Tìm giải pháp kết nối an toàn cho IoT

Minh Thiện| 02/11/2019 07:38
Theo dõi ICTVietnam trên

Giá trị của thị trường IoT tại Việt Nam đã chạm mức 1 tỷ USD vào năm 2018 nhưng cũng mang đến thách thức không nhỏ trong bảo đảm an toàn thông tin (ATTT).

Chuyển đổi số với sự hỗ trợ của các công nghệ đột phá từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 được đánh giá sẽ tiếp tục là xu hướng phát triển của nhiều quốc gia trên thế giới trong thời gian tới. Trong đó, công nghệ Internet vạn vật (Internet of Things - IoT) đang nổi lên như một công nghệ của tương lai. Các thiết bị IoT mang lại nhiều kỳ vọng sẽ trở thành một động lực phát triển, thậm chí sẽ thay đổi diện mạo và cách vận hành của nhiều ngành kinh tế, nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội.

Tuy nhiên, khi càng nhiều kết nối được thiết lập, sẽ có càng nhiều dữ liệu quan trọng được số hoá và trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công mạng. Sự gia tăng nhanh chóng của các thiết bị IoT cùng với nguồn dữ liệu khổng lồ được sản sinh sẽ đặt ra những yêu cầu mới trong tiếp cận và triển khai các biện pháp an toàn thông tin cho các cơ quan và tổ chức. 

Là một trong những quốc gia tích cực tham gia vào quá trình chuyển đổi số với sự tăng trưởng vượt bậc trong ứng dụng ICT, Việt Nam đang chứng kiến một giai đoạn phát triển bùng nổ của các sản phẩm và dự án IoT.

Chỉ tính riêng trong lĩnh vực sản xuất, giá trị của thị trường IoT tại Việt Nam đã chạm mức 1 tỷ USD vào năm 2018, dự kiến sẽ vượt ngưỡng 3 tỷ USD trong năm 2024. Trong khi đó, gần 5 tỷ USD là số tiền mà chính quyền các thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh và Đà Nẵng đầu tư cho các dự án xây dựng đô thị thông minh với ưu tiên hàng đầu là hoàn thiện hạ tầng kết nối IoT.

Tuy nhiên, để hiện thực hoá tương lai IoT kết nối, ATTT và an ninh mạng là một vấn đề cần hết sức lưu tâm, đặc biệt, trong bối cảnh Việt Nam 7 tháng đầu năm 2019 ghi nhận 6.219 vụ tấn công. Với sự xuất hiện của các thiết bị IoT, tình hình bảo mật thông tin sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp với nhiều lỗ hổng an ninh được hình thành, dẫn tới các hình thức tấn công đa dạng, tinh vi, đặt ra yêu cầu về việc nâng cấp, hoàn thiện năng lực dự báo, phòng ngừa và ứng phó của các cơ quan, tổ chức. 

Nhận thức được những thách thức và cơ hội đến từ việc ứng dụng IoT nói riêng và chuyển đổi số nói chung, Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT), dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, đã tiến hành xây dựng “Đề án chuyển đổi số quốc gia”. Dự thảo Đề án đã nêu rõ “Phát triển hạ tầng số”, đặc biệt là “Phát triển hạ tầng IoT” và việc “Bảo đảm hạ tầng kỹ thuật an ninh, ATTT” là một trong những nhiệm vụ trọng tâm.

Do dó, năm 2018, Bộ TTTT cùng Ban Kinh tế Trung ương đã đồng chủ trì và chỉ đạo tổ chức Hội thảo và Triển lãm quốc tế về Internet vạn vật - Smart IoT 2018. Tiếp nối thành công này, kết hợp với những yêu cầu thực tiễn của tình hình phát triển công nghệ IoT và ATTT tại Việt Nam, Hội thảo quốc tế về Internet vạn vật và Bảo mật thông tin (Smart IoT & Cyber Security) 2019 sẽ diễn ra vào ngày 13/11/2019 tại Khách sạn InterContinental Saigon, TP. Hồ Chí Minh dưới sự bảo trợ và chỉ đạo của Bộ TTTT, sự phối hợp tổ chức của Tập đoàn IEC và Hiệp hội Internet Việt Nam (VIA). 

Với chủ đề “IoT và Bảo mật thông tin: Hướng tới một thế giới kết nối và an toàn”, chương trình hội thảo bao gồm 01 phiên toàn thể và 02 phiên hội thảo chuyên đề. Chương trình sẽ mang tới cho khách tham dự cái nhìn toàn cảnh về tình hình triển khai IoT trong nước với nội dung “Xây dựng chính sách phát triển công nghiệp IoT” do Vụ CNTT, Bộ TTTT trình bày. Đặc biệt, công tác đảm bảo ATTT tại Việt Nam sẽ được đại diện Cục ATTT trình bày rõ trong nội dung: “ATTT trong thế giới IoT: Từ góc nhìn của cơ quan quản lý nhà nước”.

Bên cạnh đó, các chuyên gia quốc tế trong lĩnh vực IoT cũng đưa ra quan điểm đa chiều về phát triển IoT như: “Quản trị rủi ro trong kỷ nguyên siêu kết nối và Bài học chia sẻ kinh nghiệm từ các nước trong khu vực” (chuyên gia tư vấn từ Ấn Độ)…   

Sự góp mặt của các chuyên gia đầu ngành trong khu vực hứa hẹn sẽ đem đến những xu hướng cập nhật về các thách thức an ninh mạng mới nổi cùng các bài học kinh nghiệm hữu ích nhằm phát triển hệ sinh thái IoT và xây dựng chiến lược quản trị rủi ro hiệu quả trong kỷ nguyên siêu kết nối. 

Chương trình hội thảo chuyên đề của Hội nghị năm nay tập trung vào 2 nội dung chính:

Chuyên đề 1: Khai thác tiềm năng IoT trong quá trình chuyển đổi số. Chủ đề thảo luận của chuyên đề này gồm: Ứng dụng các công nghệ mới trong triển khai IoT (5G, Trí tuệ nhân tạo, Dữ liệu lớn, Blockchain, Điện toán đám mây,...); Giải pháp ngăn ngừa tấn công mạng với các thiết bị IoT; Chia sẻ về quá trình xây dựng, triển khai các dự án IoT  

Chuyên đề 2: Quản lý ATTT trong thế giới IoT. Chủ đề thảo luận của chuyên đề này xoay quanh: Chiến lược xây dựng và phát triển hệ sinh thái IoT; Xây dựng chiến lược bảo mật hiệu quả trong thế giới kết nối; Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về đảm bảo ATTT và triển khai IoT

Những bài trình bày chuyên sâu sẽ được các chuyên gia chia sẻ trong chuyên đề như: Bảo vệ không gian mạng trước sự phát triển của IoT: Thách thức và Giải pháp; Biện pháp quản lý IoT và giải pháp cụ thể; Các tình huống thực tiễn trong phòng ngừa, phát hiện và ứng phó với các cuộc tấn công mạng. 

Người tham dự Hội thảo sẽ được chia sẻ những thông tin mới nhất của đại diện Bộ Công an về “Tình hình tội phạm công nghệ cao trong giai đoạn hiện nay: Khó khăn và Thách thức”. Ông Stanley Eu - Giám đốc khu vực, Parasoft Đông Nam Á – cũng mang đến thông tin mới cập nhật về “Các nguy cơ về ATTT đối với các thiết bị IoT trong phát triển đô thị thông minh”. Đại diện nhà cung cấp dịch vụ ATTT Việt Nam, ông Nguyễn Văn Thành - Giám đốc sản phẩm phụ trách mảng An ninh viễn thông và thiết bị, Công ty An ninh mạng Viettel – sẽ chia sẻ về “Các tính năng bảo mật mà nhà mạng có thể cung cấp cho IoT”.

Song song với chương trình hội thảo, Triển lãm về Internet vạn vật và Bảo mật thông tin 2019 quy tụ sự tham gia của các tập đoàn lớn như  Viettel Cyber Security, ABB, Cisco, Parasoft, Fortinet, HPE, Aruba, Mobifone, Singalarity, VietnamAirlines … Sự kiện hứa hẹn sẽ đem đến cho khách tham dự những trải nghiệm mới mẻ với các ứng dụng IoT mới nhất và giải pháp thông minh như: IoT cho Đô thị thông minh, Điện toán đám mây, Mạng viễn thông 4G/5G, Dịch vụ Dữ liệu mở, Tòa nhà thông minh, AI/ML, Bảo mật đám mây, Bảo mật trung tâm dữ liệu,…

Đặc biệt, triển lãm năm nay sẽ có sự xuất hiện của khu trưng bày công nghệ của các nhà cung cấp hàng đầu Ấn Độ. Đồng thời, chương trình cũng mang đến cơ hội mở rộng hợp tác, trao đổi trực tiếp với hơn 600 đại biểu (bao gồm các CEO, CIO, CSO, Giám đốc CNTT...) từ các tổ chức, doanh nghiệp và tập đoàn hàng đầu tại Việt Nam.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Phát động thực hiện phong trào “bình dân học vụ số” (*)
    Phát biểu tại buổi gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, thực tế hiện nay, còn tỷ lệ lớn người dân, kể cả cán bộ trong cơ quan nhà nước chưa nắm vững về chuyển đổi số; trong khi đó, Bộ Chính trị đã bàn và quyết định sẽ ban hành Nghị quyết về chuyển đổi số quốc gia. Để thực hiện thành công Nghị quyết này, yêu cầu nhanh chóng phổ cập tri thức cơ bản về chuyển đổi số cho toàn dân đang đặt ra cấp thiết.
  • 12 cách toà soạn khai thác AI để tăng hiệu quả hoạt động (Phần 1)
    Trí tuệ nhân tạo (AI) đang cách mạng hóa các ngành, lĩnh vực trên toàn thế giới và báo chí cũng không ngoại lệ. Các tổ chức tin tức đang tích hợp các công cụ AI nhằm kết hợp hiệu quả của công nghệ với sự sáng tạo của người làm báo.
  • Cảnh sắc chỉ có thể được bảo tồn khi chúng ta rung động trước vẻ đẹp của chúng
    Cuốn sách “Vẻ đẹp của cảnh sắc tầm thường” mở ra cho người đọc một cách nhìn mới về vẻ đẹp của thiên nhiên, về cách rung cảm trước nhiều hình thái khác nhau của tạo hóa, thay vì chỉ qua những bức hình trên mạng xã hội.
  • An ninh mạng là rủi ro kinh doanh hàng đầu trên toàn cầu
    Trước đây, an ninh mạng chỉ là vấn đề bên lề của hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp, nhưng giờ đây đã, an ninh mạng đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của các tổ chức trên toàn thế giới.
  • Ngành an ninh mạng sẽ có những thay đổi lớn trong năm 2025
    Dự báo an ninh mạng 2025 của Google cung cấp cái nhìn toàn diện về bối cảnh mối đe dọa mạng đang phát triển và các chiến lược mà các tổ chức nên cân nhắc để giải quyết các mối đe dọa.
Đừng bỏ lỡ
Tìm giải pháp kết nối an toàn cho IoT
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO