Thúc đẩy triển khai hợp đồng điện tử an toàn
Hợp đồng điện tử trở thành một thành phần trọng yếu trong tiến trình số hóa của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy nền kinh tế số tại Việt Nam.
Trong bối cảnh thương mại điện tử (TMĐT) ngày càng phát triển và trở thành một phần không thể thiếu trong nền kinh tế, việc đảm bảo tính pháp lý và bảo mật cho các giao dịch điện tử (GDĐT) là vô cùng quan trọng.
Hợp đồng điện tử (HĐĐT) được coi là "nút thắt cuối cùng" trong chuỗi chuyển đổi số, đảm bảo tính minh bạch và an toàn cho các giao dịch điện tử giữa các bên tham gia. Việc ứng dụng HĐĐT đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế số, giúp doanh nghiệp (DN) tiết kiệm thời gian và chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Theo Sách trắng TMĐT Việt Nam, nếu năm 2020 có 29% DN sử dụng HĐĐT thì đến năm 2023 con số này là 41%. Số liệu từ Cục TMĐT và Kinh tế số, Bộ Công Thương, cho thấy, tính đến hết tháng 8/2024, hơn 490.000 HĐĐT đã được chứng thực, với sự tham gia của gần 49.000 DN. Đây là minh chứng cho sự phát triển tích cực của dịch vụ này.
FPT chung tay thúc đẩy ứng dụng HĐĐT an toàn
Chia sẻ tại Diễn đàn quốc gia hỗ trợ DN chuyển đổi số và phát triển TMĐT với chủ đề “Phát triển HĐĐT an toàn” diễn ra tại Hà Nội mới đây, ông Trần Đăng Hòa, Chủ tịch Công ty TNHH FPT IS (FPT IS) cho biết, việc triển khai các giải pháp giao kết và xác thực điện tử là xu hướng tất yếu tại Việt Nam, mang lại nhiều lợi ích trong việc thúc đẩy kinh tế số. Tuy nhiên, để các tổ chức và cá nhân có thể khai thác hiệu quả những giải pháp này, vấn đề an toàn và bảo mật trong GDĐT được đánh giá là yếu tố then chốt.
Đồng hành với Bộ Công Thương và Cục TMĐT và Kinh tế số, FTP IS cùng 10 tổ chức khác đã và đang cung cấp một hạ tầng số giúp người dân, DN sử dụng HĐĐT được bảo vệ bởi các công nghệ xác thực và tin cậy, hướng tới kết nối kỹ thuật và hỗ trợ các bên thứ ba như cơ quan thuế, ngân hàng, các tổ chức tài chính và cơ quan giải quyết tranh chấp thực hiện các nghiệp vụ liên quan, đóng vai trò bảo vệ giá trị pháp lý cho HĐĐT và tạo niềm tin cho các bên tham gia.
Từ năm 2020, FPT IS đã hợp tác cùng hàng chục nghìn DN trên toàn quốc triển khai các giải pháp giao kết và xác thực điện tử như FPT.CA, FPT.eSign, FPT.eKYC, FPT.IDCheck, FPT TimeStamp, FPT.eContract, FPT.CeCA và nền tảng quản lý GDĐT KYTA.
“Chúng tôi đảm bảo tính xác thực, toàn vẹn và pháp lý cho các GDĐT, từ B2B đến B2C, phục vụ đa dạng các loại tài liệu, hợp đồng thương mại, giao kết đại lý đối tác, phê duyệt luồng văn bản tài liệu nội bộ, hợp đồng lao động, dịch vụ cho vay tài chính, hợp đồng mở tài khoản ngân hàng, chứng khoán…”, ông Trần Đăng Hòa cho biết.
FPT IS cũng là một trong những tổ chức đầu tiên được Bộ Công Thương cấp phép cung cấp dịch vụ chứng thực dịch vụ chứng thực HĐĐT FPT.CeCA, tích hợp trên phần mềm HĐĐT - FPT.eContract.
FPT.eContract là giải pháp HĐĐT được phát triển bởi FPT IS, cho phép DN ký kết hợp đồng mọi lúc mọi nơi, tiết kiệm thời gian, chi phí và đảm bảo tính pháp lý cao. Giải pháp đáp ứng đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật và pháp lý, giúp DN tối ưu quy trình ký kết hợp đồng B2C từ ký điện tử thông thường cho đến ký số.
Hơn thế nữa, FPT.eContract còn được tích hợp cùng hệ sinh thái xác thực số Made by FPT IS bao gồm: Giải pháp chống giả mạo xác thực số FPT.IDCheck và giải pháp định danh khách hàng điện tử FPT.eKYC.
Việc áp dụng các giải pháp này giúp DN giảm từ 60% - 80% thời gian xử lý hợp đồng so với phương pháp truyền thống, đồng thời giảm chi phí vận hành lên đến 70%.
FPT IS cũng đồng hành cùng các DN thúc đẩy giao thương xuyên biên giới, hỗ trợ ký kết hợp đồng an toàn với các đối tác quốc tế. Trong giai đoạn giãn cách xã hội, hệ sinh thái ký kết điện tử của FPT đã giúp các tổ chức, DN duy trì hoạt động kinh doanh ổn định mà không cần sự hiện diện trực tiếp của các bên ký kết, đảm bảo tính bảo mật và cơ sở lý cho các giao dịch theo tiêu chuẩn quốc tế./.