VNPT ứng dụng toàn diện IPv6 đáp ứng chuyển đổi số

Hoàng Linh| 24/01/2020 15:53
Theo dõi ICTVietnam trên

Bộ TTTT vừa công bố hoàn thành kế hoạch hành động quốc gia về IPv6, chuyển đổi toàn bộ mạng Internet Việt Nam sang IPv6 sẵn sàng cho cách mạng công nghiệp 4.0.

Đây là kết quả của sự đóng góp của các tổ chức, doanh nghiệp viễn thông được thực hiện từ năm 2011 đến năm 2019 với mục tiêu tổng thể “Internet Việt Nam hoạt động an toàn, tin cậy với địa chỉ IPv6 kể từ 2019”. Tập đoàn VNPT là một trong những doanh nghiệp góp phần tích cực vào sự thành công chung này.

Ứng dụng IPv6 thành công trên hầu hết các phương diện

Địa chỉ IPv6 được Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) - Cơ quan quản lý tài nguyên Internet tại Việt Nam thuộc Bộ TTTT - lần đầu giới thiệu vào năm 2004.

Để đảm bảo sự phát triển của hoạt động Internet Việt Nam, trong giai đoạn 2008 - 2019, Bộ TTTT đã triển khai các kế hoạch, hoạt động thúc đẩy chuyển đổi ứng dụng thế hệ địa chỉ Internet mới IPv6 trên mạng lưới và dịch vụ nhằm đảm bảo sự phát triển ổn định của hoạt động mạng và dịch vụ Internet Việt Nam, bắt kịp xu thế mới về công nghệ.

Cột mốc chính thức đánh dấu chủ trương thúc đẩy sử dụng IPv6 tại Việt Nam là ngày 06/5/2008, khi Bộ trưởng Bộ TTTT chính thức ra Chỉ thị số 03/2008/CT-BTTTT về việc thúc đẩy sử dụng địa chỉ Internet thế hệ mới IPv6.

Tiếp đó, ngày 06/01/2009, Ban Công tác thúc đẩy phát triển IPv6 quốc gia được thành lập để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, hoạch định chiến lược phát triển và ứng dụng IPv6, xây dựng kế hoạch, lộ trình triển khai và theo dõi, điều phối hoạt động chuyển đổi IPv4 sang IPv6 tại Việt Nam.

Với mục tiêu tổng thể là “Internet Việt Nam hoạt động an toàn, tin cậy với địa chỉ IPv6 kể từ 2019”, trong suốt giai đoạn 2011 - 2019, Ban Công tác thúc đẩy phát triển IPv6 quốc gia (Ban Công tác) đã cùng các đơn vị, doanh nghiệp (DN) triển khai nhiệm vụ bám sát nội dung, lộ trình của Kế hoạch hành động quốc gia về IPv6.

Năm 2019 đánh dấu chặng đường 12 năm Việt Nam thực hiện công tác thúc đẩy phát triển sử dụng địa chỉ IPv6. Ban Công tác đã cùng các đơn vị, tổ chức, DN triển khai nhiều hoạt động thiết thực để chuyển đổi Internet Việt Nam từ IPv4 sang IPv6 an toàn.

Sau các nỗ lực, hoạt động đúng hướng, Việt Nam có kết quả ứng dụng IPv6 xuất sắc. Mạng Internet Việt Nam được chuyển đổi sang thế hệ mới sử dụng IPv6, hoạt động ổn định; dịch vụ IPv6 được cung cấp rộng rãi tới người sử dụng (bao gồm dịch vụ của DN, dịch vụ công của cơ quan nhà nước) đã góp phần đảm bảo cho hoạt động Internet Việt Nam bắt kịp với xu thế công nghệ mới.

Tính đến tháng 12/2019, tỷ lệ ứng dụng IPv6 Việt Nam đạt 39,94%, vượt xa các quốc gia trong khu vực và thuộc nhóm quốc gia tiêu biểu nhất toàn cầu, đứng thứ 2 ASEAN, thứ 8 trên thế giới với hơn 21.000.000 người sử dụng IPv6.

Kết quả thực hiện cũng đã vượt mục tiêu chung đặt ra là đến cuối 2019, mức độ ứng dụng của Việt Nam đạt trung bình chung toàn cầu (hiện ở khoảng 22%). Thời điểm tháng 5-6/2019, Việt Nam vượt qua Malaysia, Nhật Bản để đứng số 1 khu vực ASEAN và thứ 5 toàn cầu.

7 triệu thuê bao VNPT ứng dụng địa chỉ IPv6

Tính đến thời điểm này, hạ tầng mạng IPv6 quốc gia gồm hệ thống DNS quốc gia với 6/7 cụm máy chủ hỗ trợ IPv6 và trạm trung chuyển lưu lượng Internet quốc gia (VNIX) với 19/21 thành viên kết nối qua IPv4/IPv6, đây là cơ sở nền tảng cho phát triển Internet Việt Nam nói chung và ứng dụng thế hệ địa chỉ Internet mới IPv6 nói riêng.

VNPT không ngừng nỗ lực ứng dụng IPV6 cho thuê bao 4G

Theo Bộ TTTT, các chỉ số ứng dụng triển khai IPv6 ấn tượng của Việt Nam là kết quả của sự phối hợp hiệu quả từ các DN trong đó nổi bật là Tập đoàn VNPT, Tập đoàn Viettel, Công ty Cổ phần Viễn thông FPT, Tổng công ty Viễn thông MobiFone…

Các DN ISP, di động lớn đều đã sẵn sàng chuyển đổi IPv6 cho mảng hạ tầng, dịch vụ. Trong đó, nhiều DN tiêu biểu đã triển khai cung cấp dịch vụ trên nền IPv6, đóng góp cho lưu lượng IPv6 Việt Nam.

Tập đoàn VNPT là một trong những DN đã hoàn xuất sắc kế hoạch hành động quốc gia về IPv6 theo Bộ tiêu chí đánh giá với tỷ lệ cao (trên 120%). VNPT đã triển khai cung cấp dịch vụ trên nền IPv6, đóng góp cho lưu lượng IPv6 Việt Nam.

Cụ thể, với hạ tầng, dịch vụ Internet của DN, hiện giờ VNPT đã có 4 triệu thuê bao FTTH sử dụng IPv6; 3 triệu thuê bao di động VinaPhone ứng dụng IPv6.

Về lưu lượng IPv6 của Internet Việt Nam, các DN lớn đã có đóng góp chủ yếu cho tổng lưu lượng IPv6 Việt Nam. Theo thống kê của Trung tâm Thông tin mạng khu vực châu Á - Thái Bình Dương (APNIC) vào đầu tháng 12/2019, tỷ lệ ứng dụng IPv6 của Tập đoàn VNPT là 35.23%.

Với thế mạnh về hạ tầng, dịch vụ, Tập đoàn VNPT cũng sẵn sàng triển khai IPv6 cho hạ tầng Chính phủ điện tử, Y tế điện tử.

Được biết, hiện giờ, VNPT đã triển khai hạ tầng Chính phủ điện tử như dịch vụ một cửa IGATE cho 36/64 tỉnh/ thành phố; Dịch vụ văn bản điện tử eOffice cho 59/64 tỉnh/Thành phố; Hệ thống trục liên thông văn bản quốc gia; Các dịch vụ y tế điện tử triển khai rộng rãi khắp các bệnh viện tại các tỉnh/thành phố trong cả nước.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Bưu điện chi trả tiền cứu trợ nhanh nhất cho người dân sau bão Yagi
    Với số tiền hơn 10 tỷ đồng được hỗ trợ từ Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) và Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM), Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) sẽ chi trả cho hơn 2.600 hộ gia đình bị ảnh hưởng nặng nề bởi cơn bão số 3 (Yagi) tại tỉnh Yên Bái, Lào Cai và TP. Hải Phòng ngay trong tháng 12/2024.
  • Báo chí truyền thông và vấn đề quyền riêng tư
    Vấn đề bảo vệ quyền riêng tư cũng được coi như là một phần của việc bảo vệ quyền con người, và quyền riêng tư cần được tôn trọng, đặc biệt là trong bối cảnh bùng nổ truyền thông số hiện nay - khi mà các phương tiện truyền thông hiện đại có khả năng thu thập và phát tán thông tin, hình ảnh đời tư của con người một cách dễ dàng và vô cùng nhanh chóng.
  • FPT mở văn phòng tại Cần Thơ, bổ sung nguồn nhân lực cho mảng dịch vụ CNTT nước ngoài
    Văn phòng làm việc mới tại Cần Thơ của FPT được kỳ vọng sẽ góp phần đáp ứng không gian làm việc cho 1.000 nhân sự mảng dịch vụ CNTT cho thị trường nước ngoài của Tập đoàn vào năm 2025, hướng tới mục tiêu thu hút 3.000 nhân sự vào năm 2030.
  • Công trình nghiên cứu đồ sộ về tôn giáo và chính trị
    Cuốn sách “Lịch sử Cơ Đốc giáo Việt Nam thế kỷ 16 - 19” của GS. Trịnh Vĩnh Thường, một chuyên gia nghiên cứu lịch sử quan hệ Trung - Việt, vừa được giới thiệu đến độc giả như một tài liệu tham khảo chuyên sâu về mối quan hệ phức tạp giữa Thiên Chúa giáo và các triều đại phong kiến Việt Nam.
  • Lệnh cấm Internet tại một số quốc gia châu Á gây "khó" cho các nhà mạng viễn thông
    Việc hạn chế quyền truy cập Internet của một số quốc gia châu Á vì mục đích chính trị đã khiến các nhà mạng viễn thông chịu nhiều tổn thất về tài chính và danh tiếng.
Đừng bỏ lỡ
VNPT ứng dụng toàn diện IPv6 đáp ứng chuyển đổi số
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO