1500 xã đặc biệt khó khăn sẽ được đầu tư hạ tầng gấp đôi

Bình Minh| 06/08/2020 16:50
Theo dõi ICTVietnam trên

Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và các đơn vị sự nghiệp công lĩnh vực dân tộc sẽ từng bước giảm nghèo bền vững cho đồng bào.

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 đã được Quốc hội thông qua, Chính phủ dự thảo nhiều dự án, tiểu dự án trong đó có Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và các đơn vị sự nghiệp công lĩnh vực dân tộc (Dự án).

1500 xã đặc biệt khó khăn sẽ được đầu tư hạ tầng gấp đôi - Ảnh 1.

Giao thông vùng dân tộc thiểu số còn nhiều nơi khó khăn cần được đầu tư. Ảnh: Bình Minh

Mục tiêu của dự án nhằm tăng cường cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất và dân sinh ở các xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK), các thôn, bản ĐBKK, chú trọng cứng hóa đường đến trung tâm xã, đường trục thôn, bản. Đồng thời, nâng cao năng lực các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực dân tộc.

Cụ thể, hỗ trợ của dự án sẽ tập trung vào các công trình giao thông nông thôn phục vụ sản xuất, kinh doanh và dân sinh; công trình cung cấp điện phục vụ sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh trên các địa bàn thôn, bản; trạm chuyển tiếp phát thanh, nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng; trạm y tế xã đạt chuẩn; công trình trường, lớp học đạt chuẩn.

Tiếp đó là cải tạo xây dựng mới các công trình thủy lợi nhỏ, công trình phục vụ nước sinh hoạt cho người dân và các loại công trình hạ tầng quy mô nhỏ khác di cộng đồng đề xuất phù hợp với phong tục, tập quán, nhu cầu của cộng đồng và phù hợp với mục tiêu của Chương trình. Trong đó, ưu tiên các cộng đồng nghèo, công trình có nhiều người nghèo, phụ nữ được hưởng lợi...

Theo định mức đầu tư điều chỉnh tăng cho cấp xã, thôn, bản gấp 2,0 lần so với mức đầu tư Chương trình 135 giai đoạn 2016-2020 để đạt được các mục tiêu cụ thể Chương trình đã xác định (dự kiến trong giai đoạn 2021-2025 có 1.500 xã ĐBKK, 2500 thôn đặc biệt khó khăn).

Đối với cứng hóa đường giao thông đến trung xã và đường trục thôn, bản, hiện nay còn 54.205 Km đường giao thông đến trung tâm xã và 72.668 Km đường trục, thôn, bản chưa cứng hóa, cần được đầu tư, suất đầu tư: 1,3 tỷ đồng/Km tới trung tâm xã 0,9 tỷ đồng/Km đường trục, thôn, bản.

Ủy ban Dân tộc có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương liên quan tổ chức, hướng dẫn triển khai thực hiện.

1500 xã đặc biệt khó khăn sẽ được đầu tư hạ tầng gấp đôi - Ảnh 2.

Bên cạnh đầu tư hạ tầng, đồng bào vùng khó khăn cần được tạo sinh kế để thoát nghèo bền vững. Ảnh: BM

Theo dự tính, tổng kinh phí thực hiện Dự án khoảng hơn 118.663 tỷ đồng. Trong đó, nguồn ngân sách Trung ương gần 109.045 tỷ đồng và ngân sách địa phương hơn 8.619 tỷ đồng và nguồn vốn huy động khác. Riêng đối với kinh phí đầu tư cứng hóa giao thông đến trung tâm xã và đường trục thôn, bản là vào khoảng 81.520,62 tỷ đồng.

Như vậy, Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và các đơn vị sự nghiệp công lĩnh vực dân tộc sẽ góp phần quan trọng từng bước xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, liên vùng, kết nối các vùng phát triển. Đồng thời, làm cơ sở vững chắc để giảm nghèo nhanh và bền vững, thu hẹp dần khoảng cách mức sống, thu nhập của vùng khó khăn so với mức trung bình của cả nước.

Theo chỉ tiêu cụ thể của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc miền núi giai đoạn 2021-2030, gần nhất đến năm 2025, 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã được rải nhựa hoặc bê tông; 70% thôn có đường ô tô đến trung tâm hoặc cứng hóa. 100% số trường, lớp học và trạm y tế được xây dựng kiên cố. Giải quyết được 90% nhu cầu tối thiểu về đất ở, đất sản xuất của các hộ dân tộc thiểu số, hộ nghèo, cận nghèo; xóa nhà tạm cho 60% số hộ dân tộc thiểu số nghèo...


Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Hình ảnh chiến thắng Điện Biên phủ qua tem bưu chính Việt Nam
    Ngày 07/5/1954, lá cờ “quyết chiến, quyết thắng” của Quân đội Nhân dân Việt Nam tung bay trên nóc hầm tướng De Castries, chiến dịch Điện Biên Phủ đã kết thúc thắng lợi, buộc Chính phủ Pháp phải ký Hiệp định Geneva về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương.
  • Sân chơi English Beat 2024 mùa 2 thành công tốt đẹp
    Sau hơn 2 tháng tổ chức, English Beat 2024 mùa 2 do mobiEdu phối hợp cùng các Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức đã chính thức thành công tốt đẹp tại 6 tỉnh trải dài trên toàn quốc.
  • Bia Trúc Bạch một kiệt tác, một di sản dẫn lối tinh hoa
    Từ Hoa Bia Saaz quý tộc vùng Zatec một kinh nghiệm bậc thầy tạo ra hương vị tinh túy bậc nhất đẳng cấp vượt thời gian, trải nghiệm đỉnh cao hoàn mỹ. Bia Trúc Bạch một kiệt tác, một di sản dẫn lối tinh hoa.
  • Khám phá đất và người xứ Nghệ trên không gian số
    Thời gian qua, Bảo tàng Nghệ An đã mạnh dạn đưa công nghệ vào hoạt động trưng bày, để tiếp cận và thu hút du khách. Du khách đến với Bảo tàng Nghệ An từ chỗ "cấm sờ tay vào hiện vật" nay có thể được chạm tay vào hiện vật, cổ vật, được khám phá các danh lam, thắng cảnh, lịch sử, con người xứ Nghệ, thông qua không gian số 3D; khám phá kho dữ liệu lịch sử đã được số hóa... giúp Bảo tàng Nghệ An ngày càng hút khách, nhất là giới trẻ.
  • Báo chí và học giả quốc tế ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ
    Báo Resumen Latinoamericano của Argentina những ngày qua liên tục đăng các bài viết cùng nhiều hình ảnh tư liệu minh họa, ca ngợi Chiến thắng Ðiện Biên Phủ của nhân dân Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
1500 xã đặc biệt khó khăn sẽ được đầu tư hạ tầng gấp đôi
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO