Xúc tiến thương mại trên nền tảng số: Lá chắn bảo vệ các DN phát triển

PV| 03/11/2020 21:27
Theo dõi ICTVietnam trên

Trong bối cảnh mới, khi doanh nghiệp (DN) vừa phải đối mặt với những ảnh hưởng tiêu cực từ dịch bệnh Covid-19, khiến sản xuất, kinh doanh suy giảm, các hoạt động giao thương trực tiếp bị đình trệ, vừa đứng trước những cơ hội từ các FTA thế hệ mới, đòi hỏi cần có những chiến lược xúc tiến thương mại (XTTM), mở rộng thị trường để phù hợp để hội nhập hiệu quả.

Giải pháp hiệu quả hơn hết vào lúc này để các DN phát triển thuận lợi, bền vững chính là thực hiện tốt việc kết nối giao thương trực tuyến trên các nền tảng số. Nếu điều này được thực hiện tích cực, đây sẽ là lớp "lá chắn" an toàn giúp cho các DN nhỏ và và (SME) tận dụng được cơ hội trong dịch để xuất khẩu, tìm kiếm bạn hàng, hỗ trợ kết nối mạnh mẽ với các thị trường Hiệp định thương mại tự do (FTA) và thị trường tiềm năng.

Là đơn vị với chức năng quản lý nhà nước, chuyên ban hành các văn bản quản lý về XTTM, thời gian qua, Cục XTTM - Bộ Công Thương đã tích cực tham mưu cho đơn vị chủ quản Bộ Công Thương chỉ đạo các đơn vị liên quan triển khai các hoạt động dẫn dắt, hỗ trợ các địa phương, hiệp hội và DN ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) và các nền tảng số vào công tác XTTM.

Cụ thể, đơn vị đã sáng tạo, chủ động xây dựng và thực hiện thí điểm nhiều hoạt động XTTM trên môi trường trực tuyến như: hội nghị, hội chợ, triển lãm trực… Đến nay, đơn vị tổ chức thành công trên 50 hội nghị quốc tế trực tuyến và trên 500 phiên giao thương trực tuyến tại 45 thị trường xuất khẩu của Việt Nam gồm cả thị trường lớn như Trung Quốc, Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản và một số thị trường xa ở như châu Phi, Úc...

Xúc tiến thương mại trên nền tảng số: Lá chắn bản vệ các DN phát triển - Ảnh 1.

XTTM truyền thống giờ đây cần phải được thay đổi toàn diện và giải pháp sử dụng nền tảng số để hỗ trợ đang trở thành lựa chọn (Ảnh minh họa: Internet)

Liên quan vấn đề XTTM qua nền tảng số cũng như khẳng định sự cân thiết, tầm quan trọng của vấn đề này, vừa qua, Bộ TT&TT đã tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư thương mại ICT Việt Nam-Mỹ Latinh năm 2020 với chủ đề "Kết nối số Việt Nam-Mỹ Latinh". Sự kiện cho thấy việc tận dụng nền tảng số đang thực sự là động lực, công cụ hữu hiệu để các nước hợp tác và phát triển xích lại gần nhau, đặc biệt là "bàn đạp" giúp tăng cường các cơ hội phát triển kinh tế cho mọi quốc gia.

Bên cạnh đó, Cục XTTM đã hỗ trợ kĩ thuật và phối hợp với các địa phương như Bắc Giang, Sơn La, Phú Thọ, Hưng Yên, Lâm Đồng, Yên Bái tổ chức thành công các hội nghị XTTM trực tuyến, nhằm quảng bá và kí kết thỏa thuận tiêu thụ nông sản vào vụ như vải, nhãn, xoài, rau - củ - quả.

Theo thống kê sơ bộ của Cục XTTM, đến nay tổng số lượt DN Việt Nam và nước ngoài được hỗ trợ kết nối trực tuyến là khoảng 100.000 lượt DN, đa dạng các mặt hàng tham gia giao thương.

Tuy nhiên, để giúp các DN phát triển hơn nữa, tận dụng cơ hội từ các FTA cũng như các hoạt động thương mại, xuất nhập khẩu, Cục XTTM cho rằng việc xác định các giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT trong hoạt động XTTM cần phải đẩy mạnh hơn nữa trong thời gian tới qua các giải pháp, kiến nghị.

Theo đó, về mặt cơ chế, chính sách, Cục XTTM đang khẩn trương sửa đổi, bổ sung một số quy định mới, ứng phó hiệu quả trong bối cảnh thiên tai, dịch bệnh, nhằm tạo hành lang pháp lý phù hợp và thuận lợi để các tổ chức, DN trong nước đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong hoạt động XTTM, xúc tiến xuất khẩu, quảng bá thương hiệu thông qua môi trường kỹ thuật số.

Cục XTTM sẽ sớm triển khai, xây dựng và thiết lập hoàn chỉnh ứng dụng Hệ sinh thái về XTTM, một nền tảng CNTT ứng dụng vào hoạt động XTTM một cách toàn diện. Đây được coi là một hệ sinh thái về XTTM trên môi trường CNTT, cho phép người dùng là DN, nhà xuất khẩu có thể tải miễn phí từ Apple Store hay Android để sử dụng trên điện thoại thông minh, iPad, máy tính và giúp kết nối, giao thương trực tuyến với đa dạng các thị trường, các ngành hàng, mặt hàng.

Như vậy, có thể nói các giải pháp kết nối giao thương trực tuyến trên các nền tảng số, trong đó có việc đẩy mạnh XTTM, luôn là một nhiệm vụ quan trọng để giúp DN mở rộng, phát triển, đi lên, hội nhập sâu rộng với quốc tế.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Bưu điện Việt Nam đảm bảo không gián đoạn dịch vụ khi thay đổi địa giới hành chính
    Bưu điện Việt Nam đã chủ động triển khai hàng loạt giải pháp đồng bộ để đảm bảo dịch vụ không gián đoạn, người dân không bị ảnh hưởng và không phát sinh thêm chi phí trong bối cảnh thay đổi địa giới hành chính từ ngày 1/7/2025.
  • AI có thể giúp giảm thiểu khoảng 70 tỷ USD chi phí tổn thất thiên tai trực tiếp
    Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể giúp giảm thiểu khoảng 70 tỷ USD chi phí tổn thất thiên tai trực tiếp hàng năm đến năm 2050. Điều này đã được Deloitte Toàn cầu đưa ra trong báo cáo mới đây.
  • AI lõi "Make in Viet Nam" được xếp hạng Top 12 thế giới
    Trong bối cảnh chuyển đổi số, chuyển đổi AI tại Việt Nam đang diễn ra, công nghệ OCR (Nhận dạng ký tự quang học) ngày càng giữ vai trò quan trọng trong việc số hóa tài liệu, tự động hóa quy trình nghiệp vụ, tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả quản trị.
  • Làm sao để tăng hiệu quả bảo mật môi trường đa đám mây?
    Khi cuộc tranh luận về việc nên triển khai hệ thống máy chủ tại chỗ hay trên đám mây đã dần lắng xuống, doanh nghiệp (DN) giờ đây lại phải đối mặt với một bài toán khác khó khăn hơn: làm thế nào để bảo mật hiệu quả môi trường đa đám mây (multicloud)?
  • Cỗ máy gia tốc từ Nghị quyết 57: Một bài học sống động
    Sau nửa năm triển khai Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị (2/1/2025 – 29/6/2025), CT Group đã tổ chức Lễ Sơ kết 6 tháng triển khai Nghị quyết 57-NQ/TW với hàng loạt sản phẩm hoàn thiện rất phong phú từ Khoa học, Công nghệ, Chuyển đổi số đến Đổi mới sáng tạo. Thành tựu đạt được chính là minh chứng sống động cho khát vọng làm chủ công nghệ lõi, tạo lực đẩy đột phá và nâng cao năng lực cạnh tranh, cùng vị thế quốc gia trên tiến trình hội nhập, vì một Việt Nam hùng cường.
Đừng bỏ lỡ
Xúc tiến thương mại trên nền tảng số: Lá chắn bảo vệ các DN phát triển
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO