Tổ chức Scimago quốc tế đánh giá Học viện công nghệ Bưu chính Viễn thông là trường đại học số 1 Việt Nam về đổi mới sáng tạo năm 2024. Gần đây nhất, Học viện cũng đã được nhận giải thưởng ASOCIO 2024 dành cho hạng mục EduTech.
Thực hiện kế hoạch công tác Đoàn và phong trào thanh niên giai đoạn 2024 - 2027, chiều ngày 3/7, Đoàn Thanh niên Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (PTIT) và Chi đoàn Cục Xuất bản, In và Phát hành (XBI&PH) đã ký kết Chương trình phối hợp triển khai hoạt động “Sách hay mỗi tháng cho thanh niên”.
Với việc ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác này, PTIT và VinAI sẽ sử dụng hiệu quả lợi thế, nguồn lực, hướng đến mục tiêu nâng cao hiệu quả công tác hoạt động, phù hợp với chiến lược, định hướng phát triển của hai bên.
Với những ý tưởng, giải pháp đột phá sáng tạo và có ý nghĩa đối với cộng đồng, Hội đồng ban giám khảo đã lựa chọn ra những đội thi xuất sắc nhất để trao giải tại Vòng Chung kết (VCK) diễn ra ngày 15/5 tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (PTIT).
Đứng trước sự thay đổi của công nghệ kỹ thuật và quản lý, đặc biệt sự ảnh hưởng của công nghệ số đến đào tạo, Học viện công nghệ Bưu chính Viễn thông (PTIT) đang từng bước tận dụng những điểm khác biệt và thế mạnh của nhà trường trong chuyển đổi số (CĐS) để nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo sau đạị học.
Những câu chuyện về trải nghiệm khách hàng (Customer Experience - CX) độc đáo cùng xu hướng và chiến lược “chăm khách" theo "trend" quốc tế là nội dung được các chuyên gia hàng đầu về CX từ KPMG và CMC Telecom bật mí với các sinh viên trường Đại học (ĐH) CMC tại hội thảo CX.
Với khóa đầu tiên của chương trình kỹ sư CNTT Việt Nhật, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (BCVT) (PTIT) sẽ tuyển sinh 100 sinh viên trong năm nay.
Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (BCVT) (PTIT) sẽ cấp tối đa 30 suất học bổng đặc biệt, giá trị mỗi suất tới 500 triệu đồng cho mỗi thí sinh xuất sắc trúng tuyển và nhập học vào Học viện năm 2024.
Lĩnh vực Công nghệ thông tin - Truyền thông (ICT), đặc biệt là các cơ sở hạ tầng mạng, máy tính và dịch vụ mới đang thay đổi mạnh mẽ xã hội của chúng ta về mọi mặt. Những tiến bộ này không chỉ tác động đến cách mọi người làm việc mà còn đến cách chúng ta tương tác, học tập, đào tạo, hợp tác, giải trí,…
Các tòa soạn đều đã xác định nhiệm vụ, mục tiêu chuyển đổi số (CĐS) theo Chiến lược “CĐS báo chí đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Song, việc triển khai chiến lược cần rõ ràng, cụ thể, đơn giản mà hiệu quả. Việc CĐS từng công đoạn trong quản trị, tác nghiệp, sản xuất nội dung... chính là bước đệm hướng tới CĐS toàn diện, có hệ thống cho nền báo chí.
Hội thảo VNICT 2023 mang chủ đề “Các công nghệ nền tảng trong chuyển đổi số” thể hiện các hoạt động của cộng đồng công nghệ thông tin (CNTT) trong các hướng nghiên cứu cơ bản, triển khai ứng dụng, đào tạo và quản lý có tính khoa học và thực tiễn cao.
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh: “Thế hệ hôm nay có điều kiện hơn thế hệ đi trước thì phải có giấc mơ lớn hơn và phải có những đóng góp lớn hơn cho Học viện”.
Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (PTIT) đang dịch chuyển, đưa hàm lượng công nghệ vào đào tạo sinh viên báo chí theo định hướng báo chí số để phát huy được thế mạnh của PTIT.
Tòa soạn số trong bối cảnh chuyển đổi số (CĐS) báo chí ở Việt Nam hiện nay là vấn đề thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học, chuyên gia và các cơ quan báo chí trong bối cảnh công nghệ phát triển nhanh, mạnh.