5 lý do doanh nghiệp cần quản lý ứng dụng di động

Hồng Phương, Phạm Thu Trang| 27/07/2018 17:20
Theo dõi ICTVietnam trên

Công nghệ hiện đại đã giúp nâng liên lạc lên tầm mới. Hôm nay, bạn có thể sở hữu các thiết bị có thể trao đổi thông tin với nhau, và đó chính là sự ra đời của IoT. Vì mỗi người đều có thiết bị riêng và ngăn cản mọi người sử dụng các thiết bị này là điều không khả thi. Vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn đối với các doanh nghiệp lớn khi không thể ngăn được nhân viên mang thiết bị riêng họ đến và kết nối với mạng của công ty. Quản lý ứng dụng dành cho thiết bị di động cung cấp giải pháp hoàn hảo cho vấn đề này. Thay vì kiểm soát các thiết bị, nó cho phép kiểm soát các ứng dụng.

Kết quả là, nhân viên có thể truy cập các ứng dụng kinh doanh mà không cần báo cáo quản trị viên CNTT để kiểm soát. Dưới đây là 5 lý do quản lý ứng dụng di động mà bạn cần biết.

1.       Hệ thống bảo mật của doanh nghiệp là rất quan trọng: Một trong những mục đích chính để quản lý ứng dụng dành cho thiết bị di động là đảm bảo các ứng dụng doanh nghiệp. Vấn đề không nằm ở chỗ nhân viên mang thiết bị đến công ty. Vấn đề là các thiết bị này có phải là khe hở để các tin tặc tấn công máy chủ của công ty. Trong môi trường sử dụng thiết bị cá nhân, cần cài đặt phần mềm chống mã độc trên điện thoại của nhân viên khi truy cập vào ứng dụng của công ty. Khi tin tặc có thể truy cập vào hệ thống, khả năng ngăn chặn là rất thấp.

Nhân viên không phải lúc nào cũng nhận thức đầy đủ về các mối nguy hại khi cài đặt ứng dụng trên điện thoại của họ. Ví dụ: cách đây không lâu, hơn một triệu người dùng Android đã tải xuống phiên bản giả của WhatsApp trên điện thoại của họ.

2.       Nhân viên cũng cần sự an tâm: Trong số nhiều lý do nhân viên rời bỏ công ty của họ, thiếu quyền tự chủ là một trong số đó. Nhiều người cảm thấy nhất cử nhất động của họ đều bị công ty giám sát. Quyền riêng tư đang trở thành vấn đề nghiêm trọng đối với mọi người trên toàn thế giới hiện nay. Do đó, Google sử dụng chức năng quyền truy cập khi cài đặt ứng dụng. Các doanh nghiệp thường có biện pháp bảo vệ dữ liệu của họ. Và các nhân viên cũng mong muốn các tin cá nhân lưu trữ trên điện thoại của họ cũng được bảo vệ.

Quản trị viên MAM không có được truy cập và kiểm soát thiết bị của nhân viên. Thay vào đó, họ chỉ kiểm soát và truy cập các ứng dụng doanh nghiệp. Điều này mang giúp nhân viên yên tâm rằng quyền riêng tư của họ được tôn trọng.

3.       Chỉ sử dụng MDM là không đủ: Trong thời kỳ của BlackBerries, MDM (quản lý thiết bị di động) từng là giải pháp đúng đắn. Tuy nhiên, mọi thứ đã thay đổi. Với MDM, quản trị viên CNTT tước đoạt quyền kiểm soát của chủ thiết bị. Hiện nay điều này là không thể vì có rất nhiều nhân viên sử dụng thiết bị di động. Thay vì kiểm soát các thiết bị, cần thực hiện kiểm soát các ứng dụng. Quản lý ứng dụng thiết bị di động cho phép quản trị viên CNTT toàn quyền kiểm soát các ứng dụng kinh doanh của công ty trên thiết bị của nhân viên. Mặt khác, nhân viên vẫn có toàn quyền kiểm soát thiết bị của mình.

Hơn nữa, MDM phù hợp hơn khi một doanh nghiệp cung cấp cho nhân viên các thiết bị phục vụ công việc. Tuy nhiên, nhân viên đưa thiết bị của họ đến công ty là một xu hướng tất yếu hiện nay. Về mặt này MAM có khả năng kiểm soát tốt hơn.

4.       Quản trị viên CNTT có nhiều quyền kiểm soát hơn: Quản lý ứng dụng dành cho thiết bị di động cũng giúp quản trị viên CNTT kiểm soát tốt hơn. Kiểm soát quyền truy cập các ứng dụng doanh nghiệp chỉ là một trong những nhiệm vụ của họ. Trên thực tế, họ cũng có thể giới thiệu các chính sách quản lý ứng dụng bằng cách bổ sung mã. Quy trình đó gọi là bọc ứng dụng. Các chuyên gia có thể giới thiệu lớp bảo mật bổ sung tại thời điểm phát triển ứng dụng hoặc trong các ứng dụng mua từ bên thứ 3.

Bằng cách này, họ có thể kiểm soát quyền truy cập ứng dụng. Ví dụ: một nhân viên có thể truy cập các báo cáo tài chính nhưng không thể chỉnh sửa hoặc tải xuống.

5.       Công ty thiết lập bản sắc thương hiệu nội bộ: Nhân viên thời nay sẽ không thoải mái khi công ty chặn thiết bị của họ hoặc hạn chế quyền truy cập. Mặt khác, quản lý ứng dụng dành cho thiết bị di động cho doanh nghiệp cũng là một công cụ tuyệt vời để xây dựng thương hiệu. Những tiến bộ gần đây đã giúp các công ty đưa ra các tính năng thương hiệu trong các phần mềm MAM. Ví dụ, một công ty có thể tạo một thư mục và đặt tất cả các ứng dụng được kiểm soát MAM trong đó. Nhân viên có thể thấy logo của công ty khi họ truy cập thư mục được bảo vệ bằng mật khẩu. Nói một cách đơn giản, một công ty có thể tạo cửa hàng nội bộ của riêng mình để nhân viên có thể truy cập và tải xuống các ứng dụng doanh nghiệp.

Kết luận

Quản lý thiết bị di động từng là một phương pháp hữu ích trước khi điện thoại thông minh ra đời.

Tuy nhiên, khi phong trào mang thiết bị cá nhân đến văn phòng tiếp tục lan rộng, việc quản lý ứng dụng di động cho các doanh nghiệp sẽ là điều tất yếu với các tổ chức trên khắp thế giới. Đây là một cách tuyệt vời để các doanh nghiệp bảo mật các ứng dụng của họ mà không cần kiểm soát nhân viên của họ. Điều đó đảm bảo nơi làm việc hạnh phúc, và nơi làm việc hạnh phúc là một dấu hiệu của các công ty thành công.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • AI sẽ tác động như thế nào đến an ninh mạng vào năm 2025?
    Từ các hệ thống phòng thủ dựa trên trí tuệ nhân tạo (AI) đến các chiến thuật tấn công bằng phần mềm tống tiền (ransomware) ngày càng tinh vi, năm 2025 đang đặt ra nhiều thách thức và cơ hội mới cho ngành an ninh mạng.
  • TikTok và câu chuyện cung cấp dịch vụ tại Mỹ
    TikTok thông báo rằng họ đang "trong quá trình" khôi phục dịch vụ cho người dùng tại Mỹ. Động thái diễn ra chỉ hơn 12 giờ sau khi TikTok ngừng cung cấp dịch vụ để chuẩn bị đối phó với lệnh cấm.
  • 5 startup công nghệ Việt Nam đang được chú ý
    Trong những năm qua, hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo của Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể, tạo được môi trường thuận lợi, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quốc gia.
  • Hội nghị WEF lần thứ 55: Hợp tác trong kỷ nguyên thông minh
    Nhận lời mời của Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) Klaus Schwab, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 55 Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) tại Davos, Thụy Sĩ và làm việc song phương tại Thụy Sĩ trong hai ngày 21 và 22/1/2025.
  • Thủ tướng làm việc với Mạng lưới Đổi mới sáng tạo Việt Nam tại châu Âu
    Nhân chuyến thăm chính thức Cộng hòa Séc, chiều 19/1/2025, giờ địa phương (tối cùng ngày, giờ Hà Nội), Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Mạng lưới Đổi mới sáng tạo Việt Nam tại châu Âu (VINEU).
Đừng bỏ lỡ
5 lý do doanh nghiệp cần quản lý ứng dụng di động
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO