Làn sóng nền kinh tế không dùng tiền mặt tại Việt Nam đang mang đến tiềm năng tăng trưởng và đổi mới, mở ra cơ hội cho cả người tiêu dùng và doanh nghiệp trong bối cảnh thanh toán không dùng tiền mặt đang thay đổi từng ngày.
Dù Việt Nam là thị trường tiềm năng với dịch vụ “Mua trước trả sau” (Buy now pay later - BNPL) nhưng sự cạnh tranh gay gắt, tình trạng hạn hẹp về nguồn vốn, rủi ro về tín dụng cùng quy định chưa rõ ràng đã khiến không ít nền tảng phải “đóng cửa”.
Sau hơn 1 năm hợp tác, Fundiin ngày càng tạo dấu ấn khi trở thành đơn vị Mua trước trả sau (BNPL) đầu tiên và duy nhất tham gia vào hệ thống thanh toán của Shopify Việt Nam.
Chính phủ Australia ngày 22/5 cho biết sẽ ban hành luật coi các dịch vụ “mua ngay, trả sau” (Buy now pay layter - BNPL) là một sản phẩm tín dụng nhằm bảo vệ người tiêu dùng trong một ngành phần lớn không được kiểm soát.
Nền tảng "Mua trước trả sau" (Buy Now Pay Later - BNPL) Fundiin ra đời để giúp giải bài toán của 70% người dân hiện nay không đủ khả năng tiếp cận tới các dịch vụ tài chính của ngân hàng, và không ít trong số đó phải sử dụng các dịch vụ "tín dụng đen". Hiện Fundiin đang có kế hoạch mở rộng tới Indonesia, Philippines…
Mới đây, startup "Mua trước trả sau" (BNPL) Fundiin đã thông báo việc nhận đầu tư series A được dẫn dắt bởi ThinkZone Ventures và Trihill Capital. Số tiền này sẽ được dùng để mở rộng với tốc độ nhanh hơn, đầu tư phát triển các sản phẩm mới, trước khi mở rộng thị trường sang Indonesia ở vòng series B sắp tới.
Ra đời để giải quyết bài toán giúp khách hàng "đẹp trước, trả sau", không phải chờ đợi khi sử dụng dịch vụ nhưng do mới phát triển ở Việt Nam, nên những ứng dụng tiên phong như HENO đã gặp nhiều khó khăn khi phải thuyết phục đối tác về sự khác biệt của mô hình "Mua trước, trả sau" so với trả góp truyền thống.
Mặc dù trên thế giới, mô hình "Mua trước, trả sau" (BNPL) đã xuất hiện cách đây từ 5 - 7 năm tại Việt Nam, phải đến năm 2021, mô hình BNPL mới bắt đầu bùng nổ do dữ liệu đã được chuẩn hoá và việc ứng dụng công nghệ đạt đến độ chín muồi do người dân đã quen với việc sử dụng các dịch vụ trên smartphone.
Với vai trò nhà tài trợ Kim cương của SEA Games 31, không chỉ hỗ trợ nhiều hạng mục trong công tác tổ chức Đại hội, VNPT cũng triển khai hàng loạt chương trình ưu đãi hấp dẫn cho nhiều dịch vụ phục vụ khách hàng.
Theo báo cáo của FIS, trên toàn cầu, đặc biệt là ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương (APAC), thẻ tín dụng, chuyển khoản ngân hàng, giao dịch tiền mặt và thẻ trả trước sẽ mất dần thị phần, thay vào đó ví điện tử và mua ngay, trả sau (BNPL - buy now, pay later) sẽ trở thành phương thức thanh toán trực tuyến phát triển nhanh nhất.
Ngày 23/12, siêu ứng dụng MoMo vừa chính thức tích hợp ví trả sau (sản phẩm hợp tác với TPBank) vào tính năng "du Lịch - đi Lại". Theo đó, từ nay người dùng không cần tiền mà vẫn có thể sử dụng các dịch vụ du lịch - đi lại trên MoMo như mua vé máy bay, tàu hoả, xe khách, đặt khách sạn, thuê xe...
Ngày 1/11, "siêu hội hoàn tiền 50%", chương trình ưu đãi lớn nhất năm của ví MoMo với tổng giá trị khuyến mãi hàng trăm tỷ đồng chính thức diễn ra. Đặc biệt, khi sử dụng ví trả sau, người dùng sẽ được hưởng nhiều ưu đãi hơn so với các phương thức thanh toán khác trên ví MoMo.
Việt Nam dù “đi sau thế giới một nhịp” nhưng thị trường “Buy Now, Pay Later – BNPL”, hay còn gọi là “mua trước trả sau” lại rơi đúng vào thời điểm thuận lợi nên hình thức tín dụng mới mẻ này hứa hẹn cũng sẽ bùng nổ, kèm theo cạnh tranh khốc liệt trong thời gian tới...
Trong bối cảnh dịch bệnh, thu nhập của đại đa số người dân ít nhiều bị ảnh hưởng, mô hình "Mua ngay, trả sau" ngày càng trở nên hấp dẫn hơn tại Việt Nam khi cả các công ty khởi nghiệp và doanh nghiệp đều đặt cược lớn vào đó.
"Dùng trước - trả sau" đang là một xu hướng tiêu dùng nổi bật trong vài năm trở lại đây tại các nước và phát triển bởi các công ty fintech. Với vai trò dẫn dắt xu hướng này tại Việt Nam, MoMo là fintech tiên phong phối hợp cùng ngân hàng TPBank cho ra mắt sản phẩm Ví trả sau.