Việt Nam và tham vọng 5G

Gia Bảo| 21/08/2019 18:29
Theo dõi ICTVietnam trên

Vào ngày 10/5/2019, Việt Nam trở thành một trong những quốc gia đầu tiên thiết lập thành công cuộc gọi điện thoại 5G. Đó là một cột mốc quan trọng đối với đất nước khi Hà Nội đưa ra kế hoạch đầy tham vọng để triển khai mạng 5G cho các hoạt động thương mại vào năm 2020, bằng cách sử dụng công nghệ phát triển trong nước. Nhưng trong khi việc triển khai 5G đang đi đúng hướng, để có thể thực hiện đầy đủ tham vọng này vẫn đòi hỏi Việt Nam phải vượt qua vô số thách thức về công nghệ, an ninh quốc gia và quản trị.

Được coi là một cuộc cách mạng về tốc độ mạng, độ trễ và vùng phủ sóng, 5G mở ra cơ hội kinh doanh lớn trong nhiều lĩnh vực như thực tế ảo, sản xuất thông minh, thành phố thông minh, giáo dục cộng đồng, chăm sóc sức khỏe kỹ thuật số và xe không người lái. Tiềm năng khổng lồ của 5G đã tạo ra một cuộc đua toàn cầu để giành lợi thế là người tiên phong đi đầu.

Dù chậm triển khai 4G, Việt Nam đã nhanh chóng tham gia cuộc đua 5G. Nhà mạng lớn nhất của đất nước, Viettel, đã đầu tư 40 triệu đô la Mỹ vào 5G kể từ năm 2015. Viettel tuyên bố sẽ tự phát triển 80% cơ sở hạ tầng mạng lõi vào năm 2020, với mục tiêu tiếp tục trở thành nhà cung cấp 5G toàn cầu. Năm 2019, tập đoàn lớn nhất của Việt Nam, Vingroup, đã công bố kế hoạch ra mắt điện thoại thông minh 5G mới của mình tại thị trường Mỹ và EU vào năm 2020. Nhìn rộng hơn, đất nước ta có bối cảnh khởi nghiệp công nghệ bùng nổ và cơ sở người dùng công nghệ mở rộng nhanh chóng, tất cả đều háo hức để tận dụng những lợi ích  mà 5G mang lại.

Chính phủ đóng góp rất nhiều cho những tiến bộ 5G của Việt Nam. Lãnh đạo chính phủ đã ưu tiên công nghệ là động lực chính của tăng trưởng kinh tế, với 5G là nền tảng quan trọng nhất cho quá trình chuyển đổi kỹ thuật số.

Chính phủ đã giới thiệu một loạt các chính sách hỗ trợ công nghệ. Các chính sách bao gồm Nghị quyết 41 năm 2016 về ưu đãi thuế cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin, và Nghị định 13 năm 2019 cung cấp các khoản giảm thuế thu nhập doanh nghiệp và ưu đãi tín dụng cho các doanh nghiệp khoa học và công nghệ. Các sáng kiến ​​do chính phủ lãnh đạo - như Dự án 844 hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp - đang xúc tác cho sự đột biến của các công ty khởi nghiệp công nghệ trong nước.

Về phía nguồn nhân lực, khoa học máy tính và các môn học STEM (Khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán học) được đầu tư đưa vào giảng dạy ngay từ bậc tiểu học. Trong khi đó, các chương trình hợp tác đổi mới với các công ty công nghệ đang để thành lập các tổ chức dạy nghề kỹ thuật hàng đầu. Là điểm đến hấp dẫn nhất của Châu Á khi nói về đầu tư trực tiếp nước ngoài, Việt Nam cũng được hưởng lợi từ các sáng kiến ​​đào tạo nhân viên lành nghề của các công ty đa quốc gia như Samsung, LG, Siemens và Jabil.

Nhưng trong khi Việt Nam đang trên đà triển khai 5G vào năm 2020, thì việc duy trì một mạng lưới đáng tin cậy và phát triển khả năng tự sản xuất thiết bị 5G còn gặp nhiều khó khăn. Viettel's President and CEO Le Dang Dung is seen at his office during an interview in Hanoi, Vietnam 4 January 2019 (Photo: Reuters/Kham).Cuộc gọi 5G của của Viettel vào ngày 10/5 cho thấy khả năng của công ty, cũng như khả năng triển khai mạng 5G tuân thủ tiêu chuẩn, mạnh mẽ và đầy đủ tính năng. Mục tiêu lớn nhất của Viettel, là tự phát triển thiết bị mạng lõi của mình, bao gồm nhiều chipset hiện đại. 

Tương tự, việc Viettel mong muốn trở thành nhà cung cấp 5G toàn cầu đang bị cản trở bởi rào cản của vấn đề bằng sáng chế. Nếu trả tiền cho nhiều giấy phép sử dụng bằng sáng chế sẽ tăng chi phí sản xuất các thiết bị của Viettel, và giảm khả năng cạnh tranh về giá so với các nhà cung cấp sở hữu bằng sáng chế. Vấn đề giá cả là thách thức lớn, đặc biệt khi công ty không muốn hợp tác 5G với Huawei - công ty dẫn đầu thị trường về tiết kiệm chi phí - chủ yếu do rủi ro an ninh quốc gia.

Việc từ bỏ công nghệ Huawei ảnh hưởng nghiêm trọng đối với việc triển khai nhanh chóng 5G tại Việt Nam. Đất nước ta không còn xa lạ gì với các cuộc tấn công mạng và tội phạm mạng, chịu tỷ lệ lây nhiễm phần mềm độc hại cao thứ tám trên thế giới trong năm 2016. Hơn 18.000 trang web với tên miền .vn đã bị tấn công kể từ năm 2010, bao gồm gần một nửa các trang web của các cơ quan nhà nước. Việc triển khai nhanh chóng 5G sẽ khiến các mạng trở nên phơi nhiễm hơn nữa trước các mối đe dọa lớn hơn. Trở thành người áp dụng sớm công nghệ phát triển này có nghĩa là Việt Nam sẽ phải tìm giải pháp riêng cho những vấn đề này.

Chìa khóa để chiến thắng cuộc đua 5G và hạn chế rủi ro bảo mật của nó là đảm bảo rằng tất cả các bên liên quan - từ các cơ quan quản lý đến người dùng công nghệ cá nhân - đã chuẩn bị tốt cho sự ra đời của 5G. Mặc dù chính phủ đã tích cực trong việc thúc đẩy các chính sách hỗ trợ công nghệ và an ninh mạng. Nghị quyết 41 năm 2016, đã ra chính sách giảm 50% thuế thu nhập cá nhân cho các cá nhân làm việc trong các bộ phận công nghệ cao của ngành công nghệ thông tin. Nghị quyết cũng đề cập ưu đãi thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 10% cho các doanh nghiệp khởi nghiệp công nghệ thông tin.

Mặc dù đã có những thành tựu ban đầu, tham vọng 5G của Việt Nam vẫn phải đối mặt với vô vàn những thách thức. Bước tiếp theo quan trọng nhất là chính phủ cần nỗ lực hơn nữa ngoài việc thúc đẩy các chính sách nhằm thúc đẩy sự đổi mới, tăng cường an ninh mạng và ưu tiên sự phát triển của các doanh nghiệp trong nước. Chiến thắng cuộc đua 5G chỉ có ý nghĩa nếu tất cả các bên liên quan - nhà nước, doanh nghiệp và tư nhân - có thể gặt hái lợi ích từ quá trình chuyển đổi kỹ thuật số.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Việt Nam và tham vọng 5G
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO