnh vực. Nghiên cứu của McKinsey năm 2023 chỉ ra rằng AI tạo sinh đóng góp từ 2,6 - 4,4 nghìn tỷ USD cho kinh tế toàn cầu hàng năm. Việt Nam cũng đang có những lợi thế sản phẩm trợ lý AI chuyên biệt, thúc đẩy không gian kinh tế số.

Nắm bắt cơ hội này, ông Nguyễn Đức Kiên cho biết VNPT đặt ra mục tiêu tạo ra hàng nghìn trợ lý AI “Make in Viet Nam” dành cho người Việt Nam. “Chúng tôi sẽ xây dựng các trợ lý AI chuyên biệt và ưu việt cho từng ngành nghề, chuyên sâu tới từng tác vụ cho người Việt nhờ vào 4 thế mạnh gồm: con người, hạ tầng, dữ liệu và chiến lược”.

Tập đoàn VNPT có chiến lược đầu tư dài hạn và liên tục vào lĩnh vực AI. “Cuộc chơi” về AI mang yếu tố đường dài vì công nghệ AI cần có thời gian để “nén” thêm dữ liệu và tối ưu. Mặt khác, VNPT cũng có hoạch định dài hạn với AI để đảm bảo sự yên tâm, tin tưởng cho các khách hàng”.

Đối với mô hình trợ lý AI chuyên biệt cho từng ngành nghề tại Việt Nam, ông Nguyễn Đức Kiên cho rằng các dữ liệu mang đặc trưng và đặc thù của người Việt đóng vai trò rất quan trọng. “Muốn tạo ra những trợ lý AI giải quyết những bài toán của Việt Nam thì bắt buộc phải cần dữ liệu chuyên ngành của Việt Nam. Một điều cần lưu ý, không phải dữ liệu nào cũng có thể dùng để huấn luyện AI mà chỉ có dữ liệu đã được làm sạch và chuẩn hóa mới phù hợp cho công tác này”.

Để thực hiện xây dựng trợ lý AI chuyên biệt theo từng lĩnh vực, VNPT đã dày công chuẩn bị và có đầy đủ những CSDL để huấn luyện các trợ lý AI có tính đặc thù Việt Nam, chuyên biệt cho người Việt. Đồng thời, VNPT cũng đầu tư lớn vào quy mô hạ tầng GPU (bộ xử lý) để đảm bảo khả năng xử lý xây dựng và huấn luyện các mô hình AI lớn và phức tạp.

Được biết hiện nay, VNPT đã phát triển một số sản phẩm như trợ lý AI lắng nghe mạng xã hội giúp con người tổng hợp và phân tích thông tin xu hướng trên không gian, được triển khai thực tế cho hơn 50 tỉnh, thành phố. Tiếp theo là trợ lý chăm sóc khách hàng (CSKH) và người dân, hỗ trợ tìm kiếm thông tin nhanh chóng và chính xác 24/7.

VNPT cũng phát triển trợ lý định danh và xác thực điện tử rất thành công, giúp thúc đẩy giao dịch tài chính nhanh chóng và an toàn trên môi trường số. Ngoài ra, trợ lý AI giám sát giao thông đã hỗ trợ các cơ quan chính quyền quản lý các công tác liên quan đến giao thông trên không gian số, sản phẩm cũng đã triển khai ở hơn 30 tỉnh, thành phố trên cả nước.

tro-ly-ai-giam-sat-giao-thong-vnpt.png
Trợ lý AI giám sát giao thông đã hỗ trợ các cơ quan chính quyền quản lý các công tác liên quan đến giao thông trên không gian số.

Các trợ lý AI của VNPT đã được khách hàng uy tín tin dùng, cho đến thời điểm hiện tại có hơn 1,2 tỷ yêu cầu đến hệ thống, trong đó riêng yêu cầu xác thực và định danh điện tử là 955 triệu lượt yêu cầu. Con số này cực kỳ lớn so với quy mô dân số khoảng 100 triệu dân ở Việt Nam.

Trong thời gian tới, ông Nguyễn Đức Kiên cho biết: “VNPT sẽ mở rộng toàn diện bộ sản phẩm CĐS Make in Viet Nam để có thể ứng dụng sâu rộng hơn trong các lĩnh vực ngành, cũng như luôn đảm bảo triển khai thành công các nhiệm vụ trọng điểm được Chính phủ giao, qua đó hình thành các nền tảng phục vụ CĐS quốc gia Make in Viet Nam”.

Mặt khác, VNPT hiện có đội ngũ hơn 120 chuyên gia AI, 5000 kỹ sư công nghệ thông tin. Phần lớn trong số đó là những chuyên gia đã có nhiều năm nghiên cứu, và thực nghiệm AI tại các quốc gia phát triển trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản, Pháp... Vì vậy, VNPT đã kết hợp được cả về kinh nghiệm thế giới và đặc thù của trí tuệ Việt Nam trong sản phẩm, dịch vụ AI của mình.

“Có thể nói, những yếu tố ở trên chính là những nền tảng để VNPT tạo ra các trợ lý AI chuyên biệt, thúc đẩy CĐS toàn diện”, ông Nguyễn Đức Kiên nhấn mạnh./.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Thế mạnh để VNPT phát triển sản phẩm “Make in Viet Nam” phục vụ chuyển đổi số
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO