Cần lời giải cho nhiều bài toán đô thị hóc búa
Hiện nay, xu hướng đô thị hóa nhanh chóng đang diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới, điều này trước tiên đặt gánh nặng lớn lên hệ thống cơ sở hạ tầng công cộng hiện hữu. Trong khi đó, hệ thống cơ sở hạ tầng đã đạt tới tuổi thọ thiết kế ở các nước phát triển, hoặc không được thiết kế bài bản ở các nước đang phát triển. Đối nghịch với thực trạng này, nguồn ngân sách của các chính quyền đô thị ngày càng eo hẹp trong bối cảnh tình hình kinh tế ngày càng phức tạp và xu hướng hội nhập của thế giới.
Bên cạnh đó, sự xuất hiện và tiến triển rất nhanh của nền công nghiệp 4.0 đã thúc đẩy sự cải thiện của dân trí đồng nghĩa với nhu cầu của người dân về chất lượng cuộc sống, chất lượng các dịch vụ công tại các đô thị ngày một tăng cao.
Theo nghiên cứu của Liên hiệp quốc, dự kiến đến năm 2050, hai phần ba dân số toàn cầu và 64% dân số tại các nước Châu Á sẽ tập trung sinh sống trong các đô thị. Điều này đặt gánh nặng lớn lên hệ thống cơ sở hạ tầng công cộng hiện hữu vốn đã đạt đến hoặc vượt xa tuổi thọ thiết kế.
Sự quá tải về kết cấu hạ tầng cũng kéo theo hàng loạt các vấn đề về môi trường, giao thông, y tế, ngập nước v.v. gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống người dân. Thêm vào đó, quá trình toàn cầu hóa và hội nhập cũng đặt ra yêu cầu cho các thành phố phải nâng cao hiệu quả hoạt động, năng lực cạnh tranh để thu hút các nguồn đầu tư nhằm phát triển kinh tế.
Vì điều này, theo đại diện Tập đoàn VNPT, tất cả những bài toán trên có chung một lời giải, đó là xây dựng các đô thị thông minh (ĐTTM). Đó là lý do VNPT thời gian qua đã phối hợp cùng hàng chục tỉnh/thành phố tại Việt Nam triển khai các ĐTTM, trong đó triển khai hệ thống Trung tâm IOC được xem là một bước đi quan trọng và ưu tiên hàng đầu.
VNPT IOC là một gải pháp kết nối Chính phủ và các đô thị tại Việt Nam
Không chỉ đóng vai trò cốt lõi để xây dựng TPTM, trong tư duy và thực tiễn triển khai của Tập đoàn VNPT, IOC chính là thành tựu của quá trình chuyển đổi số hoàn thiện nhất để thay đổi mọi lĩnh vực quan trọng của đời sống và mang lại những giá trị ý nghĩa thiết thực cho các cá nhân cũng như các tổ chức.
Vì lẽ đó, VNPT luôn tập trung nguồn lực, nghiên cứu, phát triển để các IOC phát huy hết hiệu năng, công suất. Xác định rõ, mọi dữ liệu chỉ có giá trị khi chúng được kết nối giữa các cấp, nên VNPT đã xây dựng hệ thống IOC không chỉ cho các địa phương mà cho cả cấp Chính phủ và các bộ, ban, ngành, nhằm tạo một hệ thống kết nối toàn diện, bền vững.
Đến nay, Hệ thống IOC đã được Tập đoàn VNPT đã triển khai từ cấp chính phủ (Trung tâm thông tin, chỉ đạo điều hành của Chính phủ) kết nối với IOC cho nhiều bộ, ban, ngành. Hiện nay đã có 43 tỉnh, thành phố, địa phương (đơn vị) đã triển khai IOC, con số này tiếp tục gia tăng khi 12 đơn vị đang triển khai và dự kiến cũng sẽ sớm đưa và sử dụng hệ thống này. VNPT kỳ vọng sẽ triển khai hệ thống này cho tất cả các đơn vị để tạo một hệ thống kết nối trên toàn quốc.
Với sự đầu tư bài bản và tầm nhìn chiến lược, xác định phạm vi triển khai và kết nối toàn quốc nên hệ thống IOC của VNPT được xây dựng một cách linh hoạt với nhiều khả năng vượt trội: cảnh báo, dự báo, hỗ trợ ra quyết định, phân tích và tìm đặc trưng dữ liệu…; kết nối dữ liệu từ các hệ thống khác nhau, lưu trữ và đưa ra danh mục dữ liệu thống nhất; khả năng tùy biến dữ liệu theo các góc nhìn (point of views) khác nhau, đảm bảo tính chính xác, nhất quán và tuân thủ theo các tiêu chuẩn về bảo mật, quyền truy cập và chia sẻ, đảm bảo an toàn dữ liệu, kết nối.
VNPT IOC cũng trở nên khác biệt khi đảm bảo khả năng tích hợp và cung cấp dữ liệu theo các tiêu chuẩn đặt ra; xây dựng các modul riêng biệt để phù hợp với từng loại đối tượng; hỗ trợ đầy đủ tới tất cả các tỉnh thành, tất cả các lĩnh vực, mọi loại đối tượng và cùng xây dựng, tối ưu, kết nối tới các chuyên ngành cụ thể tại mỗi tỉnh thành trên cả nước.
Đặc biệt, nhờ kinh nghiệm xây dựng thành công các thành phố thông minh của VNPT, các IOC đã và đang ứng dụng những công nghệ phù hợp nhất đối với từng khách hàng khác nhau; tùy biến theo yêu cầu của từng đơn vị triển khai và không giới hạn công nghệ hay phụ thuộc vào một đối tượng cụ thể. Bên cạnh đó, nhờ đặc thù của kiến trúc mở và tận dụng tối đa những thành phần đang có của khách hàng, các IOC đang vận hành tại các tỉnh/thành phố cả nước được VNPT xây dựng, thiết kế và phát triển đảm bảo kế thừa và tái sử dụng trong tương lai.
Tại hội thảo chuyên đề "Xây dựng đô thị, chuỗi đô thị thông minh kết nối trong nước và quốc tế đến năm 2030 trong khuôn khổ Diễn đàn phát triển bền vững đô thị Việt Nam 2022 do Ban Kinh tế trung ương tổ chức mới đây, ông Nguyễn Ngọc Hải, Giám đốc dự án CĐS khối chính quyền của Tập đoàn VNPT cho biết, trong thời gian qua, VNPT đã hợp tác để xây dựng IOC cho hơn 45 đơn vị gồm văn phòng chính phủ, các Bộ, đơn vị ngang cấp bộ, các tỉnh/thành, các huyện…
Đây là giải pháp kết nối Chính phủ và các đô thị tại Việt Nam tại các tỉnh thành như Bình Dương, TP HCM, Cần Thơ, Bình Phước, Hà Nội, Ninh Bình, Hà Nam, Lạng Sơn, Nghệ An... đặc biệt IOC Bình Dương do VNPT xây dựng là hệ thống IOC lớn nhất Đông Nam Á. Các IOC có thể tổng hợp, phân tích thông tin tình hình kinh tế - xã hội theo tháng; theo dõi và phân tích chuyên sâu các nhóm chỉ tiêu trọng tâm để nắm bắt kịp thời nhịp đập của nền kinh tế.
Tập đoàn VNPT kỳ vọng nếu hệ thống IOC được triển khai đồng bộ cho tất cả các đơn vị sẽ giúp giải quyết những vấn đề tồn tại cố hữu tại các đô thị, góp phần đưa Việt Nam trở thành quốc gia đi đầu trong CĐS và xây dựng TPTM./.