Vingroup dừng kế hoạch hàng không, tập trung cho công nghệ, công nghiệp ICT

Lan Phương| 15/01/2020 11:01
Theo dõi ICTVietnam trên

Trong hai ngày qua, nhiều hãng tin trên thế giới đã đồng loạt đưa tin Tập đoàn Vingroup của Việt Nam dừng kế hoạch ra mắt hãng hàng không Vinpearl Air để tập trung cho công nghệ, công nghiệp ICT và sản xuất các phương tiện đi lại.

Reuters cho biết Tập đoàn Vingroup vừa công bố dừng kế hoạch ra mắt một hãng hàng không và thay vào đó sẽ tập trung vào phát triển công nghệ và sản xuất công nghiệp.

Vingroup năm ngoái đã xin giấy phép ra mắt một hãng hàng không vào năm 2020 nhưng vẫn chưa đặt mua bất kỳ máy bay nào và hiện đã thông báo với Bộ Giao thông Vận tải là sẽ rút lui khỏi lĩnh vực dịch vụ vận tải hàng không.

“Chúng tôi cần tập trung các nguồn lực vào phát triển công nghệ và sản xuất công nghiệp, và do đó chúng tôi đã quyết định rút lui”, Giám đốc điều hành Nguyễn Việt Quang cho biết trong thông báo.

Ông Nguyễn Việt Quang cho biết thị trường hàng không Việt Nam đang phát triển nhanh chóng nhưng đã có một số hãng hàng không và việc Vingroup khai trương một hãng hàng không khác sẽ dẫn đến tình trạng dư cung.

Reuters thông tin thêm: Vingroup, từng là tập đoàn bất động sản và bán lẻ, đã phát triển thành công ty niêm yết lớn nhất Việt Nam với vốn hóa thị trường hơn 16 tỷ USD. Tập đoàn này hiện cũng bán xe ô tô, xe điện, tivi, điện thoại thông minh và đang tìm cách thâm nhập vào lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI).

Thị trường hàng không Việt Nam đang phát triển với tốc độ hai con số, thu hút những công ty mới tham gia.

Hãng hàng không Bamboo Airways của công ty bất động sản và công ty giải trí FLC, đã thực hiện chuyến bay thương mại đầu tiên của mình một năm trước để trở thành hãng hàng không thứ năm của Việt nam.

Các công ty khác, bao gồm Tập đoàn Thiên Minh và công ty lữ hành Vietravel, cũng đặt mục tiêu ra mắt các hãng hàng không trong năm nay.

Vingroup cho biết họ sẽ tiếp tục đào tạo phi công tại học viện VinAviation.

Trước đó, hồi tháng 11/2019, Reuters cũng đã đưa tin Vingroup họ đã ký thỏa thuận với Google để phát triển tivi thông minh trên nền tảng Android.

Năm mẫu tivi sẽ được sản xuất tại nhà máy của Vingroup ở Hà Nội, sẽ được bán từ tháng 12.

Trong khi đó, tờ Financial Times cho biết: Vingroup đã công bố các kế hoạch gia nhập thị trường hàng không đang nhộn nhịp vào năm ngoái với Vinpearl Air với dự định đầu tư hơn 200 triệu USD và có kế hoạch bắt đầu bay vào tháng 7/2020.

Hãng hàng không Vinpearl Air dự định đặt trụ sở tại Nội Bài và sẽ vận hành những chuyến bay nội địa và quốc tế, đồng thời phát triển một đội bay gồm 30 máy bay trong vòng 4 năm.

Tháng trước, Vingroup đã rời bỏ ngành bán lẻ và nông nghiệp khi sáp nhập các đơn vị VinCommerce và VinEco với công ty Masan Consumer, đơn vị của Tập đoàn Masan.

Hãng tin Nikkei của Nhật Bản đưa tin cho biết: Vingroup, công ty tư nhân lớn nhất của Việt Nam, đã rút khỏi các hoạt động không mang lại lợi nhuận để giải phóng các nguồn lực cho sản xuất, bao gồm cả sản xuất xe.

Vingroup đã rút lui khỏi hoạt động kinh doanh bán lẻ cốt lõi của mình. Vào tháng 12/2019, Tập đoàn này hợp nhất các hoạt động bán lẻ với Tập đoàn Masan, rút lui các siêu thị, cửa hàng tiện lợi, và đóng cửa chuỗi cửa hàng điện tử VinPro.

VinGroup đã ra mắt thương hiệu ô tô nội địa đầu tiên của Việt Nam vào tháng 6/2019 và đang mở rộng sản lượng điện thoại thông minh khi thâm nhập vào các thị trường mới.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Chuyển "trạng thái mới" cho chuyển đổi số quốc gia
    Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Mạnh Hùng đánh giá cao 4 đơn vị thuộc khối chuyển đổi số của Bộ đã triển khai các công tác chuyển đổi số thành công từ cuối năm 2018 và yêu cầu các đơn vị "chuyển trạng thái", tập trung kiến tạo thể chế, thể hiện rõ vai trò dẫn dắt quốc gia.
  • Ba điểm nghẽn lớn cản trở chuyển đổi số của tiểu thương, hộ kinh doanh cá thể
    ‏Thấu hiểu ba điểm nghẽn lớn cản trở quá trình chuyển đổi số của tiểu thương bao gồm thiếu công cụ, thiếu dữ liệu và khó tiếp cận tín dụng, MoMo đã xây dựng bộ giải pháp số hoá toàn diện, giúp tháo gỡ những nút thắt này.‏
  • Tập huấn sử dụng Hệ thống tiếp nhận phản ánh, kiến nghị, sáng kiến, giải pháp về Nghị quyết 57
    Tập huấn là nhiệm vụ quan trọng, có ý nghĩa thiết thực trong việc nâng cao hiệu quả quản trị, điều hành, đảm bảo bảo mật thông tin, đồng thời tạo môi trường thuận lợi để tiếp nhận và xử lý kịp thời phản ánh, kiến nghị, sáng kiến, giải pháp từ thực tiễn, phục vụ trực tiếp cho phát triển KH,CN, ĐMST và CĐS quốc gia.
  • Chuyển đổi số theo tinh thần “làm ngay, làm kịp thời, làm có chất lượng”
    Sau hơn hai tuần triển khai Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW của Ban Chỉ đạo Trung ương, công cuộc chuyển đổi số liên thông, đồng bộ trong hệ thống chính trị đã và đang chuyển mình mạnh mẽ. Kết quả bước đầu là tín hiệu tích cực, song cũng đặt ra không ít thách thức cần được nhận diện đúng và xử lý kịp thời để tránh trở thành điểm nghẽn, đảm bảo tiến độ và hiệu quả toàn diện.
  • Gia tăng tấn công hệ thống ICS tại các công trình xây dựng, nhà máy
    Việc ứng dụng công nghệ số như trí tuệ nhân tạo và tự động hóa mang lại nhiều cơ hội lớn, giúp tối ưu các hoạt động trong lĩnh vực xây dựng tại Đông Nam Á. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng này cũng đi kèm không ít rủi ro an ninh mạng và ngành xây dựng đang trở thành mục tiêu tấn công ICS hàng đầu tại khu vực.
Đừng bỏ lỡ
Vingroup dừng kế hoạch hàng không, tập trung cho công nghệ, công nghiệp ICT
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO