Thị trường ví điện tử đang lên tại Đông Nam Á

TH| 05/09/2020 16:34
Theo dõi ICTVietnam trên

Số lượng người tiêu dùng trực tuyến tại Đông Nam Á đang tăng trưởng theo cấp số nhân, tạo tiền đề cho thanh toán không dùng tiền mặt nói chung và ví điện tử nói riêng phát triển.

Trong báo cáo "Digital Consumers of Tomorrow, Here Today" do công ty Tư vấn Bain & Co công bố mới đây, số người tiêu dùng trực tuyến tại khu vực Đông Nam Á có thể sẽ đạt đến 310 triệu người ngay trong năm 2020. Điều này có nghĩa là gần 70% người tiêu dùng tại Đông Nam Á sẽ chuyển sang các kênh mua sắm trực tuyến vào cuối năm nay.

Thị trường ví điện tử tại Đông Nam Á - Ảnh 1.

Dự báo về số người tiêu dùng trực tuyến tại khu vực Đông Nam Á

Báo cáo cũng cho biết, mức chi tiêu bình quân của mỗi người sẽ tăng khoảng 3 lần, từ 124 USD trong năm 2018 lên 429 USD vào năm 2025. So với mức chi tiêu bình quân dự báo trước đó do Bain & Co công bố, con số này tăng gần 10%.

Nghiên cứu của Bain & Co phối hợp cùng với Facebook đã khảo sát trên 16.500 người tiêu dùng trực tuyến tại 6 quốc gia Đông Nam Á là Singapore, Malaysia, Philippines, Indonesia, Thái Lan và Việt Nam.

Theo báo cáo, mặc dù Đông Nam Á vẫn phụ thuộc vào tiền mặt nhưng số lượng người thích thanh toán bằng tiền mặt đã giảm xuống 34% từ con số 40% vào năm 2019. Khoảng 22% người tham gia khảo sát cho biết họ hiện thích thực hiện các giao dịch bằng ví điện tử hơn, trong khi con số này của năm ngoái chỉ là 14%. Điều này cho thấy sự gia tăng đáng kể việc sử dụng ví điện tử trong khu vực.

Ví điện tử trên điện thoại

Thị trường ví điện tử tại Đông Nam Á - Ảnh 2.

Một nghiên cứu của Tập đoàn tư vấn Boston (BCG) cho thấy 49% người tiêu dùng ở khu vực thành thị tại Đông Nam Á và là khách hàng của các ngân hàng thương mại đã sử dụng ví điện tử. Trong báo cáo Southeast Asian Consumers Are Driving a Digital Payment Revolution, tập đoàn này dự báo, con số trên sẽ đạt tới 84% vào năm 2025.

Trên thực tế, trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát, việc sử dụng ví điện tử hoàn toàn có thể tăng tốc sớm hơn dự kiến. Sự an toàn, tính tiện lợi cùng nhiều ưu đãi "khủng" đã khiến thanh toán qua ví điện tử trở thành một "ngôi sao đang lên", được nhiều người tin chọn trong mùa Covid-19. 

Khi phải đối mặt với những lo ngại về dịch bệnh, đối với các nhu cầu thiết yếu thường ngày như ăn uống, đi siêu thị, mua nhu yếu phẩm, người dùng đều lựa chọn các dịch vụ giao hàng tận nơi và chuyển hẳn sang thanh toán trước qua ví điện tử để hạn chế đi lại và tiếp xúc trực tiếp với người khác. Việc "đại dịch bùng phát và những hậu quả của nó sẽ buộc nhiều hộ gia đình tại Đông Nam Á phải chấp nhận thanh toán số", BCG nhận định.

Hiện một nghiên cứu năm 2020 của Mastercard, Malaysia đang là quốc gia dẫn đầu tại Đông Nam Á về xu hướng sử dụng ví điện tử với tỷ lệ là 40% người tiêu dùng. Sau đó đến Philippines (36%), Thái Lan (27%) và Singapore (26%). Nghiên cứu cũng cho biết, gần 50% người tiêu dùng được khảo sát tại Malaysia đã tăng cường hoạt động mua sắm trực tuyến; một số hoạt động khác cũng ghi nhận tăng trưởng là lướt web đọc tin tức và giải trí, truyền phát video trực tiếp, tham gia mạng xã hội và đặt giao thức ăn đến nhà.

Tại các quốc gia Đông Nam Á khác, gồm Singapore, Philippines và Thái Lan, tỷ lệ sử dụng tiền mặt cũng giảm lần lượt 67%, 64% và 59%, khi người dân chuyển sang các phương thức thanh toán không tiếp xúc.

Xu hướng sử dụng ví điện tử

Thị trường ví điện tử tại Đông Nam Á - Ảnh 3.

Khảo sát của STICPAY về mục đích sử dụng ví điện tử của người tiêu dùng châu Á

Theo một cuộc khảo sát mới đây do STICPAY, một công ty fintech có trụ sở tại London thực hiện, rút tiền nhanh và phí giao dịch thấp là 2 tiêu chí chủ chốt để người dùng tại khu vực này lựa chọn ví điện tử. Một số tiêu chí khác cũng được liệt kê là tính năng thẻ trả trước, tùy chọn chuyển khoản liên ngân hàng tại địa phương, phương thức gửi tiền đa dạng, sự an toàn và bảo mật thông tin.

Mặc dù việc sử dụng ví điện tử sẽ tiếp tục gia tăng ở Đông Nam Á nhưng không phải là không có thách thức. BCG xác định ba thách thức đối với các nhà cung cấp ví điện tử trong khu vực, đó là: Làm cho việc sử dụng ví điện tử trở nên phổ biến trong các cộng đồng; Nâng cao lòng trung thành và giá trị của khách hàng và cuối cùng là làm thế nào để tăng sự chấp nhận của các đối tác bán hàng./.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Bộ KH&CN ban hành Thông tư đầu tiên sau sau hợp nhất
    Ngày 31/3/2025, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã ban hành Thông tư số 01/2025/TT-BKHCN về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 08/2021/TT-BTTTT ngày 14/10/2021 quy định Danh mục thiết bị vô tuyến điện được miễn giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện, điều kiện kỹ thuật và khai thác kèm theo.
  • Tăng cường huy động nguồn lực KOLs trong hoạt động thông tin đối ngoại
    Năm 2024, Cục Thông tin đối ngoại (TTĐN) đã thành công việc đưa TTĐN lên không gian mới - không gian mạng - với nhiều kết quả đáng ghi nhận. Trong đó, có việc thí điểm thành công trong huy động những người có ảnh hưởng lớn trên mạng xã hội (MXH) cùng chung tay trong thực hiện nhiệm vụ cơ bản thứ hai của TTĐN đó là quảng bá hình ảnh quốc gia.
  • Tác giả Nhật Bản với những ý tưởng lôi cuốn trẻ đọc sách
    Với máy ảnh bằng bìa giấy, các món đồ chơi hết sức đơn giản bằng kẹp quần áo và giấy màu…, tác giả Yuichi Kimura với mái đầu bạc phơ đã khiến cho khoảng 20 em nhỏ ở nhiều lứa tuổi quên hẳn đi những thiết bị điện tử, game hay những trò giải trí cuốn hút khác từ công nghệ.
  • Microsoft và 15 cột mốc định hình tầm nhìn về AI
    Gã khổng lồ công nghệ Microsoft sắp bước qua cột mốc 50 năm thành lập với nhiều thách thức trong thời đại trí tuệ nhân tạo (AI). Hãy cùng khám phá cách Microsoft sẽ phát triển nền tảng, công cụ và cơ sở hạ tầng AI cho tương lai.
  • Biểu trưng tuyên truyền Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước
    Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chính thức công bố mẫu biểu trưng (logo) cũng như quy chuẩn kích cỡ để các cơ quan, đơn vị sử dụng trong các hoạt động tuyên truyền Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam thống nhất đất nước.
Đừng bỏ lỡ
Thị trường ví điện tử đang lên tại Đông Nam Á
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO