Việt Nam giới thiệu với quốc tế nhiều nền tảng công nghệ kiểm soát thành công Covid-19

Lan Phương| 05/11/2020 14:44
Theo dõi ICTVietnam trên

Việt Nam đã làm chủ công nghệ - yếu tố quan trọng góp phần giúp Việt Nam kiểm soát thành công đại dịch Covid-19.

Ngày 5/11/2020, Bộ TT&TT đã tổ chức hội thảo "Ứng dụng khoa học công nghệ trong việc phòng chống và điều trị bệnh Covid-19". Hội thảo được Bộ Y tế và Bộ Ngoại giao phối hợp tổ chức với sự tham gia của đại diện đại sứ quán nhiều nước cũng như các tổ chức quốc tế tại Việt Nam.

Việt Nam giới thiệu với quốc tế nhiều nền tảng công nghệ kiểm soát thành công Covid-19 - Ảnh 1.

Ông Triệu Minh Long: Một trong những yếu tố giúp Việt Nam thành công trong chống Covid-19 là ứng dụng công nghệ vào công tác phòng chống và điều trị Covid-19.

Tại Hội thảo, ông Triệu Minh Long, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ TT&TT cho biết: Trên thế giới, đại dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp. Cho đến nay, Việt Nam được đánh giá là quốc gia chống dịch tốt, duy trì được cuộc sống sinh hoạt bình thường. Một trong những yếu tố giúp Việt Nam thành công là việc ứng dụng công nghệ vào công tác phòng chống và điều trị Covid-19.

Thực tế tại Việt Nam, theo ông Long, bên cạnh các biện pháp chuyên môn của ngành y tế thì chiến lược ứng dụng công nghệ vào việc kiểm soát, phòng chống và điều trị bệnh Covid-19 đã được đẩy mạnh. Trong đó phải kể đến, Bluezone - ứng dụng cảnh báo và truy vết khi có tiếp xúc gần với người nhiễm Covid-19; ứng dụng thiết bị thở oxy lưu lượng cao HFNC trong điều trị Covid-19; phát triển thành công bộ kit thử trong việc chuẩn đoán bệnh nhân mắc Covid-19, phần mềm khai báo ý tế NCOVI...

Covid-19 thúc đẩy y tế chuyển đổi số nhanh

Chia sẻ tại hội thảo, ông Trần Xuân Đà, Giám đốc Trung tâm dữ liệu y tế - Cục CNTT, Bộ Y tế cho biết: Đại dịch Covid-19 là cơ hội vàng để Việt Nam chuyển đổi số và giúp y tế Việt Nam chuyển đổi số nhanh chóng. Với tinh thần chống dịch như chống giặc, Bộ Y tế được giao nhiệm vụ chủ trì chiến dịch phòng chống dịch.

Việt Nam giới thiệu với quốc tế nhiều nền tảng công nghệ kiểm soát thành công Covid-19 - Ảnh 2.

Ông Trần Xuân Đà: Covid-19 đã thúc đẩy y tế chuyển đổi số nhanh

Bộ Y tế phối hợp với Bộ TT&TT, Bộ KHCN, các cơ quan, doanh nghiệp (DN) cùng các chuyên gia đầu ngành đẩy nhanh xây dựng và phát triển các ứng dụng KHCN, CNTT đáp ứng hiệu quả trong suốt thời gian qua, giúp công tác ngăn chặn, phát hiện, khoanh vùng, cách ly bệnh nhân Covid-19. Nhiều ứng dụng do các DN công nghệ VNPT, Viettel, Bkav… hỗ trợ phòng chống Covid-19.

Thông tin về ứng dụng CNTT trong khám, chữa bệnh trong thời gian qua, ông Đà cho biết: 100% bệnh viện đã triển khai hệ thống thông tin bệnh viện (HIS), liên thông dữ liệu cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam Việt Nam, 99,5% cơ sở khám chữa bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc… giúp hỗ trợ người cao tuổi, người già phòng chống Covid-19.

Nhiều bệnh viện đã ứng dụng bệnh án điện tử, một số bệnh viện đã công bố sử dụng bệnh án điện tử thay thế bệnh án giấy (các bệnh viện đa khoa quốc tế Hải Phòng, đa khoa khu vực An Giang, bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ…). Có 23 bệnh viện sử dụng hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh y tế (PACS) không in phim; Xây dựng hệ thống tư vấn khám chữa bệnh telemedicine, kết nối vạn vật y tế - IoMT (Bệnh viện Bạch Mai với 11 bệnh viện vệ tinh, Bệnh viện Việt Đức với 7 bệnh viện vệ tinh…).

Ngành Y tế cũng đã triển khai sử dụng robot trong y tế (robot phẫu thuật nội soi Da Vinci, cột sống renaissance, khớp gối và khớp háng Makoplasty… ứng dụng trí tuệ nhân tạo, lần đầu tiên thí điểm "điện toán biết nhận thức" hỗ trợ điều trị ung thư tại bệnh viện đa khoa Phú Thọ 2018.

Bộ Y tế đã chỉ đạo triển khai hồ sơ sức khỏe điện tử và tiến hành xây dựng triển khai phần mềm hồ sơ sức khỏe tại một số tỉnh như Bà Rịa - Vũng Tàu, Nghệ An, Hà Tĩnh, Phú Yên, Bình Dương, Lâm Đồng, Nam Định, Thái Bình, Phú Thọ…

Bộ Y tế cũng đã triển khai phần mềm tiêm chủng mở rộng trên cả nước, đã có trên 6,2 triệu đối tượng tiêm chủng được quản lý; ngân hàng thuốc điện tử, cổng dữ liệu bản đồ số các cơ sở y tế Việt Nam; các ứng dụng hỗ trợ chăm sóc sức khỏe cộng đồng, Bluezone…

Về triển khai Chương trình Chuyển đổi số quốc gia, ông Đà cho biết: Bộ Y tế đã đưa ra Chương trình chuyển đổi số đến năm 2025, tầm nhìn đến 2030. Theo đó, tầm nhìn chuyển đổi số đến năm 2030 là ứng dụng công nghệ số trong hầu hết các hoạt động, dịch vụ của ngành Y tế, hình thành y tế thông minh.... Mục tiêu tổng quát chuyển đổi số ngành Y tế là góp phần xây dựng hệ thống Y tế Việt Nam hiện đại, chất lượng, công bằng, hiệu quả, hỗ trợ người dân dễ dàng tiếp cận hệ thống thông tin y tế, sử dụng ứng dụng, dịch vụ y tế hiệu quả, bảo vệ, chăm sóc nâng cao sức khỏe liên tục suốt đời.

Công nghệ Việt đóng góp vào phòng dịch hiệu quả

Trao đổi về tình hình ứng dụng công nghệ trong phòng chống dịch, ông Đỗ Lập Hiển, Phó Giám đốc Trung tâm CPĐT thuộc Cục Tin học hoá, Bộ TT&TT cho biết: Trong phòng chống dịch, đã có hơn 20 ứng dụng, hàng chục công ty công nghệ Việt Nam, gần 1000 nhà khoa học, chuyên gia, tình nguyện viên tham gia.

Việt Nam giới thiệu với quốc tế nhiều nền tảng công nghệ kiểm soát thành công Covid-19 - Ảnh 3.

Ông Đỗ Lập Hiển: Việt Nam đã làm chủ các nền tảng công nghệ phòng chống dịch

Việt Nam đã tuyên truyền, cảnh báo chống dịch với 11 đợt nhắn tin (mỗi đợt tới hơn 125 triệu) với 20 nội dung tuyên truyền và hơn 15 tỷ tin nhắn SMS, 5 tỷ bản tin Zalo đã được gửi hơn 2 tháng, tỷ lệ tiếp cận thông tin về phòng chống dịch Covid-19 qua tin nhắn đạt 78%.

Đặc biệt, triển khai tin nhắn nhân đạo với Chương trình "Toàn dân ủng hộ phòng, chống dịch Covid-19 qua Cổng thông tin điện tử nhân đạo quốc gia (Cổng 1400), thu được số tiền tạm tính hơn 151,7 tỷ đồng với gần 2,6 triệu tin nhắn ủng hộ.

Ứng dụng di động cho người dân trong phòng chống dịch của Việt Nam có Ncovi (Ứng dụng khai báo y tế tự nguyện), Bluezone (Ứng dụng quản lý tiếp xúc gần), Vietnam Health Declaration (Ứng dụng khai báo y tế nhập cảnh), Sức khỏe Việt Nam (Ứng dụng cung cấp thông tin dịch bệnh), Covid-19 (Ứng dụng cung cấp thông tin của Bộ Y tế).

Chuyển sang môi trường số - trạng thái bình thường mới, Việt Nam có các nền tảng y tế trực tuyến, dạy và học trực tuyến, dịch vụ công trực tuyến. Việt Nam đã xây dựng nền tảng hỗ trợ tư vấn khám, chữa bệnh từ xa đáp ứng đầy đủ 6 lĩnh vực gồm: tư vấn y tế từ xa; Hội chẩn tư vấn khám, chữa bệnh từ xa; Hội chẩn tư vấn chẩn đoán hình ảnh từ xa; Hội chẩn tư vấn giải phẫu bệnh từ xa; Hội chẩn tư vấn phẫu thuật từ xa; Đào tạo chuyển giao kỹ thuật khám chữa bệnh, chữa bệnh từ xa.

Việt Nam cũng kết nối các bệnh viện hội chẩn toàn quốc với các chuyên gia hàng đầu để đưa ra các phác đồ điều trị những ca bệnh nặng. Các ứng dụng Viettel Telehealth đáp ứng đầy đủ 6 lĩnh vực khám chữa bệnh, VOV-Basic24 cho phép kết nối trực tuyến bệnh nhân với các bác sĩ để được tư vẫn hỗ trợ mọi nơi, mọi lúc.

Về dạy và học trực tuyến, Việt Nam có kho dữ liệu gồm 5000 bài giảng điện tử e-learning, dạy học trực tuyến qua truyền hình và các hệ thống, cung cấp miễn phí giải pháp, tài khoản học trực tuyến đối với hơn 30.000 trường trên phạm vi toàn quốc, phát sóng miễn phí các bài giảng trên truyền hình. Các ứng dụng điển hình dạy và học trực tuyến có thể kể đến như Viettel Study, VNPT E-learning.

Trong khi đó, theo đại diện Cục Tin học hoá, dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) mức độ 4 đạt tỷ lệ 24,71% tăng hơn gấp đôi so với năm 2019 (10,76%); Tỷ lệ DVCTT mức độ 3, 4 phát sinh hồ sơ khoảng 40% tăng hơn gấp đôi so với năm 2019 (14,63%).

Về các nền tảng làm việc trực tuyến, hàng chục các nền tảng, giải pháp, sản phẩm hỗ trợ làm việc từ xa cho cơ quan nhà nước (govtech.mic.gov.vn) và cho DN (remote.vn). Về hội nghị trực tuyến, nhiều nền tảng đã được giới thiệu như EGOVC Jitsu, Zavi, Comeet, Mega Meeting, Vmeet…`

Việt Nam giới thiệu với quốc tế nhiều nền tảng công nghệ kiểm soát thành công Covid-19 - Ảnh 4.

CEO Bkav: ứng dụng Bluezone, ứng dụng Việt giúp ngăn chặn hiệu quả dịch bệnh

Chia sẻ thêm về kết quả triển khai ứng dụng Bluezone, ứng dụng Việt giúp ngăn chặn hiệu quả dịch bệnh, ông Nguyễn Tử Quảng, CEO Bkav cho biết ứng dụng Bluezone đã đạt 23,1 triệu lượt cài đặt; 17,1 triệu người tự nguyện khai số điện thoại, 1.920 trường hợp F1, F2 khai thác qua ứng dụng Bluezone. Trong đợt bùng phát Covid-19 lần thứ 2, Bluezone đã truy vết hiệu quả tại Đà Nẵng và Hải Dương.

"Ứng dụng Bluezone hiện đang được ứng dụng trong chiến lược cuộc sống bình thường mới như để chốt chặn, xét nghiệm triệt để ở bệnh viện, bám sát tại cửa khẩu", ông Quảng cho biết thêm.

Trong việc điều trị bệnh nhân Covid-19, bác sỹ Nguyễn Trung Cấp, Trưởng khoa cấp cứu, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương chia sẻ kinh nghiệm điều trị Covid-19 và các bệnh hô hấp khác nhờ sử dụng thiết bị thở oxy lưu lượng cao HFNC.

Theo bác sỹ, một trong những thay đổi mang tính "bước ngoặt" trong cuộc chiến chống Covid tại Việt Nam đến từ quyết định chỉ can thiệp hỗ trợ hô hấp không xâm nhập thay thế đặt nội khí quản cho một số trường hợp bệnh nhân nặng. Điều này vừa giúp tiết kiệm nguồn lực vừa mang lại lợi ích cho bệnh nhân.

Một sản phẩm công nghệ khác được phát triển trong giai đoạn phòng chống dịch bệnh Covid 19 là bộ kit chuẩn đoán bệnh nhân Covid-19 của công ty Sao Thái Dương. Hiện, phiên bản giúp xét nghiệm nhanh, lưu lượng cao, chính xác RNA virus SARS - CoV-2 đang được công ty phát triển. Bên cạnh đó, những sản phẩm giúp phòng ngừa Covid-19 hiệu quả như nano bạc sát khuẩn, gel sát khuẩn cũng được Hội nữ trí thức Việt Nam giới thiệu tại hội thảo.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Bưu điện chuyển phát bưu gửi nhanh nhất đến người nhận trước Tết
    Nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng và giao hàng kịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Bưu điện Việt Nam đã chủ động tối ưu sản xuất, ứng dụng công nghệ tự động hóa, dồn toàn lực cung cấp ổn định các dịch vụ bưu chính chuyển phát trên toàn quốc.
  • ‏OPPO Find X8 và Find X8 Pro thiết lập tiêu chuẩn mới về thời lượng pin‏
    Ngày 21/1, OPPO Find X8‏‏ và ‏‏Find X8 Pro‏‏ vừa được vinh danh với danh hiệu‏‏ DXOMARK Gold Battery Label 2025‏‏, khẳng định vị trí dẫn đầu trong ngành với hiệu suất pin vượt trội về thời lượng sử dụng, tốc độ sạc và hiệu quả năng lượng.‏
  •  Tác động của AI trong trật tự thế giới
    Cuốn sách “Trò chơi quyền lực - Quá khứ, hiện tại và tương lai của trật tự thế giới” có một phần đề cập đến tác động của công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo (AI), trong việc thay đổi cán cân quyền lực.
  • Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh hoãn cấm TikTok 75 ngày
    Ngay trong ngày đầu tiên nhậm chức ngày 20/01, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký một sắc lệnh hành pháp để hoãn việc thực thi lệnh cấm TikTok ở Mỹ trong ít nhất 75 ngày.
  • Tết sắm trang sức DOJI, nhân đôi xuân sắc và tài lộc
    Những ngày cận Tết, chị em tất bật sắm sửa quần áo, làm tóc để đón diện mạo mới, chào tân niên đầy hứng khởi. DOJI giới thiệu những bộ sưu tập tinh hoa như lời chúc xuân tròn đầy gửi đến mỗi khách hàng, cùng ưu đãi hấp dẫn dành riêng cho năm mới Ất Tỵ.
Đừng bỏ lỡ
Việt Nam giới thiệu với quốc tế nhiều nền tảng công nghệ kiểm soát thành công Covid-19
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO