Vì những mùa xuân không còn "tin giả"

Trọng Thành| 15/02/2021 16:38
Theo dõi ICTVietnam trên

Có lẽ chưa bao giờ trong thời điểm trước, trong và sau Tết, các cơ quan quản quản lý nhà nước lĩnh vực thông tin và truyền thông (TT&TT) lại quyết tâm và trách nhiệm cao khi thực hiện nhiệm vụ vận động, tuyên truyền, xử lý, cảnh báo, đính chính, xác thực lại các thông tin giả mạo, tin giả...

Tất cả là vì mục tiêu đảm bảo an toàn, trong sạch thông tin, góp phần ổn định an ninh, an toàn trật tự dư luận xã hội để nhân dân hưởng, đón Tết yên bình, trọn vẹn, hạnh phúc.

Tấm lá chắn chặn "tin giả"

Luôn quyết tâm hướng đến các mục tiêu cao cả đó, Trung ương, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ T&TT, đặc biệt với vai trò, trách nhiệm được giao, lãnh đạo Bộ TT&TT, mà trực tiếp Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng luôn yêu cầu các đơn vị thuộc Bộ, trong đó có Trung tâm Xử lý tin giả (VAFC) - Cục Phát thanh & Truyền hình và Thông tin điện tử - Bộ TT&TT phải thực hiện tốt nhiệm vụ kiểm chứng, xác minh, dán mác các "tin giả", "tin sai sự thật" diễn ra trong thời gian qua.

Với trọng trách là "bộ lọc", "lá chắn" gác cổng để ngăn chặn các sản phẩm "tin sai sự thật", "tin giả", VAFC đã luôn quyết tâm, trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ Bộ trưởng giao để dẹp bỏ "vấn nạn" tin giả, để nó không còn cơ hội, "đất sống" phát triển, lan rộng.

Vì những mùa xuân không còn

Thực hiện sứ mệnh lan tỏa sự thật

Sau hơn một tháng đi vào hoạt động (13/01/2021), VAFC và đầu số 18008108 thực hiện sứ mệnh lan tỏa sự thật đã kiểm chứng, xác minh, dán mác "tin giả" về nhiều sự việc điển hình như: Giả mạo phát ngôn của Giả mạo phát ngôn của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam về dịch Covid-19; Tin giả "Khẩu trang tái chế nhập lậu từ Trung Quốc vào Việt Nam nghi có chứa covid"; Tin giả về nguy cơ đóng cửa sân bay Nội Bài vì nhân viên tiếp xúc ca nhiễm Covid -19; Kênh giả mạo truyền hình Quốc phòng Việt Nam để quảng cáo thực phẩm chức năng; Giả mạo VTV quảng cáo thuốc đông y…

Những sự việc, nội dung được VAFC phát hiện thực sự không phải là ít, nhưng với quyết tâm, trách nhiệm cấp trên giao, trung tâm đã chạy đua cùng thời gian, nhanh chóng xác minh, kiểm chứng để công bố, phân loại, dán nhãn "tin giả", giúp ngăn chặn làn sóng phát tán thông tin sai sự thật lan rộng, ảnh hưởng đến cộng đồng. Đồng thời, VAFC đã cấp tốc gửi văn bản đến các cơ quan chức năng để yêu cầu xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm trên theo quy định pháp luật.

Như vậy, để ngăn chặn, phòng chống hiệu quả "tin giả" liên quan đến dịch Covid-19 và bảo đảm công tác truyền thông thông tin chính xác, kịp thời, tạo sự yên tâm cho người dân cũng như bảo vệ người dân không bị các trang website gỉa mạo, lừa đảo gây hậu quả "tiền mất, tật mang", VAFC đã đưa ra những hướng dẫn cụ thể về cách nhận biết, phòng tránh, đối phó với tin giả.

Vì những mùa xuân không còn

Chúng ta phải lấy tin tốt, tin chính xác có kiểm chứng để đẩy lùi tin giả.

Theo đó, người dân cần: Xem xét nguồn tin (website đang theo dõi thông tin liên hệ có địa chỉ cụ thể, rõ ràng); kiểm tra tác giả (tác giả bài viết có tin cậy); hỏi ý kiến chuyên gia; đọc toàn bộ thông tin (tiêu đề có thể giật tít để thu hút người đọc); kiểm tra thời gian (tin tức có thể đăng lại, không liên quan đến sự việc hiện tại); thong tin minh họa (hình ảnh, đường liên kết); bẫy định kiến; tin tức hay trò đùa.

Bên cạnh các hướng dẫn từ VAFC, thời gian vừa qua có nhiều chuyên gia, nhà quản lý cũng đã có những bài viết, quan điểm, chia sẻ để nhận diện, bài trừ "tin giả", trong số đó, theo ông Nguyễn Đình Anh, Vụ trưởng Truyền thông và Thi đua, khen thưởng - Bộ Y Tế, khuyến cáo người dân nên tiếp cận thông tin liên quan đến dịch bệnh Covid-19 phải là từ nguồn các cơ quan báo chí chính thống, cơ quan Chính phủ, bộ, ngành... hoặc có thể truy cập vào trang thông tin của Bộ Y tế, để được thường xuyên cập nhật.

"Đây là lúc chúng ta phải thể hiện được lòng trắc ẩn, thể hiện trách nhiệm với cộng đồng, chúng ta phải lấy tin tốt, tin chính xác có kiểm chứng để đẩy lùi tin giả. Đó là cách lấy ánh sáng để đẩy lùi bóng tối", Vụ trưởng Nguyễn Đình Anh nhấn mạnh.

Trên quan điểm cần triển khai đồng bộ các giải pháp để giải quyết vấn đề tin giả, PGS. TS Trần Thành Nam, Đại học Quốc gia Hà Nội đã chia sẻ, trước tiên các thông tin đó phải minh bạch về sự kiện, vấn đề người dân quan tâm; đồng thời xử phạt công khai hình phạt, mức phạt và nhất là việc khắc phục vì cộng đồng như một số nước đã áp dụng để vừa giáo dục cho chính đối tượng kỹ năng lọc tin giả, đồng thời phục vụ cộng đồng.

"Cần đưa các kỹ năng về lọc tin giả vào học tại cấp phổ thông trung học, bởi các em là nhóm đối tượng sớm tiếp xúc và sẽ là người sử dụng mạng xã hội sau này. Khi các em định hình xu hướng niềm tin tích cực sẽ hạn chế những trào lưu hoang mang trên mạng xã hội lan ra đời sống thực", PSG. TS Nam nhấn mạnh.

Cùng quan điểm với PSG. TS Nam về việc cần thiết phải triển khai các giải pháp đồng bộ nêu trên, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông Đỗ Quý Vũ nhấn mạnh thêm, muốn dẹp bỏ được vấn đề tin giả, cần tăng cường sử dụng công nghệ trong việc phát hiện, xử lý tin giả, trong đó, chú trọng nâng cao trách nhiệm, sự phối hợp của các nhà cung cấp dịch vụ, sự tham gia của cộng đồng"

Theo bác sĩ Trần Văn Phúc - Khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Xanh-Pôn, tin giả bao giờ cũng có đặc điểm là dựa trên một thông tin có thật. Người lan truyền tin giả sẽ sửa đổi tin thật khiến người đọc hiểu sai bản chất thông tin. Do đó mỗi cá nhân khi tham gia mạng xã hội phải có ý thức không tạo ra tin giả, có bộ lọc thật tốt để phát hiện tin giả, đặc biệt, không tự biến mình trở thành người lan truyền tin giả trong cộng đồng.

Như vậy, với các quan điểm, khuyến cáo, hướng dẫn nêu trên, đây sẽ là các "dữ liệu" bổ ích để mỗi người dân khi tham gia mạng xã hội tự biết cách bảo vệ mình trước những luồng thông tin giả mạo. Đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, chúng ta cần quyết tâm, chung sức, đồng lòng, tỉnh táo, sáng suốt nhận biết "tin giả", điều này sẽ góp phần nâng cao hiệu quả việc phòng chống dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, khó lường, đảm bảo sức khỏe, an toàn cho chính chúng ta.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Báo chí quốc tế viết gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?
    Sự kiện Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024 thu hút sự chú ý trong - ngoài nước và cả nhiều cơ quan truyền thông quốc tế.
  • “AI như là một chiếc gương đen”
    Bài báo "AI is the Black Mirror" của Philip Ball cung cấp một cái nhìn chi tiết về trí tuệ nhân tạo (AI) và tác động của nó đến nhận thức con người.
  • Chất lượng thông tin báo chí về kinh tế - Vai trò, yêu cầu thước đo và giải pháp cần có
    Báo chí kinh tế cần là diễn đàn thực thụ cho doanh nghiệp, không chỉ cung cấp thông tin. Thông tin cần chính xác và kịp thời để hỗ trợ doanh nghiệp trong điều chỉnh chiến lược kinh doanh.
  • Những “ngọn đuốc” ở bản
    Ở Tuyên Quang, người có uy tín là những người đi đầu thay đổi nếp nghĩ, cách làm của bà con dân tộc thiểu số (DTTS). Họ như những “ngọn đuốc” đi trước, thắp sáng, lan tỏa tinh thần trách nhiệm, nêu gương với cộng đồng. Gương mẫu, uy tín, những người có uy tín đã và đang góp sức xây dựng bản làng, thôn xóm ngày càng ấm no, giàu mạnh.
  • 5 lý do để tăng cường bảo mật mạng
    Các chương trình an ninh mạng đã phát triển đáng kể trong vài thập kỷ qua. Sự ra đời của điện toán đám mây đã phá vỡ ranh giới an ninh mạng thông thường của của các doanh nghiệp, buộc các tổ chức phải liên tục cập nhật những chiến lược phòng thủ của mình.
Đừng bỏ lỡ
Vì những mùa xuân không còn "tin giả"
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO