Kinh tế số

Thuế quan của Mỹ làm đảo lộn kế hoạch rời Trung Quốc của Apple, Nvidia

Ngọc Diệp 04/04/2025 18:35

Các nhà cung cấp cho Apple, Nvidia và các thương hiệu công nghệ lớn khác đã "sững sờ" sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố áp mức thuế cao đối với Việt Nam, Đài Loan, Thái Lan và các nền kinh tế châu Á khác vốn đóng vai trò quan trọng trong việc giúp Mỹ đảm bảo chuỗi cung ứng và giảm sự phụ thuộc vào sản xuất tại Trung Quốc.

screen-shot-2025-04-04-at-16.28.00.png

Ngày 2/4 (giờ Mỹ), Tổng thống Mỹ Donald Trump chính thức công bố chính sách thuế mới, đe dọa gây ảnh hưởng đến tất cả các đối tác thương mại và hàng nhập khẩu vào Mỹ. Mức thuế đối ứng này sẽ được áp lên khoảng 60 quốc gia có thâm hụt thương mại lớn nhất với Mỹ, đặt nhiều rào cản nhất đối với hàng hóa xuất khẩu của nước này.

Trao đổi với tờ Nikkei Asia, nhiều nhà cung cấp cho biết mức thuế cao hơn nhiều so với dự kiến ​​và có thể buộc họ phải xem xét lại dấu chân sản xuất và chiến lược đầu tư của mình. Phạm vi và mức độ của đợt áp thuế lần này được đánh giá là nghiêm trọng hơn nhiều so với các biện pháp được triển khai trong nhiệm kỳ đầu của ông Trump. Gần như tất cả các gã khổng lồ công nghệ đều chịu tác động từ thuế quan mới của ông Trump.

Chuỗi cung ứng của Apple có thể bị đảo lộn

Khi mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc trở nên căng thẳng, Apple đã nỗ lực đa dạng hóa chuỗi cung ứng của mình bằng cách mở rộng sản xuất tại các quốc gia như Việt Nam và Ấn Độ. Đây được cho là một sự thay đổi lớn đối với nhà sản xuất iPhone bởi công ty này vốn có lịch sử lâu dài luôn phụ thuộc vào Trung Quốc cho hầu hết hoạt động sản xuất.

Tuy nhiên, dù nỗ lực đa dạng chuỗi cung ứng sang các quốc gia lân cận, Apple vẫn bị thiệt hại khi thuế quan mới của ông Trump mở rộng sang Việt Nam, Ấn Độ và nhiều nước châu Á khác. Cụ thể, Ấn Độ, nơi Apple đang tăng cường dây chuyền sản xuất iPhone và AirPods, sẽ phải chịu mức thuế quan tương hỗ là 26%.

Apple đã đặt cược rất nhiều vào Việt Nam như là trung tâm sản xuất lớn nhất ngoài Trung Quốc cho nơi công ty sản xuất một số dòng MacBook, iPad, AirPods và Apple Watch, thì nay Việt Nam sẽ bị đánh thuế 46%.

Malaysia, nơi Apple đang ngày càng sản xuất nhiều máy tính Mac, sẽ áp dụng mức thuế 24%. Thái Lan với những dây chuyền sản xuất máy Mac, sẽ bị đánh thuế 36%. Ireland, trong Liên minh châu Âu (EU), chịu mức thuế 20%. Apple sản xuất một số iMac tại đó.

screen-shot-2025-04-04-at-15.48.16.png

Apple còn có thể bị ảnh hưởng nhiều hơn nữa do việc nhập linh kiện từ một số quốc gia và khu vực khác cũng bị áp thuế mới.

Các sản phẩm iPhone, iPad và Apple Watch mà Apple bán ra đóng góp 3/4 trong tổng doanh thu hàng năm gần 400 tỷ USD của công ty. Theo nhà phân tích Erik Woodring của Morgan Stanley, các khoản thuế mới sẽ có thể làm giảm biên lợi nhuận khiến công ty phải tăng giá tất cả các dòng sản phẩm của mình từ 17% - 18% tại Mỹ để bù lỗ. Điều này có thể khiến nhà sản xuất iPhone bị tổn hại nặng nề.

Theo hồ sơ tài chính vào tháng 11/2024, về cơ bản, tất cả "hoạt động sản xuất của Apple" đều được thực hiện tại Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Việt Nam. Apple đã cảnh báo các nhà đầu tư rằng thuế quan có thể gây tổn hại đến hoạt động kinh doanh của công ty, khiến công ty phải tăng giá và thậm chí buộc công ty phải ngừng cung cấp một số sản phẩm nhất định.

Chất bán dẫn được miễn thuế, Nvidia giành lợi thế

Khi quan hệ thương mại Mỹ - Trung ngày càng diễn biến phức tạp, Nvidia, gã khổng lồ trong ngành chế tạo chip AI, cũng đẩy mạnh đa dạng hoá chuỗi cung ứng để thích ứng với tình hình này. Công ty có mạng lưới nhà cung cấp đa dạng trên toàn cầu, giúp giảm thiểu rủi ro từ chính sách thuế quan.

Theo CEO Jensen Huang, chiến lược của Nvidia không phụ thuộc vào một quốc gia cụ thể mà dựa vào nhiều trung tâm sản xuất khác nhau. Điều này giúp công ty tối ưu hóa chi phí và điều chỉnh sản xuất theo chính sách thuế của từng nước.

Hiện, Nvidia đang xây nhiều nhà máy chip mới tại Đài Loan. Chuỗi cung ứng của hãng này cũng mở rộng hoạt động lắp ráp tại Mexico.

Jensen Huang cho biết công ty đang cân nhắc tăng cường sản xuất trong nước để giảm bớt sự phụ thuộc vào chuỗi cung ứng quốc tế.

“Nếu chúng tôi mở rộng sản xuất tại Mỹ vào cuối năm nay, tình hình sẽ khả quan hơn rất nhiều”, ông nói. Hiện Nvidia chưa có cơ sở sản xuất lớn tại Mỹ, nhưng việc đầu tư vào nhà máy nội địa có thể giúp công ty giảm rủi ro địa chính trị và tối ưu hóa chuỗi cung ứng.

Trước lệnh áp thuế mới của Tổng thống Trump, cổ phiếu của các tập đoàn công nghệ lớn tại Mỹ đồng loạt lao dốc với các mức độ "mạnh, nhẹ" khác nhau. Trong đó, Nvidia có lẽ là may mắn hơn bởi một ngoại lệ quan trọng đã được đưa ra: chất bán dẫn - linh kiện cốt lõi của ngành công nghệ - tạm thời được miễn thuế.

Điều này có lợi cho Nvidia, vốn sử dụng chip tiên tiến do Công ty Sản xuất Chất bán dẫn Đài Loan (TSMC) sản xuất trong các đơn vị xử lý đồ họa AI. Dù ông Trump áp thuế 32% lên Đài Loan, các chip logic - chiếm khoảng 44% lượng chip nhập khẩu vào Mỹ - sẽ không chịu mức thuế này. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ liệu TSMC có phải chịu mức thuế chung 10% mà ông Trump áp dụng cho tất cả các quốc gia hay không. Theo một ước tính, khoảng 44% chip nhập khẩu vào Mỹ đến từ Đài Loan

Hoạt động kinh doanh của Nvidia đã bùng nổ kể từ khi OpenAI phát hành ChatGPT vào năm 2022 và doanh thu hàng năm đã tăng gấp đôi trong mỗi hai năm tài chính vừa qua. Theo công bố báo cáo tài chính cho tài khóa 2025 (kết thúc vào tháng 1), doanh thu cả năm của Nvidia đạt 130 tỷ USD, tăng 114% so với năm ngoái. Lợi nhuận cũng lên gấp đôi với 74,3 tỷ USD.

Ông Brad Gerstner, Chủ tịch kiêm Giám Đốc điều hành quỹ Altimeter Capital đưa ra cái nhìn nhưng tương đối lạc quan về Nvidia và cho biết "tác động tiêu cực từ thuế quan sẽ ít hơn nhiều so với các lĩnh vực khác".

Ông cho biết điều quan trọng là Mỹ phải duy trì khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực AI bởi mặc dù chip của Nvidia được thiết kế trong nước nhưng chúng lại được sản xuất tại Đài Loan./.

Theo asia.nikkei, cnbc
Copy Link
Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • Xu hướng ChatGPT-Ghibli: Thử nghiệm sáng tạo hay mối đe dọa sự sáng tạo của con người?
    Xu hướng ChatGPT-Ghibli đang gây bão trên mạng xã hội khi người dùng có thể biến ảnh cá nhân thành những tác phẩm mang phong cách Ghibli độc đáo. Tuy nhiên, bên cạnh sự ấn tượng về sáng tạo, trào lưu này cũng dấy lên những lo ngại về sự đe dọa đối với tính sáng tạo của con người và các vấn đề đạo đức trong việc sử dụng AI trong nghệ thuật.
  • Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh phòng ngừa, tấn công tội phạm sử dụng công nghệ cao lừa đảo
    Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tập trung triển khai có hiệu quả đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm sử dụng công nghệ cao, chủ động phát hiện, nhận diện, ngăn chặn, xử lý các trang web, địa chỉ IP, ứng dụng, phần mềm độc hại sử dụng trong hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
  • Bộ KH&CN ban hành Thông tư đầu tiên sau sau hợp nhất
    Ngày 31/3/2025, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã ban hành Thông tư số 01/2025/TT-BKHCN về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 08/2021/TT-BTTTT ngày 14/10/2021 quy định Danh mục thiết bị vô tuyến điện được miễn giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện, điều kiện kỹ thuật và khai thác kèm theo.
  • Quy hoạch phân kênh tần số vô tuyến điện cho nghiệp vụ cố định băng tần 71 - 76 GHz và 81 - 86 GHz
    Bộ Khoa học và Công nghệ vừa ban hành Thông tư số 02/2025/TT-BKHCN về Quy hoạch phân kênh tần số vô tuyến điện cho nghiệp vụ Cố định băng tần 71 - 76 GHz và 81 - 86 GHz.
  • Bảo đảm an toàn dữ liệu người sử dụng dịch vụ bưu chính là ưu tiên hàng đầu
    Mới đây, Bộ KH&CN vừa phát hành văn bản số 509/KHCN-BC gửi các doanh nghiệp bưu chính về việc tăng cường công tác bảo đảm an toàn dữ liệu người sử dụng dịch vụ bưu chính.
  • Tăng cường huy động nguồn lực KOLs trong hoạt động thông tin đối ngoại
    Năm 2024, Cục Thông tin đối ngoại (TTĐN) đã thành công việc đưa TTĐN lên không gian mới - không gian mạng - với nhiều kết quả đáng ghi nhận. Trong đó, có việc thí điểm thành công trong huy động những người có ảnh hưởng lớn trên mạng xã hội (MXH) cùng chung tay trong thực hiện nhiệm vụ cơ bản thứ hai của TTĐN đó là quảng bá hình ảnh quốc gia.
  • Tác giả Nhật Bản với những ý tưởng lôi cuốn trẻ đọc sách
    Với máy ảnh bằng bìa giấy, các món đồ chơi hết sức đơn giản bằng kẹp quần áo và giấy màu…, tác giả Yuichi Kimura với mái đầu bạc phơ đã khiến cho khoảng 20 em nhỏ ở nhiều lứa tuổi quên hẳn đi những thiết bị điện tử, game hay những trò giải trí cuốn hút khác từ công nghệ.
  • VPBank hợp tác cùng GTEL mang đến những đột phá công nghệ cho giải pháp tài chính
    Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) và Tổng công ty Công nghệ - Viễn thông Toàn cầu (GTEL) vừa ký kết thỏa thuận hợp tác nhằm mang đến những sản phẩm tài chính công nghệ ưu việt và đột phá . Thỏa thuận này được kỳ vọng sẽ trở thành mô hình hợp tác kiểu mẫu giữa tổ chức tài chính với công ty công nghệ, mang đến lợi ích tối đa cho hai đơn vị hợp tác cũng như cho khách hàng và đối tác của các bên.
  • Tài chính số thúc đẩy SME bứt tốc: The Asian Banker vinh danh HDBank
    Trong bối cảnh khu vực kinh tế tư nhân - mà nòng cốt là doanh nghiệp SME - được xác định là động lực quan trọng nhất cho tăng trưởng kinh tế quốc gia, các mô hình ngân hàng số đồng hành toàn diện trở thành trợ lực cần thiết để SME bứt tốc. Khẳng định hiệu quả trong hướng đồng hành này, HDBank vừa được The Asian Banker vinh danh là “Ngân hàng cung cấp dịch vụ tài chính số tốt nhất cho SME tại Việt Nam”.
  • Microsoft và 15 cột mốc định hình tầm nhìn về AI
    Gã khổng lồ công nghệ Microsoft sắp bước qua cột mốc 50 năm thành lập với nhiều thách thức trong thời đại trí tuệ nhân tạo (AI). Hãy cùng khám phá cách Microsoft sẽ phát triển nền tảng, công cụ và cơ sở hạ tầng AI cho tương lai.
Thuế quan của Mỹ làm đảo lộn kế hoạch rời Trung Quốc của Apple, Nvidia
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO