Vĩnh Long, Quảng Nam ban hành kiến trúc chính quyền điện tử 2.0, hướng tới chuyển đổi số

Trọng Thành| 10/02/2021 21:06
Theo dõi ICTVietnam trên

Hải tỉnh đặt mục tiêu xây dựng chính quyền số, chính quyền điện tử (CQĐT), hướng tới chuyển đổi số (CĐS), tiên phong thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới để phát triển địa phương vững mạnh, nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp (DN).

Cũng giống như nhiều đơn vị khác, hai tỉnh Vĩnh Long, Quảng Nam đã thực hiện Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ, đồng thời ban hành chương trình, kế hoạch thực hiện nhiệm quan trọng vụ này trong những năm tiếp theo.

Phát triển dịch vụ đô thị thông minh (ĐTTM) với hệ thống CQĐT

Theo UBND tỉnh Vĩnh Long, năm 2020 việc triển khai thực hiện CQĐT của Vĩnh Long trong năm 2020 đạt những kết quả: Dịch vụ công (DVC) mức độ 3 có phát sinh hồ sơ trực tuyến đạt 9,7%; DVC mức độ 4 có phát sinh hồ sơ trực tuyến đạt 24,3%. Đến tháng 12/2020 đạt tối thiểu 30% DVC đạt mức độ 3, 4; 100% Sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, UBND cấp xã thực hiện hiện chữ ký số và văn bản điện tử

Bên cạnh đó, tỉnh đưa vào thí điểm cung cấp một số dịch vụ đô thị thông minh như: hệ thống chỉ đạo điều hành; giám sát an toàn thông tin mạng; họp thông minh, họp trực tuyến; tổng hợp chỉ tiêu kinh tế, xã hội của ngành và địa phương; thu thập thông tin báo chí và mạng xã hội; hỗ trợ phát triển 8 website thương mại điện tử cho doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh; thực hiện việc đấu thầu qua mạng

Để đảm bảo việc phát triển hiệu quả CQĐT, tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 67/KH –UBND về việc triển khai thực hiện Chương trình CĐS trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Cụ thể, trong những năm tiếp theo, tỉnh tập trung vào một số nhiệm vụ, giải pháp: Tái cấu trúc hạ tầng CNTT của sở, ban ngành tỉnh, địa phương, chuyển đổi hạ tầng CNTT thành hạ tầng số ứng dụng công nghệ điện toán đám mây phục vụ kết nối, quản lý các nguồn lực, dữ liệu của CQNN một cách an toàn, linh hoạt, ổn định và hiệu quả.

Vĩnh Long – Quảng Nam: Sớm ban hành Kiến trúc Chính quyền điện tử 2.0 - Ảnh 1.

Xây dựng CQĐT/chính quyền số là để phục vụ người dân tốt hơn, tạo môi trường thân thiện, gần dân (Ảnh: Internet)

Tỉnh cũng đẩy mạnh triển khai các nghị quyết, chương trình, kế hoạch và đề án, dự án phát triển CNTT và truyền thông giai đoạn 2020 – 2025. Đẩy nhanh xây dựng và kết nối các cơ sở dữ liệu (CSDL) dùng chung, CSDL nền tảng chuyên ngành phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước đối với các ngành, lĩnh vực và hỗ trợ DN CĐS; từng bước hình thành kho dữ liệu mở; sớm xây dựng, thực hiện khung Kiến trúc CQĐT (phiên bản 2.0).

Tỉnh cũng đặt mục tiêu phát triển, hoàn thiện hệ thống Cổng DVC của tỉnh kết nối với Cổng DVC quốc gia, hệ thống thông tin một cửa điện tử của các ngành, địa phương để cung cấp các DVC trực tuyến mức độ 4; đưa toàn bộ các DVC trực tuyến lên mức độ 3, 4; Thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử, số hóa kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo quy định tại Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020 của Chính phủ.

Tiếp theo, tỉnh sẽ thử nghiệm triển khai hiệu quả một số dịch vụ trên nền tảng ĐTTM, thử nghiệm Trung tâm giám sát, điều hành ĐTTM; lựa chọn đô thị điển hình của tỉnh để triển khai thử nghiệm, gắn liền phát triển dịch vụ ĐTTM với hệ thống CQĐT, phát triển bền vững theo mô hình kinh tế tuần hoàn; Xác định mô hình triển khai thành công để phổ biến, nhân rộng.

Tỉnh sẽ xây dựng chương trình, kế hoạch đào tạo, tập huấn nâng cao nhận thức về CĐS, CQĐT cho người đứng đầu các cấp, cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan nhà nước.

Sớn vận hành IPv6 cho hệ thống CNTT

Cũng như tỉnh Vĩnh Long, việc triển khai xây dựng CQĐT tỉnh Quảng Nam năm 2020 khá ấn tượng khi: Hệ thống DVC trực tuyến của tỉnh đã tích hợp hơn 120 dịch vụ trên Cổng DVC quốc gia. Đồng thời, hệ thống đã tiếp nhận xử lý 14.862 hồ sơ trực tuyến (trong đó gồm: 5.806 hồ sơ mức độ 3 và 9.056 hồ sơ mức độ 4), tăng 30% so với năm 2019; cung cấp 792 DVC mức 3,4, bao gồm 539 DVCTT mức 3 (tỷ lệ 30%); 253 DVCTT mức 4 (tỷ lệ 14%).

Các hệ thống thông tin dùng chung của tỉnh (QOffice, một cửa điện tử, Cổng DVC trực tuyến, email công vụ,…) được triển khai rộng khắp đến 100% các cơ quan, đơn vị, kết nối liên thông 3 cấp và kết nối với các hệ thống của Trung ương.

Tỉnh đã xây dựng hoàn thiện giải pháp chuyển đổi IPv6, đưa vào vận hành chuyển đổi IPv6 tại Trung tâm tích hợp dữ liệu tỉnh, hệ thống mạng WAN và các hệ thống ứng dụng của tỉnh; Triển khai, cấp hơn 1.500 chứng thư số cho các cơ quan, đơn vị và cá nhân trên địa bàn tỉnh (trong đó có 487 chứng thư số tổ chức, 905 chứng thư số cá nhân); triển khai sử dụng email công vụ quangnam.gov.vn để thực hiện trao đổi dữ liệu trong hoạt động của các cơ quan…

Còn tại tỉnh Vĩnh Long, được sự quan tâm, chỉ đạo của Tỉnh ủy, Bộ TT&TT, UBND tỉnh nên nhiệm vụ xây dựng CQĐT, hiện đại hóa nền hành chính của tỉnh thời gian qua đã đạt được một số thành công bước đầu, góp phần đẩy mạnh ứng dụng CNTT, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và cải cách hành chính. Nổi bật trong những kết quả đó, năm 2020, tỉnh đã triển khai thử nghiệm Trung tâm điều hành thông minh (IOC) với 11 phân hệ tích hợp, gồm: giám sát, điều hành kinh tế-xã hội; giám sát hiệu quả hoạt động của Chính quyền; giám sát, điều hành lĩnh vực Giáo dục, Y tế; dịch vụ giám sát thông tin trên môi trường mạng; dịch vụ phản ánh hiện trường, phản ánh kiến nghị người dân; giám sát giao thông và an ninh trật tự của đô thị; giám sát tàu thuyền.

Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn những tồn tại, hạn chế như: Hạ tầng CNTT dùng chung của tỉnh và của các đơn vị còn chưa đồng bộ; đội ngũ làm CNTT tại các cơ quan, đơn vị thiếu và yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ; chưa có chính sách đãi ngộ cho những người làm về CNTT và chính sách thu hút đối với những người có trình độ, chất lượng cao đào tạo chuyên ngành CNTT về làm việc cho tỉnh…

Để tháo gỡ những hạn chế, nhược điểm trên, đồng thời tăng cường công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực CNTT, đẩy mạnh ứng dụng CNTT, xây dựng CQĐT và phục vụ cải cách hành chính, năm 2021 tỉnh đề ra các phương hướng, nhiệm vụ tập trung: Tổ chức triển khai sớm xây dựng và trình UBND tỉnh ban hành Kiến trúc CQĐT phiên bản 2.0 và hướng dẫn triển khai thực hiện; xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu Nghị quyết 17/NQ-CP ngày 17/3/2019 của Chính phủ; sớm tổ chức triển khai các hoạt động chuyển đổi IPv4 sang IPv6 cho hệ thống CNTT, Internet của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh; kiểm tra, đánh giá tình hình ứng dụng CNTT phục vụ cải cách hành chính tại các ngành, địa phương…

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • Chìa khóa giải quyết thách thức trong bảo vệ trẻ em trên không gian mạng
    Trẻ em - đối tượng dễ bị tổn thương nhất, đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ. Đây không chỉ là bài toán của riêng Việt Nam mà còn là thách thức toàn cầu đòi hỏi sự chung tay hợp tác từ nhiều phía.
  • Việt Nam đang đối mặt 3 thách thức an toàn thông tin
    Các cuộc tấn công mạng hiện nay ngày càng tinh vi và phức tạp hơn, đặc biệt khi có sự hỗ trợ của trí tuệ nhân tạo. Tuy nhiên, việc kết hợp công nghệ này với trí tuệ của con người đã giúp phát hiện và phòng, chống tấn công mạng hiệu quả hơn.
  • Bốn giải pháp trọng tâm để giải bài toán an toàn dữ liệu quốc gia
    Theo Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương, năm 2024 đánh dấu bước tiến vượt bậc của Việt Nam trong lĩnh vực an toàn thông tin. Tuy nhiên, còn rất nhiều thách thức cần vượt qua để đảm bảo an toàn dữ liệu quốc gia.
  • Robot Delta hữu dụng trong nhiều ngành
    Nhờ vào thiết kế độc đáo và khả năng hoạt động với tốc độ và độ chính xác cao, robot Delta là một giải pháp tối ưu trong nhiều ngành công nghiệp hiện đại.
  • Cà Mau ứng dụng các phần mềm chuyển đổi số trong ngành nông nghiệp
    Ngành nông nghiệp tỉnh Cà Mau đã không ngừng triển khai các giải pháp chuyển đổi số thông qua việc sử dụng các phần mềm, xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên ngành phục vụ quản lý, điều hành. Trong tương lai không xa, các phần mềm này sẽ hoàn thiện và bắt kịp xu hướng công nghệ để hỗ trợ người nông dân nhiều hơn trong việc tăng gia sản xuất.
  • Chính thức ra mắt Nền tảng hỗ trợ diễn tập thực chiến an toàn thông tin
    Nền tảng hướng tới nâng cao chất lượng và điều phối hiệu quả các hoạt động diễn tập trên toàn quốc thông qua nền tảng hỗ trợ diễn tập thực chiến an toàn thông tin.
  • Bảo vệ các hệ thống mạng trọng yếu là cấp thiết
    Song song với tiến trình chuyển đổi số, các chiến dịch tấn công mạng, gián điệp và khủng bố mạng nhằm vào hệ thống công nghệ thông tin (IT) và công nghệ vận hành (OT) trọng yếu ngày càng gia tăng, việc đảm bảo an ninh mạng trở thành ưu tiên hàng đầu của các quốc gia.
  • ‏OPPO Find X8 Series sẽ chính thức lên kệ ngày 7/12‏
    Ngày 21/11, OPPO chính thức ra mắt Find X8 Series‏‏ tại Việt Nam và sẽ lên kệ ngày 7/12 tới. Đây là lần đầu tiên người dùng Việt Nam được trải nghiệm dòng flagship cao cấp nhất của OPPO cùng lúc với toàn cầu. ‏
  • Chuyển đổi số từ thực tiễn Báo Hải Dương
    Báo Hải Dương có nhiều thuận lợi khi thực hiện chuyển đổi số. Đó là Ban Biên tập có quyết tâm cao. Đội ngũ cán bộ, phóng viên, nhân viên của báo nhanh nhạy với cái mới, ham học hỏi...
  • Đưa siêu ứng dụng "Công dân Thủ đô số - iHanoi" vào cuộc sống
    “Công dân Thủ đô số” - iHaNoi là kênh tương tác trực tuyến trên môi trường số giữa người dân, doanh nghiệp với các cấp chính quyền thành phố Hà Nội. Qua ứng dụng này, người dân và doanh nghiệp có thể phản ánh các vấn đề đời sống, từ đó giúp chính quyền tiếp nhận và giải quyết kịp thời.
Vĩnh Long, Quảng Nam ban hành kiến trúc chính quyền điện tử 2.0, hướng tới chuyển đổi số
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO