Xây dựng chính quyền số: Cần ưu tiên sử dụng các sản phẩm, giải pháp công nghệ "Make in Việt Nam"

Xuân Phúc| 23/02/2021 09:54
Theo dõi ICTVietnam trên

Phát triển các ứng dụng CNTT trong hoạt động tại các cơ quan quản lý nhà nước, cấp chính quyền là nhiệm vụ quan trọng hiện nay. Làm tốt điều này chính là góp phần thúc đẩy, nâng cao hiệu quả hoạt động của Chính phủ điện tử (CPĐT), Chính phủ số (CPS).

Thời gian qua, nhiều đơn vị đã nỗ lực, tích cực thực hiện nhiệm vụ quan trọng này, gần đây nhất Bộ Nội Vụ, các tỉnh Cao Bằng, Gia Lai, Nam Định đã ban các kế hoạch, nhiệm vụ, giải pháp triển khai cho những năm tiếp theo.

Phát triển ứng dụng CNTT đảm an toàn thông tin, an ninh mạng

Theo đó, báo cáo, kế hoạch phát triển các ứng dụng CNTT của 04 đơn vị, bên cạnh mục tiêu chung còn có những tiêu chí "khẩu hiệu" riêng cần thực hiện như: Bộ Nội Vụ - Hình thành đội ngũ "Công chức điện tử" phục vụ người dân, doanh nghiệp (DN) (số) trên nền tảng của công nghệ 4.0; Cao Bằng - Tăng cường, phát huy hiệu quả hệ thống thông tin giữa người dân với chính quyển để kịp thời điều hành, giải quyết; Gia Lai - Ưu tiên sử dụng các sản phẩm, giải pháp công nghệ "Make in Việt Nam" trong các hệ thống Chính quyền số (CQS) của tỉnh; Nam Định - Đẩy mạnh triển khai các ứng dụng công nghệ số trong thanh toán trực tuyến phí, lệ phí, thuế, thu phạt xử lý vi phạm hành chính…

Cụ thể, trong 05 năm tới (2021-2025), Bộ Nội Vụ tăng cường đảm bảo năng lực, chất lượng hạ tầng truyền dẫn trong kết nối, chia sẻ dữ liệu với các hệ thống thông tin với các bộ, ngành, địa phương.

Xây dựng chính quyền số: Cần ưu tiên sử dụng các sản phẩm, giải pháp công nghệ

Việc ưu tiên sử dụng các sản phẩm, giải pháp công nghệ "Make in Việt Nam" sẽ giúp các đơn vị sớm hoàn thành, vận hành hiệu quả hệ thống CQS, CQĐT - Ảnh: ICTVietnam

Bộ cũng thực hiện đạt 100%: Văn bản đến được số hóa, trao đổi xử lý trên môi trường mạng; văn bản trao đổi giữa các đơn vị thuộc bộ dưới dạng điện tử hướng tới giảm hoặc bỏ văn bản trình song song cùng bản giấy; văn bản chính thức của Bộ Nội vụ được trao đổi trên môi trường mạng với các bộ, ngành và địa phương; dịch vụ công (DVC) trực tuyến mức độ 3, 4 của Bộ Nội vụ được kết nối, tích hợp lên Cổng DVC Quốc gia…

Đến hết năm 2020, Bộ Nội vụ đã kết nối, liên thông dịch vụ công của Bộ Nội vụ với Cổng DVC quốc gia (43 DVC trực tuyến mức độ 4; 51 DVC trực tuyến mức độ 3). Bộ đang cung cấp 100% DVC trực tuyến mức độ 4 của Ban Tôn giáo chính phủ trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nội vụ và đang triển khai việc tích hợp, kết nối với Cổng DVC quốc gia.

Đặc biệt, đơn vị đẩy mạnh việc phối hợp, tăng cường sự hỗ trợ từ Bộ TT&TT trong các chiến dịch bóc gỡ mã độc, mạng máy tính nhiễm mã độc trên diện rộng; xây dựng, hoàn thiện mô hình Cloud nội bộ kết hợp Hybrid Cloud; dịch chuyển hạ tầng máy chủ, lưu trữ sang công nghệ ảo hóa để tiết kiệm tài nguyên phần cứng và làm nền tảng xây dựng Cloud nội bộ.

Ngoài ra, Bộ sớm triển khai đề án CSDL quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức tại Bộ Nội vụ, các cơ quan nhà nước (CQNN) đảm bảo đồng bộ, thống nhất trên phạm vi toàn quốc. Đổng thời, tập trung vào việc đào tạo nguồn nhân lực ứng dụng CNTT, tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của công chức, viên chức của bộ đáp ứng năng lực quản trị hệ thống mạng, các CSDL, ứng dụng chuyên ngành của từng đơn vị…

Cũng đề ra các nhiệm vụ cụ thể như Bộ Nội Vụ khi thực hiện nhiệm vụ này, Cao Bằng xác định: Để thực hiện hiệu quả các ứng dụng CNTT trong hoạt động của CQNN, các cấp chính quyền trong thời gian tới tập trung tăng cường các biện pháp bảo đảm an toàn thông tin (ATTT), an ninh mạng và triển khai thực hiện tốt theo các văn hướng dẫn của Trung ương, nhất là từ sự hỗ trợ, giúp đỡ từ Bộ TT&TT.

Trong giai đoạn 05 năm (2021-2025), tỉnh quyết tâm đảm bảo thực hiện tăng cường các ứng dụng CNTT, dữ liệu số (DLS) ở mức cao, góp phần cải thiện các chỉ số của tỉnh như: Chỉ số mức độ sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng CNTT-TT (ICT Index), chỉ số cải cách hành chính (PAR Index), chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI Index).

Kết quả thực hiện ứng dụng CNTT trong hoạt động của CQNN của Cao Bằng giai đoạn 2016-2020:100% cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập đến cấp xã có mạng, máy tính nội bộ được kết nối internet tốc độ cao; tỷ lệ cán bộ công chức, viên chức được trang bị máy tính phục vụ công việc ở cấp cơ sở đạt 99%, cấp huyện 89%, cấp xã 75%; tỉnh cài đặt, trang bị hệ thống chống mã độc cho 1.600 máy tính của 11 cơ quan cấp tỉnh, 03 UBND cấp huyện.

Đồng thời, đảm bảo các mục tiêu cụ thể: Đạt 80% TTHC đáp ứng yêu cầu được triển khai DVC trực tuyến mức độ 3,4; tối thiểu 90% người dân và DN hài lòng về việc giải quyết TTHC; 95% hồ sơ công việc cấp tỉnh, 85% hồ sơ công việc cấp huyện, 80% hồ sơ công việc cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước)….

Đặc biệt, tỉnh ưu, tăng cường tiên phát triển kinh tế số, xã hội số thông qua các ứng dụng nền tảng thanh toán không dùng tiền mặt trong thanh toán các loại phí, lệ phí và hoạt động kinh doanh, mua sắm trong cộng đồng (đảm bảo tỷ lệ dân số có tài khoản thanh toán điện tử đạt trên 30%).

Bên cạnh đó, tỉnh đảm bảo: Xây dựng hoàn thiện đô thị thông minh được kết nối, chia sẻ dữ liệu với Trung tâm điều hành thông minh, hệ thống thông tin, CSDL của chính quyền điện tử của tỉnh; triển khai các nền tảng số định danh và xác thực điện tử quốc gia phụ vụ mọi giao dịch điện tử giữa chính quyền và người dân dễ dàng, hiệu quả.

Chuyển đổi số gắn trách nhiệm cho người đứng đầu các đơn vị

Là tỉnh có nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng, với quyết tâm tận dụng lợi thế này để trở thành vùng kinh tế trọng điểm của khu vực miền bắc Tây Nguyên, Gia Lai mới đây không chỉ xây dựng hoàn thiện Khung kiến trúc CQĐT phiên bản 2.0 mà còn ban hành Kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động CQNN, phát triển CQĐT, chính quyền số và đảm bảo ATTT năm 2021.


Năm 2020, các sở, ban, ngành, địa phương của tỉnh Gia Lai đã xây dựng các phần mềm phụ vụ hoạt động chuyên môn của từng đơn vị, tiếp nhận hơn 70 hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu từ các bộ, ngành, trung ương. Hiện toàn tỉnh đã có 20 đơn vị cấp sở, ban, ngành, 17/17 UBND cấp huyện được triển khai mô hình "một cửa điện tử liên thông"; Tại Cổng DVC trực tuyến của tỉnh đã cung cấp cho 2.012 TTHC mức độ 2, 196 mức độ 3 và 331 mức độ 4.

Theo đó, năm 2021, tỉnh sẽ đảm bảo thực hiện 20% số lượng người dân và DN tham gia hệ thống thông tin CQĐT được xác thực định danh điện tử thông suốt và hợp nhất trên tất cả hệ thống thông tin của cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương (theo hướng dẫn của Trung ương); cung cấp, tích hợp tối thiểu 30% các DVC trực tuyến mức độ 4 của các sở, ngành, địa phương trên Cổng DVC trực tuyến của tỉnh; 100% hồ sơ giải quyết TTHC được thực hiện thông qua Hệ thống một cửa điện tử liên thông của tỉnh.

Hoạt động ứng dụng CNTT của tỉnh phải được bảo đảm giám sát, ATTT thường xuyên, liên tục và chia sẻ với Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (phấn đấu nâng xếp hạng ứng dụng CNTT thuộc nhóm 30 tỉnh, thành phố).

Để thực hiện hiệu quả các mục tiêu trên, tỉnh đưa ra các giải pháp cần tập trung như: Đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, kỹ năng số, tăng cường tương tác với người dân, DN; phát triển các mô hình kết hợp giữa các cơ quan nhà nước và DN; nghiên cứu, hợp tác để làm chủ, ứng dụng hiệu quả công nghệ; thu hút nguồn lực CNTT.

Đặc biệt, tỉnh tập trung việc kiểm tra, đánh giá, xếp hạng mức độ CQĐT của các địa phương, lồng ghép các đánh giá về ứng dụng CNTT vào các đợt kiểm tra đánh giá về cách cách hành chính của tỉnh.

Tỉnh giao nhiệm vụ cho người đứng đầu các đơn vị tự chịu trách nhiệm việc CĐS trong cơ quan, tổ chức, ngành, lĩnh vực, địa bàn mình phụ trách, đồng thời gắn các mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể về CĐS với các chương trình, kế hoạch hành động phát triển kinh tế - xã hội, bản đảm quốc phòng, an ninh của các cấp, ngành…

Phát triển CQS: Cần ưu tiên sử dụng các sản phẩm, giải pháp công nghệ

Để nâng cao hiệu quả hoạt động của CPĐT, CPS, các văn bản quy định, hướng dẫn liên quan đến định danh và xác thực điện tử; bảo vệ dữ liệu cá nhân cần sớm được ban hành…- (Ảnh minh họa, nguồn Internet)

Như 3 đơn vị trên, nhằm tận dụng có hiệu quả nguồn lực và hạ tầng sẵn có để đẩy mạnh phát triển CPĐT, Chính quyền số giai đoạn 2021 – 2025, Nam Định vừa ban hành kế hoạch, định hướng về một số nhiệm vụ, giải pháp về nội dung này.

Năm 2021, tỉnh tập trung chỉ đạo các cơ quan chuyên môn rà soát, đảm bảo hoàn thành 100% các chỉ tiêu, nhiệm vụ theo Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 và Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/09/2019.

Tỉnh quyết tâm hoàn thành việc cung cấp, kết nối 100% DVC trực tuyến mức độ 4 trên Cổng DVC trực tuyến của tỉnh và trên Cổng DVC quốc gia; đẩy mạnh việc thanh toán trực tuyến phí, lệ phí, thuế, thu phạt xử lý vi phạm hành chính và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định tại Nghị định số 45/2020/NĐ-CP và chỉ tiêu tại Nghị quyết số 01/NQ-CP, Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ, Quyết định số 411/QĐ-TTg ngày 24/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ.


Đến nay, việc ứng dụng CNTT của Nam Định đã đảm bảo đạt 100% các sở, ngành, UBND huyện, 226 xã, phường, thị trấn đã sử dụng phần mềm quản lý văn bản điện tử. Hiện Cổng DVC trực tuyến của tỉnh cung cấp 1.309 DVC mức độ 3, mức độ 4/ 1.729 TTHC của tỉnh. Tỷ lệ DVC trực tuyến mức độ 3, độ 4 của tỉnh đạt 78,33% (DVC trực tuyến mức độ 4 đạt 50,42%) và tỷ lệ hồ sơ giải quyết đúng hạn trên Cổng đạt 99,5%.

Tỉnh đề xuất, kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành Trung ương triển khai việc chuẩn hóa, điện tử hóa chế độ báo cáo theo Bộ chỉ số báo cáo quy định tại Quyết định số 54/2016/QĐ-TTg, số 293/QĐ-TTg, Thông tư số 01/2020/TT-VPCP; quy định danh mục thông tin, tần suất báo cáo phục vụ chỉ đạo, điều hành hàng ngày, hàng tháng của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để các địa phương có sở cứ thực hiện. Đồng thời, tỉnh đề nghị Chính phủ ban hành các văn bản quy định, hướng dẫn liên quan đến định danh và xác thực điện tử; bảo vệ dữ liệu cá nhân…

Như vậy, với nhiều nội dung quan trọng được các đơn vị ban hành cùng các tiêu chí "khẩu hiệu" riêng, đây sẽ là cơ sở để các đơn vị phấn đấu "chuyển mình" thực hiện hiệu quả công cuộc cải cách hành theo hướng số hóa hiện đại, góp phần đóng góp vào thành công của tiến trình CĐS quốc gia, xây dựng, phát triển CPĐT, CPS ngày càng vững mạnh.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Bưu điện chuyển phát bưu gửi nhanh nhất đến người nhận trước Tết
    Nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng và giao hàng kịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Bưu điện Việt Nam đã chủ động tối ưu sản xuất, ứng dụng công nghệ tự động hóa, dồn toàn lực cung cấp ổn định các dịch vụ bưu chính chuyển phát trên toàn quốc.
  • ‏OPPO Find X8 và Find X8 Pro thiết lập tiêu chuẩn mới về thời lượng pin‏
    Ngày 21/1, OPPO Find X8‏‏ và ‏‏Find X8 Pro‏‏ vừa được vinh danh với danh hiệu‏‏ DXOMARK Gold Battery Label 2025‏‏, khẳng định vị trí dẫn đầu trong ngành với hiệu suất pin vượt trội về thời lượng sử dụng, tốc độ sạc và hiệu quả năng lượng.‏
  •  Tác động của AI trong trật tự thế giới
    Cuốn sách “Trò chơi quyền lực - Quá khứ, hiện tại và tương lai của trật tự thế giới” có một phần đề cập đến tác động của công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo (AI), trong việc thay đổi cán cân quyền lực.
  • Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh hoãn cấm TikTok 75 ngày
    Ngay trong ngày đầu tiên nhậm chức ngày 20/01, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký một sắc lệnh hành pháp để hoãn việc thực thi lệnh cấm TikTok ở Mỹ trong ít nhất 75 ngày.
  • Tết sắm trang sức DOJI, nhân đôi xuân sắc và tài lộc
    Những ngày cận Tết, chị em tất bật sắm sửa quần áo, làm tóc để đón diện mạo mới, chào tân niên đầy hứng khởi. DOJI giới thiệu những bộ sưu tập tinh hoa như lời chúc xuân tròn đầy gửi đến mỗi khách hàng, cùng ưu đãi hấp dẫn dành riêng cho năm mới Ất Tỵ.
Đừng bỏ lỡ
Xây dựng chính quyền số: Cần ưu tiên sử dụng các sản phẩm, giải pháp công nghệ "Make in Việt Nam"
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO