Tương lai của SOC - Tự động hóa những khâu quan trọng

Hạnh Tâm | 01/08/2022 11:13
Theo dõi ICTVietnam trên

Thiết lập SOC chính là cải thiện khả năng phát hiện sự cố bảo mật thông qua giám sát và phân tích liên tục hoạt động dữ liệu.

Xu hướng tự động hóa SOC

Trung tâm điều hành an ninh mạng (SOC - Security Operations Center) là một đơn vị gồm các chuyên gia bảo mật giàu kinh nghiệm, sử dụng hàng loạt quy trình đánh giá, cảnh báo trên một hệ thống giám sát tập trung nhằm xử lý toàn bộ các vấn đề an ninh. Hệ thống này liên tục rà soát, phân tích, báo cáo và ngăn chặn các mối đe dọa an toàn thông tin mạng (an ninh mạng), đồng thời ứng phó với bất kỳ sự cố nào xảy ra với máy tính, máy chủ và trên mạng nó giám sát.

Thiết lập SOC chính là cải thiện khả năng phát hiện sự cố bảo mật thông qua giám sát và phân tích liên tục hoạt động dữ liệu. Hệ thống SOC sẽ phân tích các hoạt động này trên tổng thể các mạng, điểm cuối, máy chủ và cơ sở dữ liệu để đảm bảo phát hiện và ứng phó kịp thời các sự cố bảo mật. Nhờ vòng tròn khép kín và sự hỗ trợ lẫn nhau của 3 yếu tố kể trên, SOC có thể rà soát và phản ứng với các mối nguy hại tiềm ẩn 27/4, giúp thu hẹp khoảng cách giữa thời gian xâm nhập và thời gian phát hiện, đồng thời giúp các tổ chức chủ động hơn trong việc đối phó với các mối đe dọa.

Hiện nay, các cuộc tấn công tinh vi, nhu cầu làm việc từ xa và sự thay đổi công nghệ nhanh chóng là những thách thức đối với các tổ chức trong việc quản lý bảo mật về cả chi phí và sử dụng lao động. SOC đang ngày càng tăng cường sử dụng tự động hóa để quản lý độ phức tạp, cải thiện hiệu suất và nâng cao hiệu quả làm việc của nhân viên.

Ví dụ Microsoft gần đây đã thông báo loại bỏ "Patch Tuesday" và triển khai Windows Autopatch - dịch vụ được thiết kế để tự động cập nhật phần mềm Windows và Office cho doanh nghiệp. Với Windows Autopatch, doanh nghiệp sẽ chuyển gánh nặng về việc cập nhật cho Microsoft. Bộ phận CNTT của các doanh nghiệp sẽ không còn phải lo lắng gì về vấn đề cập nhật Windows nữa. Cách tiếp cận mới này giúp tăng tốc độ triển khai các bản vá, giảm thiểu rủi ro bảo mật, đồng thời giảm tài nguyên cho các bản cập nhật.

Một ví dụ khác là tự động hóa quy trình quản lý cơ sở dữ liệu (CSDL). Trong lịch sử, nhiều tổ chức dành đáng kể nguồn lực IT để cung cấp cho các khách hàng của họ những cách mới để truy cập, phân tích và sử dụng dữ liệu. Các nhà cung cấp nền tảng CSDL hiện đang sử dụng tự động hóa để "dân chủ hóa" quyền truy cập dữ liệu cho người dùng và loại bỏ nút thắt cổ chai về IT. Điển hình như công cụ Autonomous Data Warehouse thế hệ mới của Oracle và Azure Data Catalog của Microsoft và các công cụ liên quan đều đang sử dụng tự động hóa để cho phép nhân viên không chuyên về kỹ thuật có thể truy cập được thông tin số. Tự động hóa giúp các nhiệm vụ IT thông thường hiệu quả hơn, tăng tốc độ thực thi, giúp nhân viên có thời gian để xử lý các ưu tiên khác.

Tự động hóa là một xu hướng mới nổi đối với các SOC. Mục tiêu của tự động hóa SOC là cải thiện tình hình bảo mật của doanh nghiệp và giảm gánh nặng cho các kỹ sư và nhà phân tích bảo mật.

Tất cả các chuyên gia bảo mật đều hướng tới các công nghệ SOC mới với mục tiêu phát hiện các mối đe dọa tiềm ẩn đối với tổ chức. Với tự động hóa trong SOC, các kỹ sư bảo mật, các nhà phân tích bảo mật có thể đánh giá các cuộc tấn công và xác định tổ chức nên làm gì để giải quyết các mối đe dọa. Các CISO ngày càng tập trung vào việc làm thế nào để nâng cao khả năng ứng phó với các mối đe dọa, cũng như cải thiện sự hài lòng trong công việc, điều này rất quan trọng để duy trì đội ngũ nhân viên trong một thị trường lao động cạnh tranh hiện nay.

Theo một báo cáo gần đây của Fortinet, các nhà phân tích SOC là vị trí được săn lùng nhiều nhất trong lĩnh vực an ninh mạng. Ngoài ra, các nhóm bảo mật phải xử lý thủ công hàng nghìn cảnh báo mỗi ngày, dẫn đến tình trạng thiếu nhân viên. Trong một nghiên cứu ISACA năm 2022, 62% số người được hỏi báo cáo rằng nhóm an ninh mạng của họ đang thiếu nhân sự.

Tương lai của SOC

Các chuyên gia bảo mật đang tìm kiếm những giải pháp có thể giúp giải quyết các vấn đề về lực lượng lao động bằng cách áp dụng tự động hóa cho các tác vụ bảo mật thủ công cũng như các công cụ nhằm giúp các nhà phân tích đánh giá và khắc phục các mối đe dọa, đồng thời tự động hóa quy trình làm việc hiệu quả hơn. Hãy xem những giải pháp tự động hóa SOC có thể mang lại những lợi ích gì cho các tổ chức:

SOC tự động cập nhật dữ liệu

Giám sát thủ công hàng nghìn cảnh báo mỗi ngày là không hiệu quả đối với các nhà phân tích. Các nền tảng SOC hiện đại có thể tự động nhập và quản lý một lượng lớn dữ liệu từ nhiều nguồn thông tin về mối đe dọa, mối tương quan và các quy tắc để phân tích bằng máy học. Điều tra tự động về các mối đe dọa có mở rộng và ưu tiên các tín hiệu tấn công và giảm thiểu các kết quả "dương tính" giả.

SOC giúp các nhà phân tích phản ứng nhanh hơn

Các bài thuyết trình về cuộc tấn công được đơn giản hóa cũng giúp cải thiện hiệu quả và cho phép phản ứng nhanh hơn. Sự tương quan liên kết các điểm tấn công cung cấp cái nhìn sâu sắc hơn về cuộc tấn công và mối tương quan dựa trên biểu đồ trình bày toàn bộ câu chuyện về cuộc tấn công trong một định dạng cho phép các nhà phân tích dễ dàng hơn trong việc nắm bắt về cuộc tấn công để có những phản hồi rõ ràng hơn. Ví dụ: mối tương quan giữa cảnh báo EDR, Okta và tường lửa dựa trên IP của kẻ tấn công có thể phản ánh về một cuộc tấn công nguy hiểm, cần được ưu tiên. Điều này giúp nhà phân tích tập trung vào việc điều tra đồng thời đưa ra cảnh báo từ các nền tảng phát hiện khác nhau.

Kết hợp dữ liệu với nhiều công cụ khác

Khi có ít cảnh báo được gửi tới nhà phân tích hơn thì dữ liệu sẽ không thể cung cấp đủ thông tin để nhà phân tích nhanh chóng quyết định các hành động phản hồi cần thiết. Dựa trên máy học, các tín hiệu và cảnh báo của hoạt động đáng ngờ trong nhiều lĩnh vực khác nhau có thể giúp cho các nhà phân tích xác định được cuộc tấn công. Việc sử dụng các công cụ điều phối an ninh, tự động hóa và phản hồi (SOAR) và các quy trình hiện có khác cho phép tự động hóa phản ứng, xác định các hành động giảm thiểu, giảm thời gian "tạm trú" của kẻ tấn công và cải thiện hiệu suất của nhà phân tích.

Cải thiện hiệu quả của SOC thông qua chia sẻ và phản hồi

Và cuối cùng, khi khối lượng cảnh báo và phân đoạn cảnh báo quá lớn có nghĩa là các nhà phân tích bảo mật sẽ không có thời gian để chuyển lại các kiến thức của họ đến phần còn lại của tổ chức. Việc cải tiến liên tục các hoạt động của SOC và trạng thái bảo mật của tổ chức không chỉ được thực hiện bằng cách mua công nghệ mới. Các kiến thức và thông tin chi tiết của nhà phân tích cần được đưa vào hệ thống để kiến thức của họ được chia sẻ trong toàn tổ chức và có thể được sử dụng để cải thiện hoạt động của SOC. Tự động hóa các nhiệm vụ thông thường và cho phép các nhà phân tích xác định, phản ứng với các cuộc tấn công nhanh hơn.

Nhìn về tương lai

Trong tương lai, các cuộc tấn công sẽ tiếp tục gia tăng và ngày càng phức tạp. Tin tặc sẽ sử dụng các phương pháp ngày càng tinh vi và thông minh để xâm phạm hệ thống phòng thủ của doanh nghiệp, trong khi tình trạng thiếu hụt đội ngũ bảo mật chưa thể được giải quyết nhanh chóng. Tự động hóa SOC có thể cho phép nhân viên SOC trao quyền cho các nhóm bảo mật để vượt qua khối lượng và độ phức tạp của hệ thống, tập trung vào việc phát hiện và ứng phó với các mối đe dọa và làm việc để cải thiện hiệu quả của tổ chức cũng như giảm chi phí.

Tài liệu tham khảo

[1]. https://www.helpnetsecurity.com/2022/07/14/future-soc-automation

[2]. https://www.vietsunshine.com.vn

[3]. https://cyradar.com


Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Tương lai của SOC - Tự động hóa những khâu quan trọng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO